8. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Chân dung Nguyễn Công Trứ qua Hàn nho phong vị phú
2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Công Trứ, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, sinh ngày 01-01-1778. Ông là ngƣời làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Công Trứ từ nhỏ sống nghèo túng nhƣng rất hăm hở học tập và theo đuổi cử nghiệp. Sau nhiều lần thi trƣợt, năm 41 tuổi ông mới đậu giải Nguyên, đứng đầu kì thi hƣơng và bắt đầu bƣớc vào con đƣờng hoạn lộ. Thời gian đầu ông làm Hành tẩu ở Sử quán, sau thăng tri huyện Đƣờng Hào (Hải Dƣơng), làm Tƣ nghiệp Quốc Tử Giám, rồi vào kinh làm Doãn phủ Thừa Thiên... Năm 1828, ông đƣợc thăng Hữu tham tri bộ Hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên trách việc khai khẩn đất hoang. Trong công việc, cũng nhƣ trong ứng xử và sáng tác thơ văn, ông luôn hăng hái, công tâm và giữ vững chính kiến của mình. Vì thế, ở cái thời đầy những biến động loạn ly bấy giờ, ông không tránh khỏi những kèn cựa, đố kị hoặc hiểu lầm, dẫn đến những điều bất lợi. Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Nguyễn Công Trứ từng bƣớc đi tới đỉnh cao nhƣ ông tổng kết:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình tây cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
23
Tuy nhiên, quan trƣờng cũng thử thách con ngƣời, Nguyễn Công Trứ cũng bị giáng chức nhiều lần. Lần nặng nhất là năm 1843 (khi ông 66 tuổi), ông bị vu là buôn lậu nên bị cách tất cả mọi chức tƣớc, bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy tỉnh Quảng Ngãi. Năm 70 tuổi, Nguyễn Công Trứ nghỉ hƣu về sống tại quê nhà huyện Nghi Xuân.
Những tƣởng đƣợc “thảnh thơi thi túi rƣợu bầu”, nhƣng không ngờ vẫn bị hàm oan, nghi ngờ xúi giục nhân dân hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải chống lại nhà vua, đến nỗi ông phải “tức mình muốn hỏi cho ra”:
Mùi hoạn huống, nếp phong lưu đều gác sạch ... Cớ sao còn dở máu ghen
Bắt kẻ tiều lao hành khốn mãi?
(Con tạo ghét ghen)
Năm 1858, giặc Pháp tấn công vào Đà Nẵng để thực hiện âm mƣu xâm lƣợc nƣớc ta. Tuy đã 80 tuổi, Nguyễn Công Trứ vẫn viết đơn tha thiết đƣợc tòng quân đánh đuổi quân thù: “Thân già này còn thở ngày nào thì xin hiến cho nước ngày ấy”. Nhƣng vì tuổi già sức yếu ông không đƣợc chấp nhận. Năm 1858, Nguyễn Công Trứ từ trần tại quê nhà.
Qua tiểu sử, ta nhận thấy ở Nguyễn Công Trứ, một con ngƣời có những nét nhân cách nổi bật, rất đáng kính trọng. Một con ngƣời tài hoa nhƣng lận đận, một con ngƣời giàu cá tính, “ngất ngƣởng” và một con ngƣời đa tình, phóng túng.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có vị trí đáng kể. Nguyễn Công Trứ sáng tác khá nhiều, ông đã để lại một kho thi văn chữ Nôm phong phú, nhƣng phần lớn bị thất lạc. Theo tƣơng truyền thì ông sáng tác trên một nghìn bài nhƣng còn có khoảng 150 bài, gồm có nhiều thể tài khác nhau. Theo cuốn sách biên khảo “Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ” của giáo sƣ Lê Thƣớc ghi nhận: 1 bài
24
phú (Hàn nho phong vị phú), 52 bài thơ Đƣờng luật, 21 câu đối Nôm, 2 bản tuồng ( tuồng Tửu hội và Lý phụng công), Hát nói chiếm số lƣợng nhiều nhất có 63 bài.
