8. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Văn học là một loại hình nghệ thuật thuộc hình thái ý thức hệ xã hội, không giống nhƣ các loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm văn học đƣợc coi là “nghệ thuật ngôn từ”. Nó sử dụng ngôn từ làm công cụ để xây dựng hình tƣợng và thể hiện nội dung tƣ tƣởng, thái độ, tình cảm của nhà văn. Thông qua ngôn ngữ còn hiểu đƣợc phong cách nhà văn cũng nhƣ tài năng của ngƣời nghệ sĩ. Chính vì vậy, tìm hiểu một tác phẩm văn học, ta không thể không quan tâm đến ngôn ngữ. Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát cũng vậy. Viết
Hàn nho phong vị phú và Tài tử đa cùng phú, họ có cách lựa chọn, cách sử dụng ngôn ngữ hợp với nội dung diễn đạt. Họ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ địa phương, khẩu ngữ, ngôn ngữ văn xuôi, những từ loại đắc dụng...
3.1.1. Sử dụng ngôn ngữ địa phương, khẩu ngữ
Trong hơn 150 sáng tác của Nguyễn Công Trứ, ông viết chủ yếu bằng chữ Nôm (chỉ có một bài chữ Hán là bài thơ Tự chúc thọ). Trƣớc Nguyễn Công Trứ, thơ Nôm tuy chƣa đẩy lùi đƣợc thơ chữ Hán để chiếm lấy vị trí xứng đáng trong văn học dân tộc nhƣng cũng đã phát triển và có những thành tựu đáng tự hào. Nhƣng dƣới triều Nguyễn có một sự thụt lùi. Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đề cao Nho giáo, đồng thời việc thi cử ngày càng thiên về thƣ văn. Nhà vua đặt Tập hiền viện, Khai kinh điệnviện để cùng các quan bàn luận về văn chƣơng, làm thơ ứng thù. Trên ƣa chuộng thì dƣới đua đòi nên thơ văn dƣới triều Nguyễn chủ yếu viết bằng chữ Hán. Tuy vậy, văn học Nôm vẫn còn theo đà phát triển của nó từ đầu thế kỷ trƣớc, mặc dù chính sách của triều Nguyễn dƣờng nhƣ có tác động cản trở sự trƣởng thành của nó. Riêng về mặt này, Nguyễn Công Trứ đã “đứng ngoài vòng cƣơng tỏa”
49
ngay từ đầu và hơn cả Cao Bá Quát. Ông đỗ Giải nguyên nhƣng không hề khoe chữ. Trong sáng tác, ông dùng tiếng nói của nhân dân, theo chân các nhà thơ lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng… Ông dùng nhiều tục ngữ, ca dao: “vỗ bụng rau bình bịch, an giấc ngáy kho kho, pha mùi chát chát chua chua, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ…” để diễn tả con ngƣời cá nhân gắn bó gần gũi với quần chúng nhân dân, đồng thời tìm lối diễn đạt thông thƣờng, giản dị sinh động để đi vào lòng ngƣời.
Nguyễn Lộc cho rằng: “thơ văn ông không chạm trỗ, đẽo gọt, mộc mạc: nôm na mà vẫn gây xúc cảm”. Qua Hàn nho phong vị phú ta càng nhận thấy điều này rõ hơn. Yếu tố của ngôn ngữ nhân dân được nhà thơ sử dụng một cách tổng hợp, hết sức linh hoạt. Nguyễn Công Trứ sử dụng nhiều từ địa phƣơng: “Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha tìm còn chửa chộ”.
Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát cũng là một sáng tác thành công. Đólà một bài phú trữ tình, một bài văn xuôi có nhịp, tuyên ngôn của một giai tầng, giai tầng kẻ sĩ. Nó có ý nghĩa văn hóa - lịch sử của xã hội Việt Nam.
Cao Bá Quát sáng tác bằng chữ Nôm lẫn chữ Hán, với số lƣợng lớn, thể loại phong phú. Những vần thơ Nôm của ông thƣờng hài hƣớc, chua chát, đắng cay.
Một điều dễ thấy ở thơ văn Cao Bá Quát là dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán, thể loại nào thì ý tứ rất phong phú, rất lãng mạn nhất là thể Hát nói và thơ chữ Hán. Điều này cho thấy cảm xúc của ông dạt dào, những khuôn khổ hình thức cứng nhắc không thể bó buộc cá tính và bản lĩnh của ông. Một phần đóng góp không nhỏ cũng là nét đặc sắc trong văn thơ của Cao Bá Quát chính là ngôn ngữ thơ. Theo giới nghiên cứu, nếu nhƣ ngôn ngữ trong thơ chữ Hán chắc nịch, mạnh mẽ, linh hoạt, giàu sắc thái thì ngôn ngữ trong thơ Nôm giàu sắc thái dân tộc, phong phú uyển chuyển, giàu nhạc điệu. Điều này đƣợc thể hiện thành công trong Tài tử đa cùng phú:
50
“Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình, Chu, tài bay nhảy ngại chi lao khổ! Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đàm mời mọc trích tiên; Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ; Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ;
Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tọa rắp xoay cơn khí số”.
