Chân dung Cao Bá Quát qua Tài tử đa cùng phú

Một phần của tài liệu Chân dung nhà nho qua một số sán tác phú chữ nôm tiêu biểu (khảo sát qua phú nôm của nguyễn công trứ và cao bà quát) (Trang 39)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Chân dung Cao Bá Quát qua Tài tử đa cùng phú

2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đƣờng, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông ngƣời làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Thƣở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhƣng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ, và văn hay chữ tốt. Năm mƣời bốn tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hƣơng đỗ Á Nguyên tại trƣờng thi Hà Nội, nhƣng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 ngƣời đỗ Cử nhân. Sau đó chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhƣng lần nào cũng bị đánh hỏng.

Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới đƣợc quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (Hành tẩu). Tháng tám năm đó, ông đƣợc cử làm sơ khảo trƣờng thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhƣng có chỗ phạm húy, ông cùng một vài ngƣời lấy son hòa

34

muội đèn chữa giúp 24 quyển. Việc bị phát giác, ông bị bắt, bị tra tấn rồi bị kết vào tội chết. Nhƣng sau đó, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức đƣợc giam lại đợi lệnh.

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông đƣợc triều đình tạm tha, nhƣng phải đi xuất dƣơng hiệu lực sang Indonesia và Campuchia.

Vào tháng 8 năm 1844, Cao Bá Quát đƣợc gọi về bộ Lễ. Ở đây không lâu, ông bị thải hồi về quê, sống trong một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và hồ Trúc Bạch.

Về Hà Nội, ông dạy học nhƣng luôn sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật. Ở đây, những lúc rỗi, ông thƣờng xƣớng họa với các danh sĩ nhƣ Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...

Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát đƣợc lệnh triệu vào kinh (1847) làm ở Viện Hàn Lâm, lo sƣu tầm và sắp xếp văn thơ. Đƣợc hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ.

Năm 1851, không đƣợc lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ). Một lần nữa ông lại trở về quê để sống cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết tâm chống lại cƣờng quyền.

Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lƣơng (Sơn Tây), do Lê Duy Cự lãnh đạo.

Đang trong quá trình chuẩn bị, thì việc bị bại lộ. Trƣớc cục diện này, Cao Bá Quát đành phải phải phát lệnh tổng tấn công vào cuối năm 1854. Buổi đầu, cuộc khởi nghĩa giành đƣợc một số thắng lợi ở Ứng Hòa, Thanh Oai... Nhƣng sau khi quan quân triều đình tập trung đông đảo và tổ chức phản công thì nghĩa quân liên tiếp bị nhiều thiệt hại. Tháng chạp năm Giáp Dần (1855), Cao Bá Quát hy sinh tại vùng núi Yên Sơn.

35

Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lƣơng (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lƣu hành nên đã bị thất lạc không ít. Số tác phẩm còn sót lại còn đƣợc trên ngàn bài đƣợc viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Hiện còn trên 1000 bài thơ và 21 bài văn xuôi. Trong số này, sáng tác chữ Nôm gồm có một số bài hát nói, thơ Đƣờng luật và bài Tài tử đa cùng phú. Sáng tác chữ Hán khá nhiều, đƣợc tập hợp trong các tập: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập.

Cao Bá Quát là một cây bút lớn của văn học trung đại, một tài danh của đất Bắc “giỏi thơ văn hay chữ”. Bản lĩnh văn chƣơng của ông không chỉ dừng lại ở số lƣợng tác phẩm mà còn thể hiện ở chất lƣợng tƣ tƣởng bên trong. Cởi mở, phóng khoáng, nhạy bén cùng với một tinh thần chủ động canh tân của thời đại. Những yếu tố đó đã hình thành nên một phong cách độc đáo để lại những tác phẩm bất hủ cho đời. Nhƣ Trúc Khê từng nói: “Cao Chu Thần là ngƣời có một thiên tài. Điều đó, không ai còn chối cãi nữa rồi. Cái thiên tài ấy đã biểu lộ ra ở phƣơng diện văn chƣơng, để lại cho văn học giới chúng ta ngày nay một tập thi ca vừa Hán văn, vừa Việt văn, đó đều là những áng văn kiệt xuất”.

