thí nghiệm trên (nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường đến khả năng tạo củ
in vitro), ở thí nghiệm này ta thấy dưới tác động của hàm lượng đường kết hợp với nồng độ αNAA các chồi hình thành rất nhiều rễ to (dạng củ) nhưng là chưa đủ tác động để phình to và tạo thành củ lớn được.
Công thức tạo được khối lượng củ tươi và củ khô tốt nhất ở thí nghiệm này là CT3 bổ sung 0,3 mg/l αNAA, khi đó cho khối lượng củ tươi là 31,22 mg và củ khô là 9,87 mg.
CT tối ưu nhất ở thí nghiệm này là: 1/2 MS + 90g/l đường Saccarose + 0,3 mg/l αNAA.
4.5.3 Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến khả năng tạo củ cho chồi Bạch truật truật
Qua 2 thí nghiệm về tạo củ in vitro cho chồi Bạch truật ở điều kiện chiếu sáng ta thấy sự hình thành củ là chưa cao (khối lượng củ chưa lớn). Sự nghiên cứu tạo củ in vitro dưới ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng, điều kiện chiếu sáng, các yếu tố vật lý, cũng như cơ chế hình thành củ của mỗi loài là khác nhau…cho nên có thể các điều kiện ở trên đối với cây Bạch truật là chưa thích hợp.
Dưới tác động của hàm lượng đường cũng như sự kết hợp của chất điều tiết sinh trưởng αNAA, dù cây đã tích lũy được chất dinh dưỡng khiến cho ở phần rễ phình to, ở dạng rễ củ. Tuy nhiên điều đó là chưa đạt yêu cầu.
Mục đích của đề tài ởđây là tạo ra được củin vitro có chất lượng tốt vì vậy ở thí nghiệm tiếp theo chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều kiện chiếu sáng đến khả năng tạo củin vitro.
Điều kiện chiếu sáng là yếu tố vật lý quan trọng liên quan đến sự hình thành củ in vitro. Tuy nhiên, để tạo củ thì điều kiện tối tỏ ra thích hợp hơn ngoài sáng. Nhiều báo cáo cho thấy trong điều kiện tối, số củ hình thành trong một mẫu nhiều hơn, kích thước củ lớn hơn so với khi trồng trong điều kiện chiếu sáng liên tục (Kumar et. al., 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
CT1 (ĐC): 1/2MS + 90g/l đường saccarose ngoài sáng
CT2: 1/2MS + 90g/l đường saccarose trong tối hoàn toàn
Hình 4.13. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến khả năng tạo củ
in vitro cho chồi Bạch truật
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến khả năng tạo củ
in vitro cho chồi Bạch truật (sau 8 tuần)
Công thức Khối lượng củ tươi TB (mg/mẫu) Khối lượng củ khô TB (mg/mẫu) CT1 (ĐC): 1/2MS + 90g/l saccarose ngoài sáng 288,28 48,06 CT2: 1/2MS + 90g/l saccarose trong tối hoàn toàn 1088 210 CV% LSD5% 0,6 1,5 8,94 4,3
Sau 8 tuần nuôi cấy đặt trong điều kiện tối hoàn toàn, ta thấy sự tạo củ in vitrođã cho kết quả rõ rệt, củ phình to và lớn hơn rất nhiều so với 2 thí nghiệm tạo củ ngoài sáng nghiên cứu ở trên. Cơ chế hình thành củ ở cây Bạch truật (củ Bạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
truật thường ở dạng rễ củ, thân rễ hình thù xù xì, củ không to, tròn) khác với cơ chế hình thành các loại củ khác (lily, hoa loa kèn, hoa lay ơn…). Vì vậy mà qua hình ảnh thực tế ta thấy củ của cây Bạch truật có hình dạng khác hoàn toàn so với các loại củ khác.
Các chồi tái sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy đặt trong điều kiện tối hoàn toàn sau 8 tuần theo dõi có tỷ lệ hình thành củ là 1 chồi mầm tạo thành 1 củin vitro. Trong điều kiện tối hoàn toàn, lá của cây không quang hợp được (vì thiếu ánh sáng) vì vậy mà sự sinh trưởng ở phần trên của cây là lá kém phát triển. Ngược lại các chất dinh dưỡng được tích lũy lại ở phần thân, củ khiến cho củ phình to, phát triển tốt.
