Bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Nghệ An (Trang 45)

Agribank luôn có nợ xấu cao nhất so với các NHTM lớn tại Việt Nam. Từ nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu của các NHTM lớn tại Việt Nam, có thể rút ra những kinh nghiệm nhƣ sau:

- Tăng trƣởng tín dụng lớn, cộng với sự yếu kém trong công tác quản lý rủi ro, dẫn đến mất tầm kiểm soát hoạt động tín dụng, nợ xấu phát sinh lớn. Cần tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa và độc lập của từng bộ phận, thể hiện tính chất giám sát chéo

- Thực tế cho thấy, xu hƣớng hội nhập quốc tế là một quy luật tất yếu. Nên quản lý nợ xấu theo xu hƣớng sát vời tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, trong lộ trình đó Agribank cần áp dụng các biện pháp quản lý nợ xấu theo quan điểm hiện đại.

- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Sau khi nghiên cứu về thực trạng diễn biến nợ xấu cũng nhƣ các phƣơng pháp quản lý nợ xấu của một số NHTM lớn trong nƣớc, kết hợp với các đặc điểm riêng của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, tác giả xin đƣa ra một số định hƣớng nhƣ sau:

Thứ nhất: Cần sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình hƣớng tới lƣợng hóa RRTD, nhằm nâng cao khả năng quản lý RRTD, tập trung xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai. Việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra.

Thứ hai: Có thể thấy giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM lớn trong nƣớc đều thông qua một tổ chức trung gian đó là các công ty quản lý khai thác tài sản thuộc ngân hàng, công ty mua bán nợ hoặc cơ quan xử lý nợ trực thuộc chính phủ. Agribank chi nhánh Nghệ An cần phân tích nợ xấu thƣờng xuyên, kịp thời đƣa ra quyết định xử lý nợ xấu thích hợp.

35

Thứ ba: Thực hiện trích lập quỹ dự phòng RRTD đầy đủ, sử dụng quỹ dự phòng RRTD để xử lý nợ xấu.

Thứ tƣ: Việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tƣơng lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với Agribank chi nhánh Nghệ An, đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách tín dụng thích hợp.

Thứ năm: Tách biệt giữa ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong quá trình tồn tại và phát triển, hoạt động ngân hàng luôn phải chấp nhận đối mặt với muôn vàn rủi ro. Vì vậy, nợ xấu là một vấn đề tồn tại tất yếu trong hoạt động quản lý RRTD của các NHTM trên toàn thế giới trong mọi thời kỳ. Hiện nay các ngân hàng trên thế giới đang hƣớng đến việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp ƣớc Basel trong việc xây dựng và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro của mình. Trong phạm vi chƣơng 1, tác giả đã đƣa ra cách tiếp cận tổng quan về nợ xấu cũng nhƣ hoạt động quản lý nợ xấu tại NHTM theo các quan điểm khác nhau. Trong đó: hoạt động quản lý nợ xấu đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất định: Từ cách nhận biết, đo lƣờng, phân loại đến cách ngăn ngừa và xử lý. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng các nội dung trong Hiệp ƣớc Basel II nhƣ một chuẩn mực để áp dụng cho hoạt động quản lý nợ xấu ngân hàng.

Trƣớc thực tế khách quan đó, tác giả nghiên quản lý nợ xấu của một số NHTM lớn trong nƣớc. Từ đó áp dụng vào điều kiện thực tiễn tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An để rút ra những bài học cần thiết.

36

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 2.1. Phƣơng pháp luận

2.1.1. Cơ sở phương pháp luận.

Phƣơng pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm, trƣớc hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phƣơng pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phƣơng pháp và định hƣớng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng nhƣ việc lựa chọn, vận dụng phƣơng pháp

Đề tài vận dụng những nguyên lý cơ bản lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác – Lênin cho hoạt động nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu vấn đề “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nghệ An” với mục tiêu nhƣ trên, tác giả xin đƣa ra một số phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu và phân tích số liệu, tống kê, so sánh đƣợc thực hiện nhƣ sau:

a.Sử dụng phƣơng pháp hệ thống hoá trên cơ sở tổng hợp các số liệu báo cáo hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, báo cáo tổng hợp tín dụng Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Nghệ An của các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số liệu kiểm toán hoạt động tín dụng và nợ xấu trên địa bàn tỉnh Nghệ An…

