Thành công trong quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônQuảng Nam

Một phần của tài liệu quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động KD của NHNo&PTNT Quảng Nam (Trang 65 - 68)

- Xây dựng chiến lợc khách hàng đúng đắn, có hiệu quả: Hoạt động kinh

c. Đối với cả nớc

2.3.1.1. Thành công trong quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônQuảng Nam

2.3.1. Thành công và bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

2.3.1.1. Thành công trong quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônQuảng Nam nghiệp và Phát triển nông thônQuảng Nam

Quản lý RRTD theo công nghệ hiện đại là lĩnh vực khá mới mẻ đối với NHNo&PTNT Quảng Nam, một phần do các NHTM Việt Nam có thời gian hoạt động trong kinh tế thị trờng cha lâu, phần khác do NHNo&PTNT Quảng Nam là đơn vị mới thành lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nơi RRTD có hình thức thể hiện đặc thù ít đợc nghiên cứu. Mặc dù vậy, thời gian qua nội dung quản lý RRTD đã đợc Ngân hàng bớc đầu triển khai toàn diện trên tất cả các khâu của hoạt động tín dụng và đợc thực thi ở tất cả các đơn vị trực thuộc. Kết quả này thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ trong Ngân hàng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của RRTD để tự giác thực hiện những giải pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD đúng đắn. Từ Ban giám đốc ngân hàng đến cán bộ tín dụng đều nhận thức rõ ràng rằng, phòng ngừa và xử lý tốt RRTD là điều kiện để NHTM hoạt động hiệu quả. Nhờ nhận thức đúng đắn đó, NHNo&PTNT Quảng Nam đã mạnh dạn triển khai mạnh mẽ công tác huy động vốn và cho vay (huy động vốn nhiều hơn mức cho vay trên địa bàn), vừa chủ động phòng ngừa và hạn chế RRTD ở mức thấp hơn mức chung do NHNo&PTNT Việt Nam quy định (NHNo&PTNT Quảng Nam thực hiện hạn chế RRTD ở mức 3% so với mức 5% do NHNo&PTNT Việt Nam quy định).

Các cán bộ chủ chốt của ngân hàng đều đợc tập huấn cơ bản về RRTD và quản lý RRTD. Nhờ đó công tác quản lý RRTD đợc triển khai bài bản và tơng đối có hiệu quả, cụ thể là:

- Thành công trớc hết của NHNo&PTNT Quảng Nam trong quản lý RRTD là đã đa công tác này quán triệt vào toàn bộ hoạt động của quy trình cho vay khách hàng. Ngay từ khâu huy động vốn Ngân hàng đã chủ động theo sát giá thị trờng, không mạo hiểm nâng cao lãi suất để huy động vốn nên đã hạn chế đợc rủi ro chênh lệch lãi suất. Tình trạng huy động nhiều hơn cho vay của Ngân hàng nằm trong chiến lợc huy động chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và tình trạng kém phát triển của các dự án cần vay vốn trên đại bàn tỉnh Quảng Nam, không thuộc trách nhiệm cân đối của NHNo&PTNT Quảng Nam. Trong khâu cho vay, Ngân hàng đã tiến hành thẩm định khách hàng theo phơng thức chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm, đã thẩm định dự án đầu t theo tiêu chí của NHNo&PTNT Việt Nam. Công tác kiểm soát nội bộ cũng đợc tăng cờng để phòng ngừa các sai sót của cán bộ có thể dẫn đến RRTD. Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ trong quy trình tín dụng nên thực tế RRTD xảy ra trong phạm vi quản lý của NHNo&PTNT Quảng Nam không lớn, hàng năm Ngân hàng vẫn đảm bảo chỉ tiêu cam kết với Ngân hàng cấp trên.

- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đều đã đợc triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. NHNo&PTNT Quảng Nam đã thiết lập đợc hoạt động dự báo RRTD thông qua hệ thống thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài các thông tin có sẵn của hệ thống ngân hàng trong nớc, NHNo&PTNT Quảng Nam đã tích cực thu thập thông tin qua cán bộ tín dụng, qua tiếp cận khách hàng và đã bớc đầu thực thi xếp hạng tín nhiệm khách hàng thông qua phơng pháp chấm điểm. NHNo&PTNT Quảng Nam đã bớc đầu thực hiện phòng ngừa RRTD theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và của Ngân hàng Nhà nớc. Cho đến nay các bộ phận nghiệp vụ của NHNo&PTNT Quảng Nam đã độc lập hoàn toàn trong quá trình thẩm định