Qua kết quả bảng số liệu, theo dõi khối lượng củ tạo thành trên một mẫu cấy. Ta thấy tại công thức 2, với điều kiện môi trường 1/2MS + 90 g/l đường saccarose đặt trong tối hoàn toàn cho khối lượng củ tươi trung bình đạt 1088 mg/mẫu có khối lượng lớn gấp 3,77 lần so với CT1 (ĐC) đặt ngoài sáng là 228,28 mg/mẫu; khối lượng củ sấy khô trung bình là 210 mg/mẫu cao gấp 4,37 lần so với CT1 (ĐC) đạt 48,06 mg/mẫu (Khối lượng củ tươi và củ khô ở CT1 (ĐC) cho kết quả đều ở dạng rễ củ).
Kết quả nghiên cứu này cũng giống với kết quả nhiều báo cáo đã từng nghiên cứu, trong điều kiện tối kích thước củ lớn hơn so với khi trồng trong điều kiện chiếu sáng liên tục (Kumar et. al., 2005).
Kết luận:
Môi trường tạo củ in vitro tốt nhất cho chồi Bạch truật là: 1/2 MS + 90 g/l đường saccarose đặt trong điều kiện tối hoàn toàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Đối với mẫu hạt Bạch truật, chất khử trùng thích hợp là HgCl20,1% thời gian khử trùng là 6 phút với tỷ lệ mẫu sống là 20 %.
2. Trong giai đoạn nhân nhanh, việc phối hợp 2 chất điều tiết sinh truởng cytokinin bổ sung vào môi trường nuôi cấy đem lại hệ số nhân chồi cao nhất. Qua 4 tuần nuôi cấy, các chồi sinh trưởng, phát triển tốt. Môi trường thích hợp nhất là: MS + 30 g/l đường Saccarose + 5,8 g/l agar + 2mg/l BA + 1,5mg/l Kinetin cho tỷ lệ mẫu tạo chồi đạt 90,47%; hệ số nhân chồi 3,24 chồi/mẫu và chiều cao chồi là 4,77 cm.
3. Môi trường tạo rễ thích hợp nhất là: MS + 30 g/l đường Saccarose + 5,8 g/l agar + 0,5 mg/l IBA đạt tỷ lệ ra rễ 85,71 %; số rễ trung bình 5,17 rễ/chồi; chiều dài trung bình rễ 6,07 cm.
4. Ánh sáng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của chồi Bạch truật. Công thức đèn chiếu sáng T 8 - B/R 36 w cho tỷ lệ mẫu tạo chồi, hệ số nhân chồi và số lá trung bình là tốt nhất. Tỷ lệ mẫu tạo chồi đạt 96,74 %; Hệ số nhân chồi đạt 3,38 chồi/mẫu; số lá trung bình đạt 7,65 lá.
5. Môi trường tạo củ in vitro thích hợp nhất đối với chồi Bạch truật là: 1/2 MS + 90 g/l đường Saccarose đặt trong điều kiện tối hoàn toàn. Qua 8 tuần nuôi cấy khối lượng củ tươi tạo thành trung bình là 1088 mg/mẫu; khối lượng củ khô tạo thành trung bình là 210 mg/mẫu.
5.2. Đề nghị
Để tiến tới xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Bạch truật hiệu quả cao chúng tôi đề nghị tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu sau:
1. Khảo sát trên các bộ phận của cây (đoạn thân, chồi nách, lá, hạt...) và nghiên cứu nâng cao hiệu quả khử trùng mẫu nhằm tạo được nhiều nguồn mẫu phục vụ cho mục đích nhân nhanh các giống cây sạch bệnh, khoẻ mạnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Quang Thạch (2005). Nghiên cứu
tạo củ in vitro và sự sinh trưởng của cây lily trồng từ củ in vitro. Tạp chí nông nghiệp
và phát triển nông thôn, kì 1, trang: 33-35.
2. Nguyễn Thị Lý Anh và cs (2005). Nghiên cứu ứng dụng phôi vô tính và hạt nhân tạo
trong nhân nhanh cây hoa Hồng môn và lily. Báo cáo tổng kết Khoa học và Kỹ thuật,
Viện sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
3. Lê Kim Biên (2005). Danh mục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3 (T354), NXB Nông nghiệp.
4. Đỗ Huy Bích (1998). Tài nguyên cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật. 5. Nghiêm Tiến Chung (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
trồng trọt đến năng suất và chất lượng dược liệu cây bạch truật (Atractylodes
macrocephala Koidz) tại Tam Đảo-Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
6. Nông Thị Huệ, Nguyễn Thị Phương Thảo (2010). Nghiên cứu tạo củ in vitro ở cây
hoa Lay ơn (gladiolus 'cartago'). Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010: Tập 8, số
2:209-216.