Việc tổng hợp kết quả thu thập có thể gặp rủi ro: sai sót trong khâu nhập dữ

liệu; kết quả tổng hợp không chính xác. Để tránh các rủi ro trên, việc nhập dữ liệu

đƣợc thực hiện trên bảng tính Excel bởi chính tác giả của luận văn, kết quả đƣợc nhập theo từng loại loại số liệu thu thập, đối chiếu ngay trƣớc khi nhập kết quả số liệu thu thập khác. Việc tính toán, xác định kết quả đƣợc thực hiện qua công cụ Excel.

b. Việc thu thập số liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp là tài liệu ngƣời nghiên cứu phải thu thập, phỏng vấn trực tiếp gọi điện thoai trao đổi ý kiến về nợ xấu, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chƣa đƣợc chú giải.

37

Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng cách gặp trực tiệp hoặc gọi điện thoại, mục đích xin ý kiến về công tác quản lý nợ xấy của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, để so sánh với ý kiến đánh giá của tác giải có phù hợp không. Đối tƣợng đƣợc hỏi là cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng. Qua đó, đƣa ra nhận đình tình hình quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, đê đạt đƣợc mục tiêu quản lý nợ xấu đã phù hợp hay chƣa của chi nhánh.

c.Việc thu thập tài liệu thứ cấp: Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm sách giao giáo khoa, bài báo, sách tham khảo, luận văn, luận án, internet, tài liệu, báo cáo ngành, kiểm toán...

Các tài liệu trên đƣợc cung cấp trong quá trình công tác và học tập nên có nhiều thuận lợi cho việc thu thập thông tin của tác giả trong quá trình nghiên cứu.

Những thông tin, số liệu đƣợc dẫn chứng từ báo cáo tín dụng thƣờng niên của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, báo cáo tổng hợp cảu Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Nghệ An, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam khi thực hiện kiểm toán tại các NHTM tỉnh Nghệ An.. có độ tin cậy cao. Vì đƣợc thực hiện theo tháng, quý, năm, định kỳ theo quy định.

d.Việc phân tích thông tin thu thập đƣợc từ tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng bảng tính Exsel để tổng hợp, từ đó thực hiện so sánh dữ liệu thu thập đƣợc, chỉ ra nguyên nhân cốt lõi trong việc tổ chức thực hiện quản lý nợ xấu.

- Quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An tốt (hay chưa tốt) kết quả đạt được? nguyên nhân?

- Sô liệu nợ xấu tốt (hay chưa tốt) về tính minh bạch sẽ cho kết quả gì? nguyên nhân?

h. Sử dụng phƣơng pháp phân tích và so sánh để đƣa ra nhận định về số liệu nợ xấu đƣợc công bố của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã phản ảnh đƣợc đúng bản chất nợ xấu hay chƣa. Trên cơ sở số liệu nợ xấu thu thập từ báo cáo thƣờng niên của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và số liệu nợ xấu khai thác trên hệ thống IPCAS đánh giá nợ xấu theo Thông tƣ số: 02/2013/TT-NHNN. Bằng phƣơng pháp phân tích, so sánh dựa trên kết quả thu thập đƣợc qua phƣơng pháp nhập dữ liệu trên bảng tính Excel, đƣa ra kết luận số liệu nợ

38

xấu công bố chƣa phản ảnh đúng với bản chất khoản vay, cơ cấu nợ theo nhóm khách hàng, theo ngành có hợp lý hay không. Qua đó đƣa ra nhận định cho công trình nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An. Nên địa điểm thực hiện nghiên cứu là tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An (số 364, đƣờng Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) và 22 chi nhánh trực thuộc.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2012 - 2014. Lý do tác giả lựa chọn giai đoạn này là cột mốc quan trọng trong hoạt động quản lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Vì sự ra đời của Thông tƣ số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 về việc quy định phân loại tài sản có, mức trích lập, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ró và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, thay thế Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN Việt Nam. Nên cần phải có hình thức quản lý nợ xấu mới thay thế.