3.1.2. Ngôn ngữ văn xuôi
Trong Hàn nho phong vị phú, ngôn ngữ văn xuôi, dân dã cũng đƣợc Nguyễn Công Trứ sử dụng với mức độ dày đặc : chém cha, nó, đầu kèo, trước sân, ống nứa, đầu giường tre, thằng bé tri trô,rọi trứng gà bên vách, xoi hang chuột trong nhà, ngấp ngó, trong cũi, đầu giàn, lợn nằm gặm máng, chuột chạy khua niêu, vỗ bụng rau bình bịch, ngáy kho kho, áo vải thô nặng trịch ... qua đó cái nghèo của nhà nho đƣợc miêu tả sinh động, chân thực đến mức suồng sã.
Tuy nhiên điểm nổi bật, ấn tƣợng, quán xuyến nhất ở Nguyễn Công Trứ vẫn là sự khẳng định mạnh mẽ, ngang tàng, ngang tàng đến mức ngất ngƣởng. Cái sống sít, cái trần trụi và chất Nghệ đậm đặc trong giọng điệu và ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ. Chúng vừa đem lại cho sáng tác của ông những đặc điểm nổi trội mà các tác giả khác không có đƣợc nhƣng đồng thời cũng khiến cho ông không tránh khỏi những hạn chế. Đôi lúc, Nguyễn Công Trứ vận dụng không cân nhắc liều lƣợng, ông lạm dụng chúng khiến cho câu thơ có phần nặng nề, không thanh thoát.
3.1.3. Sử dụng những từ loại đắc dụng
Trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, ông sử dụng những động từ, trạng từ diễn đạt các hành động, trạng thái mạnh mẽ, cứng cỏi, các từ loại khác đi theo nó cũng vậy, luôn gợi cái mạnh mẽ, khí phách:
“Chém cha cái khó, chém cha cái khó, Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó...”
51
Hai câu thơ là giọng điệu chì chiết của Nguyễn Công Trứ với cái khó. Tiếng chửi mang trong nó giọng điệu phê phán xã hội lúc bấy giờ. Ngôn từ mạnh mẽ nhƣng không vƣớng vào sáo ngữ bởi có nội dung biểu đạt tƣơng ứng.
Trong Tài tử đa cùng phú, Cao Bá Quát cũng sử dụng những động từ đặc hiệu: rơi rụng, hắt hiu, gầy, võ…để miêu tả về tác động của hoàn cảnh đến ngƣời tài tử:
“Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy, Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ.”
Để diễn tả cái khí khái của kẻ tài tử, Cao Bá Quát sử dụng khá nhiều từ láy, những từ khẳng định, phủ định, những động từ nhƣ: “không vơ”, “trả”, “chơm chởm”, “lênh đênh”…. Một luồng chính khí biến thành văn khí chạy suốt bài phú, có thể là đã đƣợc viết một hơi, “tẩu bút” nhƣ Cao Bá Quát thƣờng làm, đƣa đến một ngữ điệu mới cho phú, cho thơ văn Nôm.
“Đói rau rừng, thấy thóc Chu mà trả, đá Thú Dương chơm chởm, xanh mắt Di nằm tót ngáy o o;
Khát nước sông, trông dòng đục không vơ, phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho lụ khụ”.
Nhìn chung, thế giới hiện thực trong sáng tác Cao Bá Quát, hiện lên rất sinh động, đa dạng, nhiều sắc thái, nhiều cung bậc, mới mẻ, khác với những nhà thơ cùng thời. Quyết định cho sự thành công này chính là do bản lĩnh cá nhân, sự sáng tạo nghệ thuật miệt mài và tâm hồn mẫn cảm trƣớc cuộc đời.
Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát đã làm rõ “một tài thơ hiếm thấy” với vẻ đẹp lƣơng tâm và khí phách sáng ngời.
