Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm tạo cơ chế cho việc bảo vệ quyền sở hữu được nhà nước thừa nhận cũng như đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo vệ quyền dân sự được thực hiện như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự bảo vệ của người có quyền cũng như năng lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác hỗ trợ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản.
Trước hết, về mặt thực tiễn, để nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu cần phải lưu ý đến khả năng tự thực hiện biện pháp bảo vệ sở hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người không phải là chủ sở hữu nhưng được nhà nước công nhận và bảo vệ quyền lợi chính thông qua việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật để họ hiểu về quyền và giới hạn quyền mà mình được thực hiện cũng như những biện pháp bảo vệ sở hữu mà nhà nước trao cho họ nhằm giúp họ thực hiện tốt nhất việc bảo vệ sở hữu của mình trên thực tế. Căn cứ trên nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện được quy định xuyên suốt trong quá trình giải quyết các tranh chấp về dân sự nói chung và các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nói riêng, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các bên thực hiện. Cùng với việc nâng cao hiểu biết, người có quyền cũng nâng cao khả năng sử dụng các biện pháp tự bảo vệ sở hữu mà không vi phạm các quy định của luật hành chính, hình sự. Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức về mặt thông tin cũng là cách để chủ sở hữu thực hiện biện pháp tự bảo vệ có hiệu quả hơn. Hoạt động hòa giải tại địa phương thông qua các tổ chức chính trị, chính trị xã hội cũng là một kênh quan trọng giúp các bên trong quan hệ hiểu rõ về quyền và lợi ích của mình cũng như thêm một lựa chọn để người có quyền có thể tự bảo vệ quyền sở hữu thông qua sự hỗ trợ từ các tổ chức này gửi đi thông điệp và kêu gọi người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu thực hiện chấm dứt hành vi cản
87
trở, hành xi xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại cho người có quyền.
Thứ hai, cần nâng cao khả năng hòa giải, giải quyết tranh chấp của cơ quan Tòa án nói chung và cán bộ Tòa án nói riêng. Khi mọi nỗ lực tự thỏa thuận, dàn xếp không thành, thông thường, người có quyền sẽ lựa chọn phương thức khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hoạt động khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền của chủ thể có quyền được bảo đảm hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực, sự công tâm của cơ quan Tòa án. Hòa giải trong vụ án dân sự nói chung và hòa giải khi Tòa án giải quyết các yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của chủ thể quyền nói riêng thể hiện đầy đủ việc tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của các bên trong quan hệ. Việc thỏa thuận giữa hai bên thông thường được thực hiện trước khi người có quyền khởi kiện ra Tòa án nhưng do hai bên đều khăng khăng bảo vệ lợi ích của mình dẫn đến việc thỏa thuận trong nhiều trường hợp khó thành. Công tác hòa giải của Tòa án bắt đầu từ khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm đến vụ án được Tòa đưa ra xét xử cần phải được nâng cao để hướng các bên đạt đến một sự thỏa thuận thay vì phải xét xử công khai. Tòa án với vai trò cơ quan xét xử theo quy định của pháp luật, cũng đóng vai trò là cơ quan phổ biến pháp luật đối với các bên tranh chấp. Với sự tham gia của Tòa án – một chủ thể thứ ba trung gian mang quyền lực nhà nước – các quy định pháp luật, lý lẽ phân tích và hệ quả pháp lý mà Tòa án đưa ra thông thường khiến các bên tin tưởng và thuận theo cao hơn so với việc hai bên tự thỏa thuận. Do đó, vai trò trong hòa giải của Tòa án nói chung và thẩm phán thực hiện hòa giải nói riêng rất quan trọng. Để có thể tác động đến đối tượng hoà giải nhằm hàn gắn những mâu thuẫn giữa hai bên và tạo cơ hội, điều kiện để họ tự thương lượng với nhau giải quyết tranh chấp, các cán bộ tòa án cần được đào tạo, nâng cao kỹ năng hòa giải như kỹ năng lập kế hoạch hòa giải, kỹ năng giao tiếp với các bên đương sự khi thực hiện hoà giải, kỹ năng xử lý tình huống… Đạt được sự thống nhất,
88