Cuộc đời ông từ thuở thƣ sinh, học rất giỏi và chữ viết cũng rất đẹp. Đƣờng đời đã định với ông, theo gia phong là đi học, đi thi làm quan để vinh hiển với đời và cũng để giúp đời. Có thể nào có con đƣờng khác. Cha ông đặt tên cho anh em ông là Bá Đạt và Bá Quát. Đó là danh xƣng của hai hiền thần vào đời Chu. Cao Bá Quát lấy hiệu Chu Thần là theo ý nguyện đó của cha.

Vào đời, ông tự ví mình là “thiên lý mã”, chở nặng trách nhiệm và phải đi xa. Thời xƣa, đã vào đời, nam nhi làm sao tránh đƣợc cái danh. Nhƣng Cao Bá Quát những mong phải là cái danh trong sạch, xứng đáng: “Đạp hướng danh đồ bất điệu đầu” (Bƣớc lên con đƣờng danh, đầu vẫn ngay thẳng).

36

2.2.2. Chân dung Cao Bá Quát qua Tài tử đa cùng phú

Cùng với những sáng tác thi ca, hát nói, Tài tử đa cùng phú góp phần bổ sung rõ hơn chân dung nhà nho Cao Bá Quát. Từng câu, từng chữ thể hiện tƣ tƣởng, chí khí, tính cách, phong cách Cao Bá Quát. Đó là một Cao Bá Quát thời thƣ sinh chƣa nếm trải chuyện thi cử và chƣa bƣớc vào đời. Đó còn là con ngƣời của mơ ƣớc và khát vọng. Ngay từ thuở thƣ sinh ấy, ông đã rất khác với thế tục.

Tài tử đa cùng phú là một sáng tác thành công, là một bài phú trữ tình, một bài văn xuôi có nhịp, là tuyên ngôn của một giai tầng - giai tầng kẻ sĩ. Tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa - lịch sử nƣớc nhà. Tìm hiểu Tài tử đa cùng phú giúp chúng ta nhận ra rõ nét hơn chân dung Cao Chu Thần trong một chặng đời hàn vi. Đó là chân dung một con ngƣời luôn ý thức được tài năng và có khát vọng hoài bão lớn lao; là chân dung của một tài tử trong hoàn cảnh đa cùng.

2.2.2.1. Con người ý thức được tài năng và có khát vọng hoài bão lớn lao

Đọc Tài tử đa cùng phú, độc giả nhận thấy Cao Bá Quát khắc họa chân dung một tài tử khá rõ nét, từ dáng vẻ, mái tóc, gƣơng mặt, đến tài năng, chí khí và hoài bão lớn lao.

Bài phú có 44 câu thì có 13 câu tác giả khắc họa chân dung ngƣời tài tử. Chân dung tài tử đƣợc khắc họa qua dáng vẻ khôi ngô, qua gƣơng mặt tuấn tú và phong cách hào hoa:

“Hoi miệng sữa tuổi còn giọt máu, nét hào hoa chừng ná Tân, Dương! Chòm tóc xanh vừa chấm ngang vai, lời khí nghiệp những so Y, Phó. ... Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mặt trần toan đạp cửa phù đồ;”

Có lẽ, chỉ qua một tác phẩm Tài tử đa cùng phú đã cho thấy Cao Bá Quát tự tin ra sao về tài năng của mình. Trƣớc hết, Cao Bá Quát khẳng định tài văn chƣơng. Tài ấy đƣợc ngƣời đời trầm trồ: “Văn nhƣ Siêu Quát…”,

37

“Thần Siêu, thánh Quát”. Tài ấy cũng đƣợc chính Cao Bá Quát xác nhận. Trong thơ ông xƣng mình là “tài tử”. Cao Bá Quát là một ngƣời tài, và ông luôn ý thức đƣợc tài năng của mình. Ở bài phú Tài tử đa cùng này, ông sánh mình với tất cả những ngƣời ƣu tú của nền văn hóa phƣơng Đông cổ đại. Đó là những Y Doãn, Phó Duyệt, Khổng Tử, Nhan Uyên, Trình Hạo, Chu Hy, những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lạc Tân Vƣơng, Dƣơng Quýnh…

Cao Bá Quát luôn ý thức về tài năng của mình. Ông đọc thiên kinh vạn quyển, không sờn lòng trƣớc khó khăn trở ngại. Điều đó đƣợc nhà thơ bộc bạch một cách ngạo nghễ trong Tài tử đa cùng phú:

“Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn Bút vén mây dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ chỗ”.