3.2. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh
3.2.1. Hình ảnh chân thực, sinh động
“Có thể coi bài Hàn nho phong vị phú là đỉnh cao của dòng thơ trào phúng về vịnh cái nghèo, một bài phú Nôm đặc sắc về đề tài đời thƣờng, thể hiện một
52
phong thái ngang tàng, tài hoa, đặc biệt kiểu Nguyễn Công Trứ” [5, tr. 279]. Nguyễn Công Trứ là một ngƣời theo tinh thần Nho giáo tích cực, một ông quan thanh liêm chú ý đến các vấn đề nhân sinh, xã hội. Nhƣng, cuộc sống riêng của ông thăng trầm. Từ thuở bạch diện thƣ sinh ông vốn nghèo, đến khi ra làm quan ông vẫn nghèo. Chính vua Minh Mệnh cũng biết điều đó cho nên năm 1832 khi từ biệt Huế đi Hải Dƣơng nhận chức bố chính nhà vua đã nói với ông: “Khanh nhà nghèo, trẫm biết rất rõ, nay ra tân lị cứ giữ lòng thanh liêm nhƣ thế, nếu chi dụng không đủ thì mật tấu về trẫm sẽ chu cấp cho”.
Vì xã hội bất công cộng với cuộc sống riêng tƣ chịu nhiều khó khăn, khổ cực nên Nguyễn Công Trứ thấy đƣợc thực trạng của xã hội trong chừng mực nào đó cũng là điều dễ hiểu. Giọng điệu trào phúng mang nhiều sắc thái khác nhau. Tác giả tự trào về cảnh nghèo của mình với một loạt các hình ảnh chân thực: tƣờng mo, nhà cỏ, đầu kèo mọt tạc, nhện giăng màn gió, phên trúc, ống nứa, giƣờng tre, mối giũi, giun đùn... tất cả thể hiện cảnh nghèo đói của nho sĩ đƣơng thời. Nói về cảnh nghèo đói của bản thân, nhƣng ta không thấy Nguyễn Công Trứ buồn, mà ẩn sau đó là con ngƣời cá nhân có tinh thần gắng gỏi. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc tới một không gian buồn bã, ảm đạm. Ngôi nhà đó đƣợc quan sát hết sức tỉ mỉ. Đầu tiên là việc tả hình dáng của ngôi nhà đến mọi chất liệu để xây dựng lên ngôi nhà đều đƣợc lấy từ thiên nhiên. Theo thời gian, chúng cũng bị hƣ hỏng: “đầu kèo” ở trong tình trạng “mọt tạc”, trƣớc cửa thì “nhện giăng màn gió”. Thêm vào đó là hình ảnh “ mối dũi quanh co đầu giƣờng”, góc tƣờng thì “giun đùn lên lố nhố”. Cảnh vật và con ngƣời dƣờng nhƣ đang trong tình trạng thiếu đi sự sống. Mèo vốn dĩ là con vật nhanh nhẹn, hoạt bát, thức ăn khoái khẩu là chuột thì nay nhìn thấy chuột nó cũng chỉ “ngấp ngó”. Còn lợn vốn là loài hay ăn, vậy mà trong tình trạng “đói chẳng muốn kêu”, chuột thì đành ngồi “cậy khua niêu” nhƣng không có gì để ăn, nó thấy “buồn thôi lại bỏ” đi.
53
Cái nghèo khó biến con ngƣời trở nên bất bình thƣờng. Một ngày kia, Nguyễn Công Trứ đã thấy không giống nhƣ mình nữa:
“Chẳng phải rằng ngây chẳng phải đần Bởi vì nhà khó hóa bần thần”.
(Vịnh cảnh nghèo)
Đấy là sự thức nhận của Nguyễn Công trứ trong xót xa, trong tự bạch tàn nhẫn. Tuy vậy, nhất quán trong con ngƣời Nguyễn Công Trứ từ thơ Nôm tới phú Nôm là ông luôn dùng cách “nói ngƣợc” để làm vơi đi cái bi kịch của kẻ khốn cùng trong tinh thần gắng gỏi:
“Tết nhất anh ni nói anh nghèo Nghèo mà lịch sự đố ai theo Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.” (Tết nhà nghèo)
Nghèo mà vẫn ung dung, lạc quan, đó là tất cả những gì mà ngƣời đọc cảm nhận đƣợc từ giọng điệu bông đùa của bài thơ.
Cũng viết về cảnh nghèo, nhƣng Cao Bá Quát lại diễn tả súc tích hơn qua các hình ảnh:
“Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lượp tượp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa;
Đèn cỏn con chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vừng nguyệt tỏ Áo Trọng Do bạc thếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;
Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ...
Túi thanh bạch ngược xuôi miền khách địa, trăm nghìn đường chỉ nhện dệt thưa mau;”
Cao Bá Quát đang phô bày và tả thực tình trạng sống của mình bằng những hình ảnh gợi hình nhất để vẽ nên cảnh đa cùng.