7. Dương Công Kiên (2003). Nuôi cấy mô thực vật II. Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Như Khanh (2002). Sinh học phát triển thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
9. Viện Dược liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật.
10. Viện Dược Liệu (2006). Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở Việt Nam.
NXB Khoa học và kỹ thuật, 747 trang.
11. Đỗ Tất Lợi (1991). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB khoa học và phát triển, Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Lượng (2002). Công nghệ tế bào. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 14. Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Quang Thạch (2001). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo
củ in vitro trong nhân giống cây hoa loa kèn (Lilium longgiflorum).Tạp chí Khoa học
nông nghiệp, ĐHNNI, số 3/2001, tr. 31-41.
15. Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Bá Nam (2009). Ảnh hưởng của hệ thống chiếu sáng đơn
sắc lên sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc (Chrysanthemum morifolium cv.
“nút”) nuôi cấy in vitro. Tạp chí Công nghệ sinh học 7(1): 91-98.
16. Nguyễn Thị Quỳnh, Hoàng Ngọc Nhung, Nguyễn Lê Anh Thư (2013).Sự hình thành và tăng trưởng của rễ bất định từ nuôi cấy in vitro của cây đương quy Nhật Bản (Angelica Acutiloba Kitagawa). Tạp chí sinh học, 2013, 35 (3se): 165 - 173.
17. Nguyễn Đức Thành (2000). Nuôi cấy mô tế bào thực vật và Nghiên cứu ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
18. Nguyễn Quang Thạch (chủ biên), Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo (2005). Giáo trình công nghệ sinh học Nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
19. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Phương Thảo (1999). Nghiên
cứu kỹ thuật tạo củ loa kèn trong ống nghiệm. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm, số 2/1999, tr 133-135.
20. Đặng Văn Viện, Trịnh Bá Hữu (dịch), (1972). Nguyên lý di truyền và chọn lọc giống thực vật. NXB Khoa học và kỹ thuật.
21. Bùi Trang Việt (2000). Sinh lý thực vật đại cương. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 333 trang.
22. Vũ Văn Vụ, Hoàng Đức Cự và cs (1993). Sinh lý thực vật. Giáo trình cao học Nông nghiệp sinh học. Viện KHKTNNMN Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
23. Vũ Văn Vụ (1997). Sinh lý học thực vật. Nxb Giáo dục.
23. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2007). Sinh lý học thực vật. Nxb Giáo dục Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
24. Bacchetta L., Remotti P.C., Bernardini C. and Sacardo F. (2003). Adventitious shoot
regeneration from leaf explants and stem nodes of lilium. Plant Cell Tissue and Organ
Culture, 74, pp. 37-44.
25. Bizeng Mao, Bowei He, Zaiming Chen, Bingliang Wang, Huifeng Pan, Debao Li (2009).
Effects of plant growth regulators on the rapid proliferation of shoots and root induction in
the Chinese traditional medicinal plantAtractylodes macrocephala.Front. Biol. China, 4(2):
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 26. Dong H, He L, Huang M, Dong Y (2008). Anti-inflammatory components isolated from
Atractylodes macrocephala Koidz. Nat Prod Res, 22:1418–1427.
27. Hu Changyu, Ye Yujuan, Hao Xiangxia, Hu Yue (2006). Study on Atractylodes
macroephala Koidz By Tissue Culture and Rapid Propagation. Journal of Huangshan
University, 2006-05.
28. Jue Zhou,Fan Qu, and Yongping Yu (2011). Chemical and Ecological Evaluation of a
Genuine Chinese Medicine: Atractylodes Macrocephala Koidz. African Journal of
Traditional, Complementary & Alternative Medi; Oct2011, Vol. 8 Issue 4, p405. 29. Kumar S., Kashyap M. and Sharma D.R (2005). In vitro regeneration and bulblet
growth from lily bulbascale explants as affected by retardants, sucrose and
irradiance. Biologia planarum, 49, 4, pp. 629-632.
