MÔ HÌNH TỔ CHỨC, NHÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 40)

2.1.1. Khái quát về NHCSXH:

Là một tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó mô hình tổ chức của NHCSXH cũng có những đặc điểm riêng với các tổ chức tín dụng khác. Loại hình NHCSXH chủ yếu là Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của Nhà nước tham gia hỗ trợ cho các ngành, các khu vực. Vì vậy, mô hình quản lý của loại hình ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư với các khu vực, các đối tượng trong từng thời kỳ cho NHCSXH.

* Bộ máy quản trị NHCSXH

Tại cấp Trung ương: Có HĐQT gồm 14 thành viên, 12 thành viên kiêm nhiệm và 2 thành viên chuyên trách. 12 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 11 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 02 thành viên chuyên trách gồm: 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 Uỷ viên giữ chức Trưởng ban kiểm soát.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh được thành lập BĐD HĐQT do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng ban. Thành phần và số lượng BĐD HĐQT như Trung ương nhưng không có cơ cấu phó ban thường trực. Tuỳ tình hình ở từng địa phương do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần nhân sự và quyết định thành lập BĐD HĐQT.

29

Giúp việc HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên các ngành là thành viên HĐQT do các ngành cử và một số chuyên gia do Chủ tịch HĐQT ra quyết định chấp thuận. Giúp việc BĐD HĐQT các cấp do Giám đốc Chi nhánh NHCSXH cùng cấp, giám đốc Phòng giao dịch đảm nhiệm.

Tại cấp cơ sở xã, phường, cùng với cấp tổ chức chính trị - xã hội thiết lập các tổ vay vốn gồm các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn bản tự nguyện hoạt động theo thoả ước tập thể, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và đây thực sự là mạng lưới chân rết cho mạng lưới hoạt động NHCSXH.

* Bộ máy điều hành NHCSXH

NHCSXH có hệ thống mạng lưới hoạt động từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính.

Điều hành hoạt động của hệ thống NHCSXH là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là một số Phó tổng giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.

- Tại Trung ương

+ Hội sở chính NHCSXH đặt tại thủ đô Hà Nội - Tại địa phương

+ Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố và Sở giao dịch. + Các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh: Là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành Chi nhánh cấp tỉnh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là một số phó giám đốc và các phòng chức năng tại Hội sở tỉnh.

Phòng giao dịch cấp huyện: là các đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, đặt tại các quận, huyện; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành Phòng dịch quận, huyện là giám đốc, giúp việc Giám đốc là phó giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.

30

người vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác. Tổ TK&VV của các tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của NHCSXH đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo và các đối tượng chính sách cần vay vốn.

31

Sơ đồ 2.1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHCSXH

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo

Quan hệ phối hợp Hội đoàn thể Trung ương Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam

Ban kiểm soát

HĐQT chuyên Ban gia tư vấn Hội đoàn thể cấp tỉnh Hội đoàn thể cấp huyện Hội đoàn thể cấp xã Chi nhánh cấp tỉnh Người vay Người vay Người vay Tổ TK&VV

UBND xã, phường; ban chỉ đạo giảm nghèo xã, phường

Ban đại diện HĐQT cấp huyện Ban đại diện HĐQT

cấp tỉnh

Phòng giao dịch huyện

32

2.1.2. Đặc thù về cơ chế hoạt động

* Về mục tiêu hoạt động:

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động chính là nhằm XĐGN, giải quyết việc làm trên cơ sở bảo tồn vốn đầu tư.

* Về đối tượng khách hàng:

Đối tượng khách hàng của NHCSXH có thể là: hộ gia đình nghèo, hộ sản suất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phần lớn khách hàng của NHCSXH rất ít có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các NHTM.

Về nguồn vốn: Nguồn vốn của NHCSXH lại được tạo lập chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước như cấp vốn điều lệ; nguồn vốn ODA) dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ; nguồn vốn của Chính phủ vay; nguồn vốn NHCSXH huy động trên thị trường theo kế hoạch cấp bù từ ngân sách Nhà nước.

