Nghiên cứu tạo củ in vitro

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân giống cây bạch truật (atractylodes macrocephala koidz) nhập nội bằng nuôi cấy mô tế bào (Trang 61 - 62)

Sau khi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu sự tạo rễ cho chồi Bạch truật. Số lượng cây tạo ra sau 2 thí nghiệm tạo rễ là tương đối nhiều. Mặc dù đã tiến hành thí nghiệm đưa cây ra đất (mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể, các chất dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây) tuy nhiên vì điều kiện thời tiết vào các tháng 5, 6, 7, 8 nắng nóng khiến cho việc đưa cây ra đất không thực hiện được (Bạch truật là cây ưa khí hậu mát lạnh ở nhiệt độ thích hợp 15 - 18 0C). Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể, nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ngoài vườn ươm là không thể thực hiện được.

Trên cây Bạch truật bộ phận chủ yếu được dùng bào chế làm thuốc là phần thân rễ (tức phần củ) của bạch truật. Thân rễ phơi khô (Atractylodes macrocephala, họ cúc: Asteraceae) (Đỗ Huy Bích, 1998). Trong rễ củ bạch truật có 1,4% tinh dầu, thành phần của tinh dầu gồm: atractylol, atractylenolid I, II và III, endesmol và vitamin A (Lã Đình Mỡi, 2002) vì vậy mà bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trịđái tháo đường...

Hiện nay, việc nghiên cứu tạo củin vitro trên cây Bạch truật là chưa có. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng chỉ là nhân nhanh, tạo rễ trên các bộ phận các phôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

mầm, chồi nách, chồi đỉnh, từ cuống lá, phiến lá sàng lọc trên các môi trường nuôi cấy khác nhau (Liang Xiao-min và cs, 2009; Hu Changyu và cs, 2006; Peng Fei và cs, 2010…). Việc tạo ra được củ của cây Bạch truật không những mang lại ý nghĩa to lớn vì có được nguồn thuốc chữa bệnh cho cộng đồng mà từđó có thể đề xuất hoàn thiện qui trình nhân giống tạo củ in vitro theo quy mô sản xuất công nghiệp đem lại một bộ phận kinh tế không nhỏ.

Vì vậy ở các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu khả năng tạo củ in vitro từ các chồi non tái sinh có được từ các thí nghiệm nhân nhanh (kích thước 2-3 cm) nhằm lưu giữ, duy trì nguồn mẫu, khắc phục các hạn chế nêu trên bởi củ in vitro có thể dễ dàng vận chuyển, bảo quản để gieo trồng vào vụ Đông tiếp theo trong điều kiện miền Bắc nước ta.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân giống cây bạch truật (atractylodes macrocephala koidz) nhập nội bằng nuôi cấy mô tế bào (Trang 61 - 62)