Nguyễn Công Trứ bắt đầu sáng tác vào giai đoạn đầu của triều đại nhà Nguyễn, một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Đó là thời kì xã hội phong kiến suy đồi, kỉ cƣơng đổ nát. Trong điều kiện nhƣ vậy, mầm mống ý thức cá nhân càng phát triển sâu rộng. Nét đặc trƣng thể hiện trong văn học thế kỉ XVIII - XIX là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời đã đƣợc khẳng định. Con ngƣời vƣơn lên đứng vững trong xã hội bằng chính tài năng của bản thân, thể hiện tài và khoe tài nhƣ một tất yếu đối với các nho sĩ.
Nghiên cứu thơ văn của Nguyễn Công Trứ, chúng ta không khỏi nhận thấy con ngƣời cũng nhƣ sự nghiệp của ông thật phong phú và phức tạp. Nhất là thấy những khuynh hƣớng trong tâm hồn ông thƣờng hàm chứa những mâu thuẫn. Điều đó bộc lộ một cách chân thật và cụ thể trên những sáng tác văn chƣơng của ông.
Những sáng tác của Nguyễn Công Trứ trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của ông và của tầng lớp nhà nho cùng thời. Nguyễn Công Trứ đặc biệt ca ngợi con ngƣời hành động, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo. Nhƣng càng về sau, tinh thần đó ngày càng giảm sút, bởi ông nhận ra rằng, triều đại ông vốn tôn thờ và phụng sự không tốt đẹp nhƣ ông hằng tin tƣởng. Nguyễn Công Trứ muốn phục vụ nhà Nguyễn thì chính nhà Nguyễn lại nghi ngờ ông. Nguyễn Công Trứ muốn làm quan thanh liêm thì có lần triều đình đã bắt tội, hạch sách ông. Ông muốn cải cách xã hội thì phần lớn đề nghị của ông bị bác bỏ… Gia đình ông luôn sống trong cảnh nghèo túng. Chính bối cảnh đó, đã làm cho Nguyễn Công Trứ dần chuyển hƣớng sáng tác: ông từ bỏ dần những đề tài ca ngợi, khẳng định, để viết những đề tài có màu sắc phê phán xã hội, hàng loạt bài thơ về thế thái nhân
25
tình của ông ra đời. Nhà thơ vạch trần thói đạo đức giả của bọn giàu có, thông cảm với cảnh ngộ của những ngƣời nghèo khổ (Vịnh cảnh nghèo, Than cảnh nghèo…), phê phán gay gắt sự tác oai tác quái của đồng tiền (Vịnh nhân tình thế thái, Vịnh đồng tiền…). Những bài thơ của Nguyễn Công Trứ không có những hình ảnh, những chi tiết sinh động, cụ thể nhƣng do thấm đƣợm cảm xúc sâu sắc, nên vẫn có sức lay động mạnh. Về già, ông sáng tác nhiều bài thơ có tƣ tƣởng hƣởng lạc, thoát ly.
2.1.2. Chân dung Nguyễn Công Trứ qua Hàn nho phong vị phú
Đặc điểm nổi bật trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ là mảng thơ Nôm. Thơ Nôm của ông có nhiều thành tựu đáng kể. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn Công Trứ để khám phá tƣ tƣởng và phong cách nghệ thuật. Chƣa đi sâu vào nghiên cứu hình tƣợng nhà nho trong thơ ông.
Nguyễn Công Trứ đã tiếp thu Nho giáo một cách tích cực. Chính điều đó đƣợc thể hiện sâu sắc trong thơ Nôm của ông khi viết về con ngƣời nhà nho.
Thời trung đại, nhà nho nghèo không hiếm chút nào, nhà nho nghèo có tài văn chƣơng thơ phú cũng không thực hiếm. Ngoài Nguyễn Công Trứ còn có Tú Xƣơng, Tản Đà… Trong số hàn nho giỏi thơ văn, chắc chắn Nguyễn Công Trứ hay kể lể, than thở nhất. Nào Phận anh nghèo, Vịnh cảnh nghèo, Than cảnh nghèo, Tết nhà nghèo... Ông còn làm hẳn một bài phú để tả cảnh nghèo: Hàn nho phong vị phú.
