Thứ nhất là, tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp và nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm chuyển sang để lập quỹ đầu tư cho vay NN&ĐTCSK nhằm phục vụ SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống.
Thứ hai là, đảm bảo 100% NN&ĐTCSK có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách sử dụng vốn có hiệu quả theo hướng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh có quy mô tập trung đồng thời tạo điều kiện cho NN&ĐTCSK học tập cách làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
72
Thứ ba là, phấn đấu tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch tín dụng Trung ương giao đồng thời huy động các nguồn vốn ngân sách, vốn nhận ủy thác cho vay để tăng trưởng dư nợ, đảm bảo cung cấp vốn với mức cho vay tối đa, tạo thêm điều kiện để hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Thứ tư là, thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thực hiện tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện các chính sách tín dụng để phát triển kinh tế- xã hội theo hướng tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, các cụm chợ, trung tâm thương mại, điện, nước sạch sinh hoạt, nhà ở, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo. Đẩy mạnh công tác tín dụng, hỗ trợ NN&ĐTCSK vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, xây dựng những mô hình tín dụng điểm, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, ngư nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân làm ăn có hiệu quả.
3.2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN NĂM 2016 – 2020
Căn cứ vào kết quả hoạt động qua các năm 2010 - 2014 của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ vào tình hình thực tiển của địa phương để xây dựng kế hoạch nguồn vốn đảm bảo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn năm 2010- 2015 với mục tiêu lâu dài là cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội của tỉnh và của cả nước nói chung.
Phấn đấu đến năm 2020, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long có đủ nguồn vốn, hỗ trợ cho vay tối đa tất cả các kênh tín dụng chí NN&ĐTCSK thụ hưởng.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ bình quân hàng năm từ 10- 15%/năm. Trong đó, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu nguồn vốn phục vụ cho vay NN&ĐTCSK, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% so tổng dư nợ. Tại từng cấp quản lý khống chế tỷ lệ nợ quá hạn theo kế hoạch của Trung ương giao như: các cấp hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý vốn yêu cầu duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1
73
đều được xử lý thu hồi kịp thời. Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý củng cố và hoàn thiện phương thức uỷ thác từng phần cho các tổ chức hội nhận ủy thác. Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm của các tổ chức Hội đoàn thể, tổ TK&VV; phất đấu đến năm 2020 đạt 80% tổ TK&VV xếp loại khá trở lên, không có tổ yếu kém.
Định hướng mục tiêu cho các năm giai đoạn 2016-2020: Đảm bảo đủ nguồn vốn cho NN&ĐTCSK vay giai đoạn năm 2016-2020 là 28.000 lượt hộ với mức vay bình quân 25 triệu đồng/hộ, vậy nhu cầu vốn cần giải quyết tương ứng 700 tỷ đồng. Phấn đấu dư nợ cho vay đến năm 2020 là 2.100 tỷ đồng, tăng gấp 1,65 lần so với năm 2014 và tăng 1,5 lần so với năm 2015 theo định hướng sau:
Bảng 3.1: Định hướng nguồn vốn, dư nợ cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1. Nguồn vốn 2. Dư nợ 3. Số hộ dư nợ (theo chương trình) 1.400 1.393 123.000 1.550 1.545 123.500 1.720 1.714 123.000 1.892 1.873 122.500 2.100 2.100 122.000
(Nguồn: Định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020 của NHCSXH Vĩnh Long)
Để thực hiện các tiêu chí trên, NHCSXH tỉnh và huyện cần đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ Ban XĐGN cấp xã và cán bộ ban quản lý Tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VVvà nghiệp vụ ủy thác. Thực hiện phân bổ nguồn vốn về các cấp chính quyền, trong đó giao chỉ tiêu vốn về các ấp theo dự kiến nhu cầu vốn của hộ dân tại từng địa phương.
74
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Giải pháp từ NHCSXH:
3.3.1.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Tổng Giám đốc, chấp hành định mức Quỹ an toàn chi trả, nâng cao hệ số sử dụng vốn, phân bổ chi tiêu vốn, đôn đốc các đơn vị cơ sở giải ngân vốn nhanh chóng, kịp thời không để tồn đọng, gây lãng phí.
