Hình ảnh chân thực, sinh động

Một phần của tài liệu Chân dung nhà nho qua một số sán tác phú chữ nôm tiêu biểu (khảo sát qua phú nôm của nguyễn công trứ và cao bà quát) (Trang 57 - 60)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Hình ảnh chân thực, sinh động

“Có thể coi bài Hàn nho phong vị phú là đỉnh cao của dòng thơ trào phúng về vịnh cái nghèo, một bài phú Nôm đặc sắc về đề tài đời thƣờng, thể hiện một

52

phong thái ngang tàng, tài hoa, đặc biệt kiểu Nguyễn Công Trứ” [5, tr. 279]. Nguyễn Công Trứ là một ngƣời theo tinh thần Nho giáo tích cực, một ông quan thanh liêm chú ý đến các vấn đề nhân sinh, xã hội. Nhƣng, cuộc sống riêng của ông thăng trầm. Từ thuở bạch diện thƣ sinh ông vốn nghèo, đến khi ra làm quan ông vẫn nghèo. Chính vua Minh Mệnh cũng biết điều đó cho nên năm 1832 khi từ biệt Huế đi Hải Dƣơng nhận chức bố chính nhà vua đã nói với ông: “Khanh nhà nghèo, trẫm biết rất rõ, nay ra tân lị cứ giữ lòng thanh liêm nhƣ thế, nếu chi dụng không đủ thì mật tấu về trẫm sẽ chu cấp cho”.

Vì xã hội bất công cộng với cuộc sống riêng tƣ chịu nhiều khó khăn, khổ cực nên Nguyễn Công Trứ thấy đƣợc thực trạng của xã hội trong chừng mực nào đó cũng là điều dễ hiểu. Giọng điệu trào phúng mang nhiều sắc thái khác nhau. Tác giả tự trào về cảnh nghèo của mình với một loạt các hình ảnh chân thực: tƣờng mo, nhà cỏ, đầu kèo mọt tạc, nhện giăng màn gió, phên trúc, ống nứa, giƣờng tre, mối giũi, giun đùn... tất cả thể hiện cảnh nghèo đói của nho sĩ đƣơng thời. Nói về cảnh nghèo đói của bản thân, nhƣng ta không thấy Nguyễn Công Trứ buồn, mà ẩn sau đó là con ngƣời cá nhân có tinh thần gắng gỏi. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc tới một không gian buồn bã, ảm đạm. Ngôi nhà đó đƣợc quan sát hết sức tỉ mỉ. Đầu tiên là việc tả hình dáng của ngôi nhà đến mọi chất liệu để xây dựng lên ngôi nhà đều đƣợc lấy từ thiên nhiên. Theo thời gian, chúng cũng bị hƣ hỏng: “đầu kèo” ở trong tình trạng “mọt tạc”, trƣớc cửa thì “nhện giăng màn gió”. Thêm vào đó là hình ảnh “ mối dũi quanh co đầu giƣờng”, góc tƣờng thì “giun đùn lên lố nhố”. Cảnh vật và con ngƣời dƣờng nhƣ đang trong tình trạng thiếu đi sự sống. Mèo vốn dĩ là con vật nhanh nhẹn, hoạt bát, thức ăn khoái khẩu là chuột thì nay nhìn thấy chuột nó cũng chỉ “ngấp ngó”. Còn lợn vốn là loài hay ăn, vậy mà trong tình trạng “đói chẳng muốn kêu”, chuột thì đành ngồi “cậy khua niêu” nhƣng không có gì để ăn, nó thấy “buồn thôi lại bỏ” đi.

53

Cái nghèo khó biến con ngƣời trở nên bất bình thƣờng. Một ngày kia, Nguyễn Công Trứ đã thấy không giống nhƣ mình nữa:

“Chẳng phải rằng ngây chẳng phải đần Bởi vì nhà khó hóa bần thần”.

(Vịnh cảnh nghèo)

Đấy là sự thức nhận của Nguyễn Công trứ trong xót xa, trong tự bạch tàn nhẫn. Tuy vậy, nhất quán trong con ngƣời Nguyễn Công Trứ từ thơ Nôm tới phú Nôm là ông luôn dùng cách “nói ngƣợc” để làm vơi đi cái bi kịch của kẻ khốn cùng trong tinh thần gắng gỏi:

“Tết nhất anh ni nói anh nghèo Nghèo mà lịch sự đố ai theo Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc

Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.” (Tết nhà nghèo)

Nghèo mà vẫn ung dung, lạc quan, đó là tất cả những gì mà ngƣời đọc cảm nhận đƣợc từ giọng điệu bông đùa của bài thơ.

Cũng viết về cảnh nghèo, nhƣng Cao Bá Quát lại diễn tả súc tích hơn qua các hình ảnh:

“Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lượp tượp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa;

Đèn cỏn con chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vừng nguyệt tỏ Áo Trọng Do bạc thếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;

Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ...

Túi thanh bạch ngược xuôi miền khách địa, trăm nghìn đường chỉ nhện dệt thưa mau;”

Cao Bá Quát đang phô bày và tả thực tình trạng sống của mình bằng những hình ảnh gợi hình nhất để vẽ nên cảnh đa cùng.

54

Một phần của tài liệu Chân dung nhà nho qua một số sán tác phú chữ nôm tiêu biểu (khảo sát qua phú nôm của nguyễn công trứ và cao bà quát) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)