Những tƣ liệu về cuộc đời, sự nghiệp và những sáng tác văn chƣơng của Uy Viễn tƣớng công đã giúp ngƣời đời hiểu thêm về chân dung một nhà nho với nhiều thăng trầm, trải nghiệm. Hàn nho phong vị phú là một sáng tác khắc họa rõ nét con ngƣời Nguyễn Công Trứ thƣở hàn vi và bản ngã của ông trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Ở đó, tác giả đã tự họa về cuộc sống của hàn nho, khẳng định bản ngã không thay đổi qua hoàn cảnh nghèo khó, thấm thía nhân
26
tình thế thái sâu sắc qua thân phận hàn nho, có cái nhìn lạc quan, hy vọng sự thay đổi trong hoàn cảnh bần hàn.
2.1.2.1. Tự họa cuộc sống của hàn nho
Đọc Hàn nho phong vị phú, độc giả nhận ra Nguyễn Công Trứ nhìn cái nghèo như một phong vị. Nhà nho tự họa chân dung cá nhân bằng cái giọng tự trào, đối diện với cái bần hàn vừa chua chát lại vừa như “thi vị hoá”.
Qua sự thống kê cho thấy, Nguyễn Công Trứ dành 34/67 câu của bài phú để miêu tả trực tiếp cái bần hàn. Tác giả trình bày thực trạng thiệt thòi cùng khó của những ngƣời phải sống trong cảnh nghèo. Quả là “Vạn tội bất nhƣ bần”. Nghèo dƣờng nhƣ thành một thứ tội lỗi! Nghèo đến nỗi cuộc sống không giống nhƣ cuộc sống bình thƣờng nhất: nhà không giống nhà, đồ gia dụng không giống đồ gia dụng, đồ ăn, thức uống... tất cả đều rất khác thƣờng.
Cảnh bần hàn trƣớc hết đƣợc vẽ ra qua hình ảnh ngôi nhà. Đó là “ba gian nhà cỏ”, với “bốn vách tƣờng mo”. Vách nhà thì bị thủng, và bóng nắng rọi vào từng chỗ tròn nhƣ “trứng gà”. Kèo nhà thì mọt ăn thành lỗ, buồng và bếp chỉ đƣợc ngăn ra bằng phên trúc, cái nền nhà bằng đất, nên bị mối dũi, giun đùn:
“Kìa ai, bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ
Đầu kèo mọt tạc vẽ sao; trước của nhện giăng màn gió. Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng;
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ, Đầu giường tre, mối dũi quanh co, Góc tường đất giun trùn lố nhố”.
Cảnh nhà đƣợc vẽ ra cùng cực tƣởng không thể nghèo hơn đƣợc nữa! Trong sâu xa, Nguyễn Công Trứ cƣời cợt đó mà cám cảnh đó. Không phải ai cũng nhìn ra những hình sao mọt tạc đầu kèo nhà, những màn gió nhện giăng trƣớc cửa, nhƣng Nguyễn Công Trứ đã nhìn ra đƣợc những hình ảnh đó qua
27
sự liên tƣởng thật thú vị và sinh động. Ngay cả những áng văn tả chân hiện đại ít thấy có cách diễn đạt nhƣ bài phú này. Hãy xem tác giả miêu tả:
“Bóng nắng rọi trứng gà trên vách, thằng bé tri trô Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó”
Đây mới đúng là văn phong phù hợp con ngƣời của Uy Viễn tƣớng công. Ông không sợ, không lụy, không ngán cái nghèo. Ông từng than “chƣa chán ru mà quấy mãi đây”. Ông cũng coi cái nghèo chẳng qua là một anh cù lần ám ngƣời ta mà quấy rầy. Có thể nghĩ rằng, mấy câu mở đầu bài phú là cách vào bài gấp gáp làm ra vẻ thịnh nộ: “Chém cha cái khó! Chém cha cái khó!” vậy thôi, chứ thật ra ông cũng bất chấp hoàn cảnh. Tuy nhiên, cái nghèo vẫn cứ là hiện thực. Gia cảnh nghèo của Nguyễn Công Trứ dƣờng nhƣ không thể nghèo hơn,đến mức vật nuôi hay vật hoang sống kề ngƣời cũng phải ngán ngẩm:
“Trong cũi lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu Đầu giàn chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ”
Nhà hiền triết nƣớc Tàu xƣa khuyên ngƣời ta “thực bất cầu bão, cƣ bất cầu an” (ăn không cầu no, ở không cầu yên), chắc chẳng ngờ rằng mấy nghìn năm sau ở một xứ sở xa xôi có ngƣời vận dụng một cách đắc địa thế này:
“Ngày ba bữa vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”.
