8. Cấu trúc của khóa luận
3.2.2. Hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ
Mặc dù để tả cảnh bần hàn, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ văn xuôi, những lời ăn tiếng nói của nhân dân... nhƣng không vì thế mà phú mất đi những hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ. Đặc điểm này chủ yếu biểu hiện ở Tài tử đa cùng phú
của Cao Bá Quát. Ở đó, Cao Bá Quát dùng cách nói bóng bẩy có phần hơi khoa trƣơng để làm nổi bật lên đức hạnh, tài năng của ngƣời tài tử:
“Hoi miệng sữa tuổi còn giọt máu, nét hào hoa từng ná Tấn, Dương Chòm tóc xanh còn chấn ngang vai, lời khí nghiệp những so Y,Phó Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn
Bút vén mấy dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ chỗ”.
Khát vọng thay đổi phải đƣợc thể hiện ra bằng hành động với những dự định lớn lao. Tác giả toan, rắp “đạp cửa phù đồ”, “xoay cơn khí số”. Với những hình ảnh “đeo vòng thƣ kiếm, xoay bạch ốc lại lâu đài, gánh vác giang sơn, ném thanh khâm sang cẩm tú”,... càng tô đậm tráng khí của nam nhi:
“Bài phú Dương Hùng dầu nghiệm tá, thì xin quyết tống bần quỷ ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài;
Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì xin quyết tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú”.
Có lẽ cái hoài bão phi thƣờng, sự khẳng định cá nhân đến tột độ ấy lan tỏa trong toàn bài phú đã khiến Vũ Khắc Tiệp phải trầm trồ: “Bài phú này, không một chữ hoặc một câu nào, cả toàn thiên nhời nhẽ thật cổ kính, chơm chởm nhƣ quả núi dựng ngƣợc lên, sắc sảo nhƣ thanh gƣơm chặt sắt nhƣ bùn, cứa vào đâu cũng đứt; văn đọc lên nhƣ xé trăm tấm lụa xoàn xoạt cùng một lúc vậy [6, tr47].
3.3. Tiết tấu và nhịp điệu
Lời văn trong bài phú đẹp về tiết tấu, nhạc điệu, thƣờng sử dụng lối văn biền ngẫu, câu ngắn, câu dài đan xen một cách linh hoạt. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ qua hai sáng tác Hàn nho phong vị phú và Tài tử đa cùng phú.
55
Dƣơng Quảng Hàm cho rằng: “Văn chƣơng Tàu và ta rất chú trọng về âm điệu, nghĩa là lời văn đặt sao cho êm ái, nhịp nhàng, khiến cho khi đọc khi ngâm, đƣợc vui tai, sƣớng miệng. Bởi thế không những trong văn vần mà cả trong văn xuôi cũng chú trọng đến âm luật, nghĩa là các tiếng bằng, trắc, các thanh phù, trầm phải sắp đặt cho khéo để câu văn khỏi trúc trắc khó nghe; lại hay dùng phép đối (biền ngẫu), nhiều khi câu văn thƣờng đƣợc đặt thành hai đoạn đối nhau, hoặc hai câu đối nhau, ngay trong một câu văn cũng thƣờng có những đoạn con đối nhau và những chữ đơn, chữ kép phải sắp đặt sao cho cân, không so le thì đọc lên mới đƣợc êm ái dễ nghe”.
Thể thức phú Đƣờng luật cũng rất thuận lợi với nhu cầu trữ tình của ngƣời Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên khẳng định: “Chức năng của phú là miêu tả, tả cảnh, tả tình nói chung. Nhƣng phú vốn là từ thơ mà ra, cho nên nhà văn thƣờng dùng phú mà tƣ tình để có một dung lƣợng khá lớn, trong chừng mực khuôn khổ của thơ, kể cả thơ bài luật vẫn là chật hẹp”. Khi tác phẩm phú đƣợc dùng để trữ tình, ngôn ngữ của nó mang đặc điểm chung của ngôn ngữ loại hình trữ tình. Chúng đƣợc tổ chức chặt chẽ về ngữ điệu và nhịp điệu. Sự đối lập giữa thanh bằng và thanh trắc tạo nên sự trầm bổng, sự tƣơng ứng hoặc đối lập về trƣờng độ của các ngữ đoạn tạo nên tiết tấu phong phú cho ngôn từ… Những điều này kết hợp tạo ra nhạc tính góp phần biểu hiện cảm xúc của con ngƣời. Với những đặc điểm riêng của mình khi chuyển tải nội dung trữ tình, phú vẫn tồn tại ngay cả thời kỳ thơ trữ tình thịnh đạt nhất, phú vẫn không bị tan biến.