2.3. Thiết kê nghiên cứu luận văn.

Để thực hiện nghiên cứu vấn đề ― Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nghệ An‖ với mục tiêu nhƣ đã nêu trên, tác giả xin đƣa ra thiết kê nghiên cứu nhƣ sau:

Thiết kê nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 07 bƣớc.

Bƣớc 1: Nghiên cứu về cái gì?

Bƣớc 2: Tại sao cần có nghiên cứu này? Bƣớc 3: Nghiên cứu sẽ tiến hành ở đâu? Bƣớc 4: Cần loại số liệu gì?

Bƣớc 5: Thu thập các số liệu đó thế nào?

Bƣơc 6: Nghiên cứu trong khoảng thời gian nào? Bƣớc 7: Số liễu sẽ đƣợc phân tích thế nào?

39

Các bước thiết kê đươc cụ thể: Bƣớc 1: Nghiên cứu về cái gì?

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong nƣớc về quản lý nợ xấu nói chung và tại Agribank chi nhánh nói riêng, đánh giá thực tế môi trƣờng hiện tại, để đƣa ra vấn đề cần nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu đƣợc lựa chọn là “Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An”

Bƣớc 2: Tại sao cần có nghiên cứu này?

Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng Thƣơng mại. Do vậy, dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại đã và đang ảnh hƣởng không nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, đến lƣu thông dòng vốn vào nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Ý thức đƣợc điều đó, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An phải thực hiện quản lý nợ xấu tốt hơn để hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả. Câu hỏi đặt ra quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An bằng cách nào để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Nên cần phải nghiên cứu

Bƣớc 3: Nghiên cứu sẽ tiến hành ở đâu?

Nghiên cứu tiến hành tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An. Địa điểm thực hiện nghiên cứu là tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An (số 364, đƣờng Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) và 22 chi nhánh trực thuộc.

Bƣớc 4: Cần loại số liệu gì?

Số liệu chính là nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An và một số tổ chức khác có liên quan.

Bƣớc 5: Thu thập các số liệu đó thế nào?

 Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp: đƣợc thực hiện tổng luận những lý thuyết, mô hình quản lý nợ xấu mới, các văn bản của nhà nƣớc, của ngành Ngân

40

hàng, báo cáo kiểm toán, báo cáo của ngành, các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ IMF, World Bank, ADB. Việc thu thập số liệu có nhiều thuận lợi, bản thân tác giả đang hoạt động trong lĩnh vức Ngân hàng nên dễ tiếp cận.

 Thu thập số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng câu hỏi và điện thoại để tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý ngành Ngân hàng, cán bộ Agribank về quản lý nợ xấu, quan sát thực tiễn quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An. Đối vời thu thập số liệu sơ cấp có những khó khăn, bản thân ngƣời đƣợc hỏi có thể chƣa hiểu về quản lý nợ xấu theo Ủy ban Basel, nên kết quả thu thập đƣợc nhiêu khi không triệt để.

Bƣớc 6: Nghiên cứu trong khoảng thời gian nào?

Nghiên cứu về thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2014

Bƣớc 7: Số liệu phân tích thế nào?

Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc thu thập , tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá giữa thực trạng với các thách thƣ́c , cơ hô ̣i, xu thế phát triển; nhận diện những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng của công tác q uản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An. Qua đó, Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung của chƣơng 2, tác giả nêu lên các phƣơng pháp nghiên cứu, cách thức lấy số liệu, cách thức thực hiện để đạt tới mục đích vấn đề nghiên cứu của luận văn.

41

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN

3.1. Nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An - Chi nhánh tỉnh Nghệ An

3.1.1. Tổng quan hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Trải qua hơn 25 năm phấn đấu và phát triển, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã không ngừng vƣơn lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu tỉnh Nghệ An, trong nhiều lĩnh vực nhƣ hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An luôn là sự lựa chọn của ngƣời dân, doanh nghiệp tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An luôn giữ vững vị thế là Ngân hàng của nông dân, phục vụ Nông nghiệp nông thôn; trong các hoạt động truyền thống nhƣ kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ,… Ngân hàng và không ngừng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đƣa Ngân hàng tới gần khách hàng” nhƣ: Internet banking, SMS Banking, Phone banking…

Thời kỳ từ năm 2012-2014, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhƣng đƣợc sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Nghệ An (Trang 45)