Nguyễn Công Trứkhông phải nói phách kiểu bất cần đời hoặc để tự an ủi, cũng chẳng phải lên giọng cho ra vẻ an bần, lạc đạo mà ngẫm ra, cái giọng điệu hài hƣớc tự giễu của ông là ẩn giấu một tâm hồn lạc quan.
Nhà cửa đã vậy, các tiện nghi sinh hoạt của tác giả cũng ở mức bần cùng trong tầng lớp sĩ. Dƣờng nhƣ, cuộc sống cũng phong lƣu, cũng đủ món, đủ trò nhƣng thật ra chỉ là: quạt sậy, điếu tre, ấm đất sứt vòi, be sành chắp cổ, tranh treo vách khói ám lem luốc, sách gác trên giàn gián nhấm lăm nhăm, cỗ bài lá cũ mòn, bàn cờ tƣớng xộc xệch:
28
“Đồ chơi nhiều quạt sậy, điếu tre, của đâu những của. Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi;
Cuộc uống rượu be sành chắp cổ
Đồ cổ khí bức tranh treo trên vách, khói bay lem luốc, màu thủy mặc mờ mờ; Của tiểu đồng pho sách gác đầu giàn, gián nhấm lăm nhăm, dấu thổ châu đo đỏ.
Cỗ bài lá ba đời cửa tướng, hàng văn hàng sách lờ mờ;
Bàn cờ săng (gỗ) bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó.”
Ở đã vậy, sinh hoạt, ăn uống cũng rất thiếu thốn. Cuộc sống eo hẹp, bo bíu về vật chất: “áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối”; “khăn lau giắt đỏ lòm, trải làm chiếu, vận làm quần”; võng lác, quạt mo, dép da, guốc gỗ. Bốn mùa chỉ có bấy nhiêu mà thành “một bộ ăn chơi quá thú”. Đồ ăn của ngƣời hàn nho chỉ có cà non, mƣớp luộc. Đồ uống thì lá bàng lá vối. Vậy mà ông cũng khen “ngon khéo là ngon”. Lộc ăn thì chỉ có “lúa chất đầy rƣơng”, ông lại nói “chất đầy”. Quả thực, Nguyễn Công Trứ có phần ngoa ngôn. Ông phóng đại cái nghèo khó để tự làm vơi đi tình cảnh đáng buồn, để tự trào vui vẻ.Tuy vậy, lúa chất trong rƣơng thì phỏng đƣợc bao nhiêu. Lại nữa, lúa nguyên bông treo để dành “chừng một triêng, một bó” chắc không đủ cho gà ăn. Vì vậy, nhà nho của ta dùng “phƣơng tịch cốc”, bài thuốc nhịn cơm. Nguyễn Công Trứ thay lúa bằng... khoai. Song khoai cũng chỉ “vừa một giỏ”! Thật ra, giọng “bông phèng” mà nhà nho dùng: kiểu nhƣ “ngon khéo là ngon”, “của đâu những của” cũng là để làm dịu đi cái cảnh đói, cảnh nheo nhóc. Bởi vì, tình cảnh gần nhƣ đứt bữa của gia đình ông đã đƣợc miêu tả cụ thể:”Đến bữa chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong”. Lại còn cảnh nợ nần bị thúc bách tới mức “quay cuồng”, con nợ không biết trốn vào đâu: “Quá kì lại hẹn kì, nhà nợ kêu như ó”.