Nhịp điệu cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính chất thi ca của phú. Từ điển thuật ngữ văn học giải thích nhịp điệu là “một phƣơng tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có qua hệ tƣơng đồng trong thời gian hay trong quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tƣợng thẩm mĩ.
56
Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi các hiện tƣợng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ... nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật”. Để phân biệt thơ ca ta với các thể thơ ca mô phỏng theo thơ ca Trung Quốc nhƣ thơ Đƣờng luật, phú... chẳng những cần nhận rõ sự khác nhau giữa cách gieo vần, mà còn phải nhận rõ sự khác nhau về tiết tấu trong cách ngắt nhịp.
Đối với phú, một thể tài mô phỏng thơ ca Trung Quốc thì cách ngắt nhịp chẵn - chẵn là rất phù hợp với các kiểu câu trong thể tài này. Phú có hai loại câu chẵn là tứ tự (mỗi vế bốn chữ) và bát tự (mỗi vế tám chữ chia làm hai đoạn, mỗi đoạn bốn chữ). Bên cạnh đó các loại câu câu khác nhƣ cách cú, gối hạc cũng có thể dùng các ngữ đoạn bốn chữ hoặc sáu chữ này.
Câu gối hạc (hạc tất) là loại câu dài, hai vế, mỗi vế ba phần. Chữ cuối mỗi phần vế trên và chữ cuối mỗi phần vế dƣới bằng trắc đối nhau. Nguyễn Công Trứ đã vận dụng đắc địa loại câu gối hạc để tạo nên tính nhạc trong Hàn nho phong vị phú:
“Áo vải thô nặng trịch, / lạnh làm mền, / nực làm gối, / bốn mùa thay đổi bấy nhiêu;
Khăn lau giắt đỏ lòm, / trải làm chiếu, / vận làm quần, / một bộ ăn chơi qúa thú.”
Sự đan xen giữa các câu dài ngắn khác nhau, kết hợp việc dùng độc vận “khó”, tất cả các câu sau đều thuận vần không gò ép: nó, có, cỏ, gió, dỗ, nhố, ngó, bỏ, ngỏ... góp phần tạo nên tiết tấu và nhạc điệu cho Hàn nho phong vị phú.
Trong Tài tử đa cùng phú, tính nhạc đƣợc tạo nên từ cách ngắt nhịp tƣơng xứng với các ngữ đoạn trong câu:
“Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình, Chu, / tài bay nhảy ngại chi lao khổ! Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, / chén tiếu đàm mời mọc trích tiên;
57
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, / cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ; Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, / bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ;
Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, / giương tay tọa rắp xoay cơn khí số”.
Chúng ta chú ý tới nhịp điệu, giọng điệu, cú pháp của các câu. Các câu đặt đảo trang: các cú đoạn định ngữ theo thông lệ của cú pháp tiếng Việt phải đƣợc đặt sau (cựa đuôi kình, lắc bầu rượu…) ở đây đƣợc đặt lên trƣớc để gây ấn tƣợng và tạo ngữ khí, đặc biệt các động từ đặt ở đầu mỗi câu (cựa, lắc, hóng, tươi, rửa…) đƣợc chọn lọc và dùng rất thích đáng. Cả những động từ dùng trong các cú đoạn khác cũng thế: dốc, nong, bưng, giương…; tài sử dụng tiếng Việt có thể nói là tuyệt vời, qua ngòi bút của Cao Chu Thần để khắc họa chân dung con ngƣời tài tử.
Tiểu kết
Nghệ thuật thể hiện chân dung nhà nho Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát trong Hàn nho phong vị phú và Tài tử đa cùng phú khá đa dạng và độc đáo. Đó là sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ và độc đáo trong việc xây dựng những hình ảnh chân thực, sinh động. Cả Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát đều sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng, những từ khẩu ngữ gần gũi, gắn bó với quần chúng nhân dân, đồng thời tác giả cũng tìm lối diễn đạt giản dị, sinh động dễ đi vào lòng ngƣời. Hình ảnh đƣợc xây dựng trong hai bài phú chân thực, sinh động. Tuy nhiên sắc màu hoa mĩ, diễm lệ lại là ƣu thế của Tài tử đa cùng phú. Ngôn ngữ văn xuôi, thế tục là cách chọn lựa chủ yếu của tác giả
Hàn nho phong vị phú. Hàn nho phong vị phú và Tài tử đa cùng phú còn sử dụng những câu văn nghệ thuật với độ dài ngắn đan xen một cách linh hoạt. Chúng góp phần làm nên tiết tấu, nhạc điệu cho hai sáng tác. Tất cả những yếu tố nghệ thuật đã cộng hƣởng làm nên thành công trong việc tái hiện chân dung hai nhà nho Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát ở một khúc đoạn cuộc đời “công chƣa thành, danh chƣa toại”.