liên quan đến việc cho khách hàng vay. Ngân hàng đã thực hiện đầy đủ quyền kiểm soát việc sử dụng khoản vay của mình theo qui định tại điều 15 Luật các Tổ chức tín dụng. Các phơng án phòng ngừa RRTD đã đợc đa vào kế hoạch công tác hàng năm của Ngân hàng. Các yêu cầu liên quan đến phòng ngừa đ- ợc quy định cho từng cán bộ tín dụng. Ngân hàng đã liên tục trích Quỹ Dự phòng rủi ro theo quy định của hệ thống và Ngân hàng Nhà nớc. Mặc dù xác định rõ mục tiêu của Ngân hàng là lợi nhuận, nhng trong xử lý nghiệp vụ cho vay Ngân hàng đã hoạt động theo phơng châm thận trọng, vì thế, trong các giai đoạn khó khăn vừa qua của một số ngành, Ngân hàng đã không bị mất vốn từ cho vay các ngành đó. Nhờ những cố gắng trong công tác phòng ngừa RRTD mà trong thời gian qua NHNo&PTNT Quảng Nam đã không vấp phải các RRTD lớn nh ngân hàng khác và đã tạo đợc các điều kiện ổn định để hoạt động của Ngân hàng diễn ra bình thờng.

- Công tác xử lý RRTD đã đợc NHNo&PTNT Quảng Nam chỉ đạo tích cực. Qua quá trình hoạt động của Ngân hàng cho thấy, rủi ro trong đối tợng khách hàng là hộ sản xuất ít xảy ra nhất, việc cho hộ nông dân vay phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp nên Ngân hàng đã u tiên cho vay các khách hàng này. Ngoài ra, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế hậu quả RRTD nh phân loại các khoản nợ để xác định khả năng thu hồi, tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả nợ cho Ngân hàng, đốc thúc cán bộ tín dụng tìm cách thu hồi nợ, xử lý nợ bằng tài sản thế chấp hoặc Quỹ dự phòng rủi ro, đa vụ việc ra toà án... Các nỗ lực nh vậy đã giúp NHNo&PTNT Quảng Nam vợt qua đợc các khó khăn do thiên tai, do đạo đức của khách hàng và do chế độ chính sách của Nhà nớc ở địa phơng. Xét chung, tổng lợng tiền NHNo&PTNT Quảng Nam sử dụng để xử lý RRTD trong những năm qua là hàng chục tỷ, nhng tình hình tài chính của Ngân hàng không bị ảnh hởng nặng nề, hàng năm Ngân hàng vẫn có lãi.

- NHNo&PTNT Quảng Nam nhận thức rõ mức độ hạn chế thiệt hại từ RRTD đối với ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào kỹ năng,

trình độ quản lý và trách nhiệm của mỗi ngời tham gia vào qui trình tín dụng. Vì thế, Ngân hàng đã quán triệt để cán bộ, nhân viên của mình chú trọng các biện pháp giảm thiểu RRTD trong hoạt động thờng ngày của họ. Nhờ những nỗ lực này mà giờ đây các cán bộ của NHNo&PTNT Quảng Nam không còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với RRTD và biện pháp phòng ngừa RRTD nh những năm trớc đây. Ngân hàng cũng thờng xuyên cử cán bộ tham gia các chơng trình tập huấn, hội thảo do NHNo&PTNT Việt Nam và Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam khu vực miền Trung tổ chức. Đồng thời bộ máy quản lý RRTD của Ngân hàng cũng dần đợc hoàn thiện. Ngoài việc quy định nghĩa vụ quản lý RRTD của từng bộ phận, từng cán bộ nghiệp vụ, NHNo&PTNT Quảng Nam còn thành lập Tổ thu hồi nợ do cán bộ có cơng vị cao phụ trách ở cả chi nhánh tỉnh lẫn các chi nhánh bên dới. Tổ thu hồi nợ này có chức năng chủ yếu là lên kế hoạch và tìm biện pháp phối hợp tích cực với các tổ chức chính trị ở địa phơng để thu hồi nợ, nhất là những khoản nợ lớn. Nhờ tạo ra cơ chế chuyên trách nh vậy nên công tác thu hồi nợ của NHNo&PTNT Quảng Nam có hiệu quả hơn. NHNo&PTNT Quảng Nam đã gắn trách nhiệm thu hồi nợ với chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng để họ có trách nhiệm tới cùng trong việc đốc thúc khách hàng trả nợ.

2.3.1.2. Bài học rút ra qua quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động KD của NHNo&PTNT Quảng Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)