* Về sử dụng vốn:

Do đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên việc sử dụng vốn của Ngân hàng cũng có những đặc thù riêng như:

- Món cho vay nhỏ, chi phí quản lý cao.

- Tính rủi ro cao, khả năng sinh lời từ vốn thấp.

- Vốn vay được ưu đãi về thủ tục, về lãi suất, thời hạn vay vốn.

- Cho vay theo phương thức ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị - xã hội.

2.1.2. Quy trình cho vay: 2.1.2.1. Nguyên tắc vay vốn: 2.1.2.1. Nguyên tắc vay vốn:

Hộ vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

33

2.1.2.2. Điều kiện để được vay vốn:

- Hộ vay phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương, thuộc đối tượng thụ hưởng theo quy định của từng chương trình tín dụng chính sách và được UBND xã xác nhận theo danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn.

- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Hộ vay phải tham gia Tổ TK&VV trên địa bàn.

2.1.2.2. Quy trình cho vay:

- Phương thức cho vay là uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội; Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ; Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng chương trình, cho từng thời kỳ theo đề nghị của HĐQT NHCSXH, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước

Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ CHO VAY

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn, gửi cho Tổ TK&VV. Hộ nghèo Tổ TK&VV UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CT - XH cấp xã (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)

34

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 2: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã. Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

2.2. HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH VĨNH LONG: 2.2.1. Tổ chức hoạt động: 2.2.1. Tổ chức hoạt động:

NHCSXH tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào ngày 14/01/2002 theo QĐ số 70/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam, mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long được triển khai từ BĐD HĐQT đến bộ phận tác nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

Mạng lưới tổ chức Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đến 31/12/2014 gồm 1 hội sở tỉnh (địa bàn thành phố Vĩnh Long do hội sở tỉnh trực tiếp phụ trách), 7 Phòng giao dịch huyện, thị xã và 109 điểm giao dịch tại 109 xã, phường.

2.2.2. Các chương trình TDCS đang thực hiện tại NHCSXH Vĩnh Long:

Đến 31/12/2014 NHCSXH Vĩnh Long đã thực hiện 12 chương trình tín dụng ưu đãi, dư nợ đạt trên 1.266 tỷ với gần 100.000 khách hàng còn dư nợ. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH đến đúng đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

- Cho vay hộ nghèo; - Cho vay hộ cận nghèo;

35

- Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định (QĐ) số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên;

- Cho vay GQVL theo QĐ 71/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và QĐ 15/2008/QĐ - TTg ngày 22/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo QĐ 32/2007/QĐ - TTg ngày 05/03/2007 và QĐ 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về việc sửa đổi một số điều của QĐ 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2012 - 2015 thực hiện theo QĐ số 54/2012/QĐ - TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo QĐ 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2012 - 2015 thực hiện theo QĐ số 54/2012/QĐ - TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo theo QĐ số 31/2007/QĐ- TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) theo QĐ số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo QĐ số 105/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 và QĐ số 204/QĐ-TTg ngày 15/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành V/v điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL;

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, theo QĐ số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.3. :

Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn cho vay của NHCSXH đến đúng đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng

36

chính sách được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Trong quá trình thực hiện, NHCSXH Vĩnh Long cùng với các đoàn thể nhân ủy thác luôn đảm bảo tuân thủ pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn của trung ương, tổ chức tốt kênh TDCS.

Đạt được những thành tích kể trên là do được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và UBND, sự chỉ đạo trực tiếp của BĐD HĐQT NHCSXH các cấp, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể địa phương.

Với vai trò và nhiệm vụ chuyên môn của mình, thời gian qua chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện tốt công tác tham mưu cho BĐD HĐQT NHCSXH các cấp về kế hoạch, phương hướng hoạt động cũng như sự tăng trưởng nguồn vốn cho vay từ NHCSXH; Với mục tiêu là góp phần ổn định an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo và GQVL tại địa phương. Tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có thêm khả năng, niềm tin và tự lực để vươn lên.