58
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu đề tài Chân dung nhà nho qua một số sáng tác phú chữ Nôm tiêu biểu (Khảo sát qua phú Nôm của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát), ngƣời viết đã nhận thấy cuộc đời tài hoa nhƣng lận đận của hai ngƣời nghệ sĩ Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát. Đồng thời, chúng tôi cũng hiểu rõ mối liên hệ giữa cuộc đời và sáng tác văn chƣơng của tiền nhân.
2. Chân dung nhà nho Nguyễn Công Trứ đƣợc thể hiện trong Hàn nho
phong vị phú khá độc đáo, cá tính. Đó là chân dung của một hàn nho, Nguyễn Công Trứ sống trong hoàn cảnh nghèo khó, mà vẫn giữ vững đƣợc bản ngã. Ngƣời hàn nho đứng cao hơn hoàn cảnh, đẩy lùi hoàn cảnh để tiến bƣớc. Ông đối diện với cái nghèo nhƣ một thử thách, sống trong cảnh nghèo để trải nghiệm nhân tình thế thái, để tìm thấy ở đó những bài học trƣờng đời hữu ích, sâu sắc.
Trong Tài tử đa cùng phú, Cao Bá Quát hiện lên với chân dung của một ngƣời tài tử trong cảnh đa cùng. Đó là một con ngƣời tài năng, luôn ý thức đƣợc tài năng, một con ngƣời có ƣớc mơ hoài bão, khát vọng khác thƣờng nhƣng không gặp thời. Ngƣời tài tử phải đối diện với cảnh đa cùng, vẫn không bị lu mờ tài năng và phẩm cách, Cao Bá Quát coi cái đa cùng nhƣ một sự thử thách, tôi luyện chí nam nhi.
Qua Hàn nho phong vị phú và Tài tử đa cùng phú, ngƣời đời hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn chân dung hai kẻ sĩ thời trung đại trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Chúng ta thêm trân trọng và ngƣỡng mộ các bậc tiền bối, chiêm bái những nhân cách lớn lao, những tài năng xuất chúng trên văn đàn. Không chỉ học ở ngƣời xƣa cách làm văn chƣơng, ta còn đƣợc những bài học làm ngƣời chân chính. Điều vô giá ấy thì muôn đời không là chuyện xƣa cũ.
4. Tìm hiểu chân dung nhà nho Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, một mặt mang lại cho tác giả khóa luận và bạn đọc cái nhìn đầy đặn hơn, sâu sắc
59
hơn con ngƣời cá nhân, sắc thái cá nhân trong bản ngã của hai nhân cách. Đồng thời nghiên cứu đề tài này mang lại cho bản thân ngƣời viết nguồn tri thức quý báu về hai tác giả trung đại trong nền văn học Việt Nam, giúp ích cho bản thân trong sự nghiệp giảng dạy ngữ văn sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phong Châu (2008), Phú Việt Nam chọn lọc, Nxb Văn học.
2. Trƣơng Chính biên soạn (1983), Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Dƣơng Quảng Hàm (1996), Việt Nam Văn học sử yếu, Nxb Hội nhà văn. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Tạ Đức Hiển, Bùi Minh Tiến (2006), Bình luận tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
6. Mai Quốc Liên chủ biên (2004), Cao Bá Quát toàn tập, Nxb Văn học – Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
7. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Nhiều tác giả (1998), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Trần Đình Sử (2006), Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
10. Trần Nho Thìn chủ biên (2003), Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Hà Nội
11. Nguyễn Tài Thƣ (1980), Cao Bá Quát con người và tư tưởng, Nxb Khoa học và xã hội.
12. Lê Thƣớc (1928), Sự nghiệp thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Nxb Lê Văn Tân, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Vƣơng (1995), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Vũ Tiến Quỳnh (1998), Nguyễn Công Trứ - Cao Bá Quát - Cao Bá Nhạ, Nxb Văn nghệ thành phố HCM.