54
3.2.2. Hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ
Mặc dù để tả cảnh bần hàn, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ văn xuôi, những lời ăn tiếng nói của nhân dân... nhƣng không vì thế mà phú mất đi những hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ. Đặc điểm này chủ yếu biểu hiện ở Tài tử đa cùng phú
của Cao Bá Quát. Ở đó, Cao Bá Quát dùng cách nói bóng bẩy có phần hơi khoa trƣơng để làm nổi bật lên đức hạnh, tài năng của ngƣời tài tử:
“Hoi miệng sữa tuổi còn giọt máu, nét hào hoa từng ná Tấn, Dương Chòm tóc xanh còn chấn ngang vai, lời khí nghiệp những so Y,Phó Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn
Bút vén mấy dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ chỗ”.
Khát vọng thay đổi phải đƣợc thể hiện ra bằng hành động với những dự định lớn lao. Tác giả toan, rắp “đạp cửa phù đồ”, “xoay cơn khí số”. Với những hình ảnh “đeo vòng thƣ kiếm, xoay bạch ốc lại lâu đài, gánh vác giang sơn, ném thanh khâm sang cẩm tú”,... càng tô đậm tráng khí của nam nhi:
“Bài phú Dương Hùng dầu nghiệm tá, thì xin quyết tống bần quỷ ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài;
Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì xin quyết tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú”.
Có lẽ cái hoài bão phi thƣờng, sự khẳng định cá nhân đến tột độ ấy lan tỏa trong toàn bài phú đã khiến Vũ Khắc Tiệp phải trầm trồ: “Bài phú này, không một chữ hoặc một câu nào, cả toàn thiên nhời nhẽ thật cổ kính, chơm chởm nhƣ quả núi dựng ngƣợc lên, sắc sảo nhƣ thanh gƣơm chặt sắt nhƣ bùn, cứa vào đâu cũng đứt; văn đọc lên nhƣ xé trăm tấm lụa xoàn xoạt cùng một lúc vậy [6, tr47].
3.3. Tiết tấu và nhịp điệu
Lời văn trong bài phú đẹp về tiết tấu, nhạc điệu, thƣờng sử dụng lối văn biền ngẫu, câu ngắn, câu dài đan xen một cách linh hoạt. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ qua hai sáng tác Hàn nho phong vị phú và Tài tử đa cùng phú.
55
Dƣơng Quảng Hàm cho rằng: “Văn chƣơng Tàu và ta rất chú trọng về âm điệu, nghĩa là lời văn đặt sao cho êm ái, nhịp nhàng, khiến cho khi đọc khi ngâm, đƣợc vui tai, sƣớng miệng. Bởi thế không những trong văn vần mà cả trong văn xuôi cũng chú trọng đến âm luật, nghĩa là các tiếng bằng, trắc, các thanh phù, trầm phải sắp đặt cho khéo để câu văn khỏi trúc trắc khó nghe; lại hay dùng phép đối (biền ngẫu), nhiều khi câu văn thƣờng đƣợc đặt thành hai đoạn đối nhau, hoặc hai câu đối nhau, ngay trong một câu văn cũng thƣờng có những đoạn con đối nhau và những chữ đơn, chữ kép phải sắp đặt sao cho cân, không so le thì đọc lên mới đƣợc êm ái dễ nghe”.
Thể thức phú Đƣờng luật cũng rất thuận lợi với nhu cầu trữ tình của ngƣời Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên khẳng định: “Chức năng của phú là miêu tả, tả cảnh, tả tình nói chung. Nhƣng phú vốn là từ thơ mà ra, cho nên nhà văn thƣờng dùng phú mà tƣ tình để có một dung lƣợng khá lớn, trong chừng mực khuôn khổ của thơ, kể cả thơ bài luật vẫn là chật hẹp”. Khi tác phẩm phú đƣợc dùng để trữ tình, ngôn ngữ của nó mang đặc điểm chung của ngôn ngữ loại hình trữ tình. Chúng đƣợc tổ chức chặt chẽ về ngữ điệu và nhịp điệu. Sự đối lập giữa thanh bằng và thanh trắc tạo nên sự trầm bổng, sự tƣơng ứng hoặc đối lập về trƣờng độ của các ngữ đoạn tạo nên tiết tấu phong phú cho ngôn từ… Những điều này kết hợp tạo ra nhạc tính góp phần biểu hiện cảm xúc của con ngƣời. Với những đặc điểm riêng của mình khi chuyển tải nội dung trữ tình, phú vẫn tồn tại ngay cả thời kỳ thơ trữ tình thịnh đạt nhất, phú vẫn không bị tan biến.
Nhịp điệu cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính chất thi ca của phú. Từ điển thuật ngữ văn học giải thích nhịp điệu là “một phƣơng tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có qua hệ tƣơng đồng trong thời gian hay trong quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tƣợng thẩm mĩ.