Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ cho chồi Bạch Truật:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân giống cây bạch truật (atractylodes macrocephala koidz) nhập nội bằng nuôi cấy mô tế bào (Trang 53 - 56)

α-NAA (Axit α-naphtylaxetic) là chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin. Hợp chất này có tác dụng nhiều mặt lên quá trình sinh trưởng của tế bào, thúc đẩy sự phân bào và phân hóa tổ chức đặc biệt là dùng để kích thích hình thành rễ nhánh và các rễ lá, dùng để tăng nhanh tốc độ ra rễ. α-NAA được sử dụng ở nồng độ từ 0,1 mg/l - 2,0 mg/l và có hiệu quả sinh lý ở nồng độ thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Trong thí nghiệm này, chúng tôi bổ sung αNAA vào môi trường nuôi cấy với nồng độ lần lượt là 0,1 mg/l, 0,3 mg/l và 0,5 mg/l. Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ cho chồi Bạch Truật (sau 4 tuần) Công thức αNAA (mg/l) Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ TB (rễ/chồi) Chiều dài rễ TB (cm) CT1 (ĐC) 0 19,18 3 3,6 CT2 0,1 33,33 4,14 4 CT3 0,3 71,43 4.93 4,98 CT4 0,5 47,62 4,4 4,02 CV % LSD5% 4,3 5,7 7,6 4,16 0,4 0,51

Để hoàn thiện quy trình nhân nhanh thì việc tạo cây hoàn chỉnh rất quan trọng. Vì thếđể tạo được cây hoàn chỉnh phải cho chồi Bạch Truật ra rễ. Trong thí nghiệm này, chúng tôi quan tâm đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình và chiều dài rễ để xây dựng công thức ra rễ tốt nhất.

Qua bảng thí nghiệm ta thấy ở điều kiện khi không bổ sung αNAA và bổ sung αNAA thì mẫu của chồi Bạch truật đều có sự hình thành rễ. Ở CT1(ĐC) tỉ lệ mẫu ra rễ, số rễ trung bình và chiều dài rễ vẫn có nhưng thấp hơn so với các công thức còn lại.

Tại các công thức: CT1, CT2 và CT3 (bổ sung αNAA lần lượt là 0; 0,1; 0,3) các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình hay chiều dài trung bình của rễ tăng dần theo tỉ lệ tăng nồng độ αNAA trong môi trường nuôi cấy. Bổ sung 0,3 mg/l αNAA tỷ lệ ra rễ của chồi Bạch truật đạt 71,43% cao gấp 3,72 lần so với tỷ lệ ra rễở CT1, số rễ trung bình đạt 4,93 rễ/chồi cao gấp 1,64 lần so với CT1, và cuối cùng là chiều dài rễ đạt 4,98 cm tăng lên cao hơn 1,38 cm so với CT1 khi không bổ sung nồng độαNAA.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Qua bảng số liệu ở CT4 khi tăng nồng độαNAA lên 0,5 mg/l thì các chỉ tiêu theo dõi như tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình, chiều dài của rễ lại có hiện tượng giảm xuống lần lượt là 47,62%; 4,4 rễ/chồi và 4,02 cm thấp hơn so với CT3 (bổ sung 0,3 mg/l αNAA).

Như vậy công thức tối ưu nhất cho thí nghiệm này là: MS + 0,3 mg/l αNAA.

CT ĐC: MS CT2: MS + 0,3mg/l αNAA Hình 4.6 Ảnh hưởng của αNAA đến khả năng tạo rễ cho chồi Bạch Truật

0 1 2 3 4 5 6

Sau 5 ngày Sau 10 ngày Sau 15 ngày Sau 20 ngày Sau 25 ngày Sau 30 ngày

CT1(ĐC)

CT2 CT3 CT4

Hình 4.7. Động thái tăng trưởng số lượng rễ của chồi Bạch truật trên môi trường có bổ sung αNAA

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân giống cây bạch truật (atractylodes macrocephala koidz) nhập nội bằng nuôi cấy mô tế bào (Trang 53 - 56)