Cao Bá Quát tự tin sâu sắc về phẩm chất tài tử của mình. Ông không tiếc bút mực để tự họa một chân dung với kích thƣớc tài năng và ý chí vƣợt ngƣỡng. Trong Tài tử đa cùng phú, ông bộc lộ hết mình, “xé mình ra mà viết”. Ở đó có cái gì hào hứng, trẻ trung, khác với những câu văn cử nghiệp quá khuôn phép:

“Nghiêng cánh nhạn, tếch mái rừng Nhan Khổng, chí xông pha nào quản chông gai;

Cựa đuôi kình, toan vượt bể Trình chu, tài bay nhảy ngại chi lao khổ. Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước lại, chén tiếu đàm mời mọc Trích Tiên; Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm Lão Đỗ. Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ;

Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số”.

Cao Bá Quát là ngƣời có hoài bão khát vọng lớn lao. Chí nam nhi của Cao Bá Quát thể hiện rõ trong chuyện dùi mài kinh sử. Ông ấp ủ hoài bão lớn, muốn xoay chuyển đất trời. Đó là tài kinh bang tế thế.Và, khát vọng thay đổi

38

ấy phải đƣợc thể hiện ra bằng hành động. Ông những toan, rắp “đạp cửa phù đồ”, “xoay cơn khí số”... Và, ông tự gánh vác trách nhiệm ấy:

“Bài phú Dương Hùng dầu nghiệm tá, thì xin quyết tống bần quỷ ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài;

Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì xin quyết tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú”.

Nếu nhƣ ở Nguyễn Công Trứ, con ngƣời cá nhân đƣợc thể hiện ở sự khẳng định cái tài, cái tình, cái khát vọng lập công danh, sự nhập thế bất chấp khen chê nhằm khẳng định một cái ta hơn ngƣời nhƣng vẫn nằm trong vòng cƣơng tỏa của xã hội, thì đến Cao Bá Quát, sự khẳng định con ngƣời cá nhân càng mạnh mẽ quyết liệt hơn. Ông thấy cuộc sống dƣới chế độ phong kiến thật tù túng chật chội, thật tẻ nhạt, tầm thƣờng, nheo nhóc khốn quẫn. Tất cả ứ chặt trong một khuôn khổ ngục tù làm ông ngột ngạt muốn xoay nghiêng, đạp đổ. Khẳng định tài năng, khí phách bằng đầu óc phân tích xã hội sâu sắc, bằng khát vọng vƣợt thoát cuộc sống tầm thƣờng tủi cực đó, bằng thái độ bất mãn và chống đối hiện thực, ở ông, ý thức cá nhân đã đạt đến mức cao độ. Số phận Cao Bá Quát là một bi kịch, danh tiếng nổi nhƣ cồn, hoài bão không nhỏ, nhƣng chung cuộc thì ông cũng chỉ hiện thực hóa đƣợc những khát vọng của mình ở mức cực hạn.

2.2.2.2. Chân dung người tài tử trong cảnh “đa cùng”

Con ngƣời tài hoa, có hoài bão lớn lao vậy, nhƣng xã hội phong kiến thời ấy không có chỗ cho những tài hoa, nhất là cho những chí khí nhƣ thế. Cao Bá Quát uất ức bộc lộ: “Song nghĩ lại trần ai không đếch chỗ”. Cái nghèo, cái cần lao, tân khổ và cơm áo… là cái cửa ải đầu tiên mà cuộc đời mở ra cho chàng thƣ sinh họ Cao. Không có ai có thể viết hay, tiêu dao nhƣ Cao Bá Quát về cái ảnh hƣởng của hoàn cảnh đến ngƣời tài tử ấy:

“Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy, Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ.”

39

Cao Bá Quát sinh trƣởng trong một gia đình nhà nho nghèo. Họ Cao vốn là một dòng họ lớn, trong bài Tự tình khúc Cao Bá Nhạ viết:

“Dõi đời khoa bảng xuất thân,

Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia.”