30. Liang Xiao-min et al (2009). Study on Rapid Propagation of Atractylodes
macrocephala koidz.Shoot Tip. Journal of Anhui Agricultural Sciences, 2009-35
31. Mei-Lan L., Chakrabarty D., Paek K.Y. (2003). Growth of Lilium Oriental hybrid
"Casablanca" bulblet using bioreator culture. Scientia Horticulturae, 97, pp. 41-48.
32. Nhut D.T (1998). Micropropagation of lily (Lilium longiflorum) via in vitro stem node
and preudo-bulblet culture. Plant Cell Reports, 17, pp. 913-916.
33. Nhut D.T., Le B.V., Teixeria da Silva J.A. and Aswath C.R. (2001a). Thin cell layer
culture system in Lilium: regeneration and transformation perspectives, In Vitro Cell.
Dev. Biol. Plant, 37, pp. 516-523.
34. Nhut D.T., Le B.V., Fukai S., Tanaka M. and Van T.T.K. (2001b). Effects of activated charcoal, explant position and sucrose concentration on plant and shoot regeneration
ò Lilium longiflorum via young stem culture. Plant Growth Regulation, 33, pp. 59-65.
35. Okubo H. (2000). Growth cycle and dormancy in plants. In: Dormancy in plants, CABI International 2000.
36. Peng Fei, Zhou Ribao, Zhang Xili (2001). Experimental Study of in Vitro Induction on Axillary
Bud of Atractylodes macrocephala. Journal:Journal of Hunan college of traditionnal Chinese
medicine, year 2001, Issue 4, Page 26-28.
37. Staikidou I., Watson S., Harvey B.M.R. and Selby C. (2005). Narcissus bulblet formation in vitro: effects of carbohydrate and osmolarity of the culture medium.
Plant Cell Tissue and Organ Culture, 80, pp. 313-320.
38. Tao Yuan-jing, GAO Shan-lin, Huang He-ping, Ma Li (2010). Tissue Culture of Shoot
Tip and the Optimization of Rapid Propagation of Atractylodes acrocephala Koidz.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 39. Varshney A., Dhawan V. and Srivastava P.S. (2000). A protocol for in vitro mass propagation of Asiatic hybrids of lily through liquid stationary culture, in vitro cell.
Dev. Biol. Plant, 36, pp. 383-391.
40. Yan Bai, Ge Ying, Yongquan Lu, Wei Tian, Yanming Li (2011). The optimizing conditions of soft-wood cutting of yam-lobation Atractylodes macrocephala Koidz.
Frontiers of Agriculture in China, June 2010, Volume 4, Issue 2, pp 210-214.
41. Zhu YQ, Xia GH, Fang HG, Fu SH, He FJ (2006). Study on tissue culture and rapid
propagation of Atractylodes macrocephala. Zhong Yao Cai. 2006 Mar; 29(3):212-3.
INTERNET 1. vi.wikipedia.org/wiki/Bach_Truat 2. http://hocvienquany.vn/caythuoc/Default.aspx?Mact=199 3. http://www.hmu.edu.vn/thuvien/caythuocquy/B/BachTruat.asp 4. http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/bachtruat 5. http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/bach-truat-kien-ty-bo-khi- 20120721125040186 6. http://tannhang.info/cach-tri-tan-nhang-hieu-qua-tu-cu-bach-truat 7. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-nghien-cuu-ap-dung-cong-nghe-phoi-vo-tinh- hat-nhan-tao-trong-nhan-nhanh-mot-so-cay-co-gia-tri-kinh-te-61634/ 8. http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-nuoi-cay-mo-cay-trai-nam-bo-47559/ 9. http://luanvan.co/luan-van/nuoi-cay-mo-cay-dau-me-jatropha-curcas-l-2472/ 10. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-phuong-phap-nhan-giong-in-vitro-va- in-vivo-giong-hoa-loa-ken-mau-moi-nhap-noi-64350/
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ BẰNG CHƯƠNGG TRÌNH IRRISTAT 5.0
Thí nghiệm 1A: Ảnh hưởng của HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử trùng mẫu
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLMS FILE BANG1A 24/10/14 9:41
--- :PAGE 1 anh huong cua HgCl2 0,1% den hieu qua khu trung
VARIATE V003 TLMS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .833333 .416667 0.45 0.652 2 * RESIDUAL 12 11.1000 .925000 ---