- Tích cực thu hồi nợ quá hạn để cho vay quay vòng vốn với chỉ đạo giải ngân nhanh chóng kịp thời chỉ tiêu vốn mới, đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao, qua đó tạo nguồn thu để cải thiện tình hình tài chính ngay từ đầu năm.
- Tích cực huy động nguồn vốn từ tổ TK&VV cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu cho Hội đồng nhân dân, UBND các cấp dành phần vốn ủy thác từ nguồn thu tăng, tiết kiệm chi chuyển cho NHCSXH để cho vay NN&ĐTCSK trên địa bàn.
3.3.1.2. Tổ chức thực hiện các quy định, quy trình về nghiệp vụ tín dụng:
- Tiếp tục rà soát lại chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trung bình để tiến hành phân tích, làm rõ nguyên nhân và làm căn cứ để thực hiện việc củng cố, kiện toàn lại tổ. Để nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo hoạt động của tổ TK&VV hiệu quả, các PGD cần chỉ đạo cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thường xuyên phối hợp với tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác để kiểm tra, rà soát hoạt động của Tổ, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tổ, kịp thời củng cố và kiện toàn; gắn trách nhiệm cán bộ theo dõi địa bàn với chất lượng hoạt động của Tổ tại địa bàn được phân công theo dõi. Việc củng cố kiện toàn các Tổ phải được xác định là việc làm thường xuyên tại các xã. Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ, phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể kiểm tra 100% tổ TK&VV.
- Đối tượng phục vụ của NHCSXH phải là những đối tượng chính sách theo đúng các quy định của Chính phủ. Cho vay mới phải có phương án sử dụng vốn khả
75
thi, trả đủ lãi theo tháng, được bình xét công khai tại tổ TK&VV có sự tham gia của Trưởng ấp, tổ chức Hội đoàn thể.
- Tập trung làm tốt việc quản lý tín dụng tại địa bàn xã. Làm tốt việc giúp UBND xã phân giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến cấp ấp để UBND xã ký duyệt trên cơ sở kế hoạch và chương trình giảm nghèo của xã. Đề nghị UBND xã chỉ đạo Trưởng ấp đại diện cho chính quyền cơ sở tham gia giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các tổ TK&VV. Rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vào danh sách NN&ĐTCSK khác đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho NN&ĐTCSK tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay, giám sát hoạt động của Tổ, giám sát thực hiện ủy thác của các Hội đoàn thể trên địa bàn ấp và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của các hộ vay.
- Tiếp tục duy trì và làm tốt phương thức ủy thác một số nội dung công đoạn trong quy trình cho vay thông qua các tổ chức Hội đoàn thể. Việc ký Hợp đồng ủy thác với từng Hội đoàn thể cấp xã phải quán triệt nguyên tắc "Hội nào làm tốt thì ký hợp đồng ủy thác, nếu làm kém thì không ký; nếu đã ký mà làm không tốt thì chuyển sang cho Hội đoàn thể khác làm". Từng cấp NHCSXH phối hợp với các Hội đoàn thể cùng cấp để phân tích, đánh giá, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục yếu kém, có tính đến việc khác phục yếu kém mang tính trọng tâm, trọng điểm và phải có kế hoạch cụ thể để chủ động chỉ đạo thực hiện.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả việc thu nợ đến hạn, kể cả thu nợ theo phân kỳ trả nợ; thực hiện việc xử lý nợ bị rủi ro kịp thời. Để góp phần thực hiện việc thu hồi nợ xấu đạt hiệu quả, các PGD cần thường xuyên làm tốt việc phân tích, đánh giá từng khoản nợ xấu để có giải pháp xử lý phù hợp và xử lý dứt điểm.
- Tiếp tục củng cố chất lượng giao dịch của Tổ giao dịch xã. Các PGD cần quán triệt đến toàn thể cán bộ về viêc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ khi tham gia Tổ giao dịch xã từ khâu chuẩn bị đến khâu giao dịch và kết thúc giao dịch. Vận hành tốt các cơ chế ngiệp vụ cũng như xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh nhạy, kịp thời; thường xuyên bám sát các tổ chức Hội đoàn thể và tranh thủ sự phối hợp của chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ .
76
3.3.1.3. Thực hiện Đề án/phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng:
- Đối với các PGD đã có chất lượng tín dụng khá và tốt cần tiếp tục bám sát, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. Xây dựng Đề án đối với huyện có nợ quá hạn trên 1%. Với những xã có tỉ lệ nợ quá hạn trên 1% hoặc tỉ lệ nợ quá hạn dưới 1% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng, PGD cần xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng riêng cho từng xã.
- Tiếp tục tham mưu, báo cáo kịp thời cho UBND, BĐD HĐQT các cấp trong việc chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc phối hợp với NHCSXH thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.
3.3.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng:
-
-
u năm, các PGD phải xây dựng lộ trình kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH:
+
ó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đơn vị nhận uỷ thác và của cán bộ Ngân hàng.
3.3.1.5. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt cán bộ tín dụng:
- Chi nhánh cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tốt về đạo đức nghề nghiệp.
77
- Đối với cán bộ tín dụng, bên cạnh việc bố trí tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo tổ chức; chi nhánh cần chủ động tổ chức tập huấn chuyên sâu mỗi khi có chủ trương, chính sách, văn bản nghiệp vụ mới.
- Phân công cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và sở trường. Đặc biệt cán bộ tín dụng, trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của NHCSXH, đảm bảo phù hợp điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng khó khăn.
3.3.1.6. Chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng:
- Phối hợp chính quyền cấp xã, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện tuyên truyền, quán triệt cho người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khi vay vốn; để họ không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trả lãi theo định kỳ tháng.
- Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: tổ trưởng, cấp Hội đoàn thể tuyên truyền trong các cuộc họp sinh hoạt tổ TK&VV, sinh hoạt Hội đoàn thể; Trưởng ấp tuyên truyền trong các cuộc họp ấp. Phải phổ biến quán triệt cho các đối tượng thụ hưởng hiểu được vốn NHCSXH là vốn vay, sử dụng trong một kỳ hạn nhất định, đến hạn là phải trả. Trước khi xin vay vốn phải suy nghĩ, tính toán xây dựng được phương án sử dụng vốn khả thi và có kỹ năng quản lý, sử dụng vốn thì mới vay vốn NHCSXH.
3.3.1.7. Một số giải pháp khác:
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền/đào tạo cho cán bộ tổ chức Hội đoàn thể, cán bộ Ban giảm để nghèo họ hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.
- Cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy và chính quyền địa phương để tranh thủ được nguồn vốn của địa phương và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác.
- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng: Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong toàn đơn vị để thức đẩy tinh thần hăng say làm việc của toàn thể cán bộ viên chức người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.
78
3.3.2. Giải pháp từ tổ TK&VV:
- Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp Tổ, giao tiếp với Ngân hàng,...
- Ban quản lý Tổ cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt Tổ thường xuyên như đã quy định trong quy ước của tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho Ban quản lý Tổ thu lãi dễ hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với Ban quản lý tổ TK&VV.
- Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay: bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, đồng thời bảo toàn được nguồn vốn, tránh được hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. Đây là vấn đề mà Ban quản lý tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần hết sức chú trọng.
- Phối hợp tốt và chịu sự quản lý của Trưởng ấp: Trưởng ấp là người đại diện chính quyền tại địa bàn ấp và đã được NHCSXH ủy thác việc tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn ấp,... Vì vậy Ban quản lý tổ TK&VV cần phải phối hợp tốt với Trưởng ấp và phải chịu sự quản lý của Trưởng ấp trong quá trình thực hiện các hoạt động ủy nhiệm của Tổ mình quản lý.
- Kiên trì giải thích, hướng dẫn hộ vay trực tiếp làm hồ sơ thủ tục vay vốn, xử lý nợ; Ban quản lý Tổ không làm thay cho hộ vay.
- Ban quản lý Tổ và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác phải làm rõ trách nhiệm của hộ vay trả lãi, nợ gốc tiền vay và gửi tiết kiệm ngay từ khi kết nạp vào Tổ và khi bình xét cho vay món đầu tiên.