Dòng dõi khoa bảng, nhƣng đến đời thân sinh của Cao Bá Quát thì nghèo và không đỗ đạt gì. Thân phụ Cao Bá Quát từng phải đi dạy học để kiếm sống. Cái nghèo đó đã đƣợc ông đặc tả lại trong Tài tử đa cùng phú. Nhà thơ của chúng ta phải sống trong hoàn cảnh long đong cùng khốn nhất:

“Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướp tướp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa; Đèn cỏn con chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vừng nguyệt tỏ. Áo Trọng Do bạc thếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;

Cơm Phiếu mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ”

Viết phú là để phô bày, Cao Bá Quát đang phô bày và tả thực tình trạng sống của mình. Đó là một căn lều nho nhỏ, không có gì ngoài “tấm tranh lƣớp tƣớp, đèn cỏn con, chiếu lôi thôi”. Có lần, nhà thơ kể về chỗ ở của mình nhƣ sau: Chỗ ông ở rất hẻo lánh, ngõ đi chật hẹp, nhà thì lụp xụp, đằng trƣớc lại là trại lính, đằng sau sát nhà ngƣời khác, không có rào giậu. Khi dời đi nơi khác không bán đƣợc đồng tiền nào, chỉ vài tháng sau, nhà thơ trở về đã thấy “phên tàn giậu đổ tan nát tơi bời, không còn cái gì nguyên vẹn nữa”. Nhƣ vậy, đủ để chúng ta biết, gia cảnh ông nghèo đến thế nào.

Sống trong cảnh nghèo, song Cao Bá Quát không ứng xử với cái nghèo theo lối bỡn cợt nhƣ Nguyễn Công Trứ, ông coi sự đa cùng nhƣ một sự thử thách kẻ tài tử, tôi luyện kẻ tài tử. Dƣờng nhƣ ông coi sự đa cùng là định mệnh của ngƣời tài tử. Mặt khác, đó là một thứ “trang sức” cao giá. Bởi thế, ngƣời hàn sĩ Cao Bá Quát mới có thể tự so sánh mình với những danh nhân nức tiếng trong Bắc sử, nhƣ Bá Di, nhƣ Lã Vọng:

40

“Đói rau rừng, thấy thóc Chu mà trả, đá Thú Dương chơm chởm, xanh mắt Di nằm tót ngáy o o;

Khát nước sông, trông dòng đục không vơ, phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho lụ khụ”.

Hoàn cảnh không đè bẹp đƣợc tráng chí của chàng thƣ sinh. Cái thanh cao cao vút ấy của chàng chỉ có thể sánh với Bá Di, Thúc Tề và Lã Vọng. Khát mà không thèm uống, đói mà không thèm ăn, “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm…”. Những ý tƣởng từ nghìn năm ấy đã đƣợc Cao Bá Quát gói trong những từ ngữ tiếng Việt: “không vơ”, “trả”, “chơm chởm”, “lênh đênh”… Nhƣ vậy, chúng trở thành những lời thơ thiên cổ. Một luồng chính khí biến thành văn khí chạy suốt bài phú. Có thể Cao Bá Quát đã viết một hơi “tẩu bút”, nhƣ ông thƣờng làm với những sáng tác xuất khẩu thành thơ. Nó đƣa đến một ngữ điệu mới cho phú, cho thơ văn Nôm.

Dƣờng nhƣ, Cao Bá Quát đã thấm thía về cái nghèo. Ông muốn thoát khỏi nghèo khó nhƣng không chịu khom lƣng uốn gối, hòng mƣu cầu danh lợi. Bởi thế, ông coi rẻ lối tiến thân cầu phú thông thƣờng của ngƣời đời:

“Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng trực chốn hầu môn

Quản bao người mang cái giàm danh, áo giới lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ

Khéo ứng thù những các quan trên Xin bái ngảnh cùng anh phường phố”.

Vì thế, Tài tử đa cùng phú của ông có lẽ không nên chỉ đọc nhƣ bài phú về một chặng của cuộc đời, mà là bài phú về một đời "tài tử đa cùng".

41

2.3. So sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt của chân dung hai nhà nho

qua Hàn nho phong vị phúTài tử đa cùng phú

Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát là hai nhà thơ nổi tiếng trong thế kỷ XIX. Uy Viễn tƣớng công và Cao Chu Thần đều là ngƣời có tài, và thị tài. Cả hai ông đã phải chịu đựng cảnh nghèo xơ xác gần trọn cả kiếp ngƣời. Cái nghèo đó theo đuổi và ám ảnh họ cả sau khi họ đã ra chấp chính. Nguyễn

Một phần của tài liệu Chân dung nhà nho qua một số sán tác phú chữ nôm tiêu biểu (khảo sát qua phú nôm của nguyễn công trứ và cao bà quát) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)