29
Ở đây, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Công Trứ khá sắc sảo. Bức tranh sinh hoạt trong gia cảnh của nhà nho hiện lên vô cùng chân thực. Thoạt nhìn ta cũng thấy gia cảnh Nguyễn Công Trứ nhƣ một cuộc sống bình thƣơng, có nhà ở ba gian, có các đồ gia dụng, có những con vật nuôi, có tiếng trẻ, có những thú vui giải trí thanh cao... Nhƣng ở đây thực chất là cách “nói ngƣợc”. Nguyễn Công Trứ phô trƣơng trong cái cảnh ngƣợc đời: Ngƣợc giữa số lƣợng và chất lƣợng, giữa danh và thực, càng khắc họa rõ nét hơn cuộc sống nghèo khó của bậc hàn nho.
Hàn nho phong vị phú đƣợc mở đầu bằng câu chửi điệp: “Chém cha cái khó! Chém cha cái khó!” và những lời dằn dỗi, mạt sát cái nghèo, nhƣng thấp thoáng sau những câu, những chữ kia là nụ cƣời. Đó không phải sự khinh bạc, nửa miệng, mà là sự hóm hỉnh. Hai tiếng “kìa ai”, trƣớc hết tác giả nhìn vào chính mình, nói về mình, nhƣng cũng là để nói về tất cả những ai đang lâm vào cảnh nghèo khó bần hàn ở trên đời. Nghèo đến cùng cực, nhƣng Nguyễn Công Trứ lại miêu tả qua giọng điệu hài hƣớc. Đó chính là tinh thần vƣợt khó của một bản ngã “quân tử cố cùng”.
2.1.2.2. Bản ngã không thay đổi qua hoàn cảnh nghèo khó
Nguyễn Công Trứ tuy nghèo nhưng luôn giữ mình trong sạch, không bị hoàn cảnh tha hóa. Bản ngã của nhà thơ bộc lộ rõ nét qua câu chuyện tính kế mƣu sinh của mình. Ông dự định làm nhiều nghề khác nhau để mong thoát cơn bĩ vận. Ông những toan làm thầy thuốc nhƣng lại lo mình “thiếu ý cao”; ông toan làm thầy pháp lại lo mình “không đủ dũng”; toan làm thầy bói lại nghĩ “chẳng bõ bèn”; ông toan làm thầy địa lí nhƣng “huyệt chân long” của cha còn chƣa tìm đƣợc... Nguyễn Công Trứ bộc bạch nỗi niềm ấy nhƣ sự tự vấn lƣơng tâm sâu sắc:
“Thuốc men rắp bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã, thế nào cho đáng lương y.
30
Quẻ dã hạc toan nhờ lộc thánh, trút muối đổ biển ta chẳng bõ bèn; Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha tìm còn chửa chộ Buôn bán rắp theo nghề đỏ, song lạ mặt, chúng hòng rước gánh, mập mờ hàng chẳng có lời;
Bạc cờ toan gỡ con đen, chưa sẵn lưng, làng lại dành nơi, hỏi gạn mãi, dạm không ra thổ.”
Trong sự cùng quẫn nhƣng ngƣời có liêm sỉ không thể làm càn, làm bậy đƣợc. Nguyễn Công Trứ không thể biến mình thành con ngƣời khác. Ông vẫn giữ nếp nhà, vẫn nghĩ đến đạo lí ở đời. Ông nghĩ “tủi con nhà, mà hổ mặt anh em” mà cũng “e phép nƣớc chƣa nên gan sừng sỏ”. Đây là những lời bộc bạch