NHCSXH:

(tại mục 2.1.2.2. Quy trình cho vay – trang 33)

;

n

- vay ỗ

37

2.2.3.1. Nguồn vốn:

Đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn của NHCSXH Vĩnh Long là 1.269 tỷ đồng, với cơ cấu như sau:

- Vốn cân đối từ Trung ương: 1.185 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương uỷ thác đầu tư: 19 tỷ đồng; - Vốn huy động: 65 tỷ đồng.

Bảng 2.1 Nguồn vốn của NHCSXH Vĩnh Long qua các năm (2010 → 2014)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn cân đối từ TW 801 910 987 1.086 1.185 Vốn NSĐP 8 8 5 6 19 Vốn huy động 10 25 41 50 65 Tổng cộng 819 943 1.033 1.142 1.269 Tỉ lệ sử dung vốn (%) 99,43 99,22 99,77 99,76 99,74

(Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH Vĩnh Long)

Tổng nguồn vốn qua 5 năm tăng 450 tỷ đồng, bình quân tăng 90 tỷ đồng/năm. Trong đó nguồn vốn trung ương tăng 384 tỷ đồng, chiếm tỷ trong 93,38%; nguồn vốn huy động (chủ yếu từ các tổ TK&VV) tăng 55 tỷ, chiếm tỉ trọng 5,12% và nguồn vốn ngân sách địa phương qua 5 năm tăng 11 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 1,5%. Như vậy nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh vẫn là nguồn vốn được điều chuyển từ Ngân hàng Trung ương.

38

Bảng 2.2 Số hộ vay (theo chương trình) còn dư nợ thời điểm 31/12 tại NHCSXH Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014

Đơn vị : hộ. Chương trình 2010 2011 2012 2013 2014 Hộ nghèo 48.266 46.674 46.082 31.611 18.327 GQVL 5.407 5.804 5.632 5.409 5.791 HSSV 16.644 18.473 18.823 18.607 17.489 XKLĐ 152 129 93 58 46 Hộ SX VKK 11.159 728 1.947 1.962 2.449 NTC 4.696 4.680 4.755 5.043 5.280 NS&VSMTNT 18.390 24.587 29.880 38.030 41.785 DTTS ĐBKK 664 299 694 833 784 DTTS nghèo 1.390 2.167 2.154 2.103 1.804 Nhà ở HN 3.366 5.878 6.177 6.148 6.120 Thương nhân VKK 49 49 50 52 50 Hộ cận nghèo 12.122 23.037 Tổng cộng 100.183 109.868 116.287 121.978 122.962

(Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH Vĩnh Long)

2.2.3.2. Sử dụng vốn:

Hoạt động tín dụng tại NHCSXH Vĩnh Long ổn định và tăng nhanh qua các năm. Dư nợ đến cuối năm 2014 là 1.266 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 452 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng trên 90 tỷ đồng. Điều đó thể hiện sự hoạt động bền vững của tín dụng chính sách, quy mô và chất lượng tín dụng ngày càng tăng cao.

Đồng thời, với sự nỗ lực của chi nhánh, sự cộng tác, giúp đỡ của các

NHCSXH Việt Nam;

39

còn dư nợ luôn ở gần 100.000 hộ.

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình cho vay qua 5 năm (2010 → 2014)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh số cho vay 485 509,67 508,96 400,9 555,61 Doanh số thu nợ 365,17 388,36 413,96 292,28 429,2 Dư nợ 814,36 935,67 1.030,67 1.139,29 1.265,70 - T.đó: + Dư nợ quá hạn 9,11 13,06 12,86 12,4 8,6 3,14 1,14 0,5 1,91 7,08 Khoanh) 1,50 1,52 1,30 1,26 1,24 1,12 1,40 1,25 1,09 0,68 0,39 0,12 0,05 0,17 0,56

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)