thỏa thuận giữa hai bên trong nhiều trường hợp chính là thành công lớn nhất của Tòa án. Trong trường hợp, mặc dù đã hỗ trợ tích cực hai bên thỏa thuận, thương lượng những không thành thì Tòa án sẽ thực hiện xét xử theo yêu cầu của các bên. Khi đó kỹ năng giải quyết vụ án của thẩm phán tại Tòa lại được chú trọng hơn cả. Trên thực tế, các yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân có thể được thực hiện hướng đến đối tượng tài sản được bảo vệ rất đa dạng, đó có thể là đất đai, nhà ở, quyền sở hữu trí tuệ, giấy tờ có giá… Để có thể thực hiện tốt vai trò xét xử, các thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử phải là người có hiểu biết về các loại tài sản trên để có thể đưa ra các yêu cầu cung cấp chứng cứ, chứng minh của các bên cũng như xác định về hành vi xâm phạm đối với tài sản mà các bên đang có yêu cầu. Trên thực tế, các tòa án mà bên bị vi phạm thực hiện khởi kiện yêu cầu bên có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại thường là Tòa án nhân dân cấp huyện, thị. Trong khi đó, các Tòa án này thường ít có kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến tài sản là quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến nhiều trường hợp lúng túng trong quá trình giải quyết, ảnh hưởng đến quyền lợi của người khởi kiện. Bên cạnh đó, việc thực hiện giải quyết tranh chấp tại Tòa còn gặp nhiều vấn đề về mặt trình tự, thủ tục tố tụng dẫn đến sai sót trong quá trình xác định chủ sở hữu tài sản đích thực đối với tài sản. Theo quy định bảo vệ người thứ ba chiếm hữu ngay tình đối tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký sở hữu do thực hiện giao dịch với người là chủ sở hữu trên cơ sở bản án của Tòa nhưng sau đó bản án bị tuyên hủy, sửa được bảo vệ dẫn đến, người có quyền sở hữu đích thực với tài sản lúc này không có lựa chọn đòi lại tài sản mà chỉ còn cách yêu cầu Tòa án bồi thường…
Nội dung quan trọng thứ ba trong việc nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế chính là nâng cao khả năng thi hành bản án, quyết định của Tòa. Mục đích của các bên khi tham gia quy trình tố tụng tại Tòa là mong muốn có sự giải quyết đúng đắn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
89
mình cũng như có được sự đảm bảo thi hành các quyết định đó trên thực tế. Tuy nhiên, công tác thi hành án trong nhiều trường hợp còn chậm trễ, kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bản án có hiệu lực thi hành của Tòa nhưng lại thiếu tính thi hành trong thực tiễn, xuất phát từ việc thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong việc tống đạt các quyết định, yêu cầu thi hành án của cơ quan thi hành án, từ sự trây ỳ, thiếu hợp tác từ người buộc phải thi hành quyết định của Tòa án... Do đó, để đảm bảo khả năng bảo vệ quyền sở hữu, cần phải có các biện pháp nâng cao khả năng thi hành án cũng như nâng cao khả năng, trách nhiệm của các cơ quan thi hành án trong thực tế.
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự, luận văn đã hướng người đọc tới cái nhìn khái quát về các đặc trưng của bảo vệ quyền sở hữu cũng như phân tích, đánh giá các biện pháp bảo vệ, góp phần phong phú thêm các công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự. Các kết quả đạt được, cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát hóa các đặc trưng của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân Việt Nam trên các đặc điểm về mục đích bảo vệ, chủ thể thực hiện biện pháp bảo vệ, chủ thể đối kháng, thời điểm thực hiện biện pháp bảo vệ, các biện pháp bảo vệ và nguyên tắc trong bảo vệ quyền sở hữu. Đồng thời, luận văn đã phân tích nhằm phân biệt bảo vệ sở hữu theo pháp luật dân sự với bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. Trên cơ sở đó, chỉ rõ được ưu điểm mà bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự mang lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định này.
Thứ hai, luận văn đã phân tích làm rõ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, bao gồm: biện pháp tự bảo vệ, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua Tòa án và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
90
thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không phải là Tòa án để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Cũng như, cụ thể hóa các điều kiện về mặt nội dung, thủ tục thực hiện bảo vệ quyền sở hữu đối với từng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Đồng thời, luận văn cũng chi tiết quy định về bảo vệ quyền sở hữu đối với một số loại tài sản nhất định để làm rõ hơn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Các chủ thể có quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khi tham khảo luận văn này có thể có được hướng dẫn tổng quát để thực hiện bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án, áp dụng ngay trong thực tiễn.
Thứ ba, người viết cũng đưa ra ý kiến cá nhân đóng góp vào quá trình hoàn thiện quy định pháp luật dân sự liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu cũng như nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trong thực tiễn. Trong đó, người viết đã đưa ra quan điểm riêng đối với quy định tại Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, bổ sung mà Bộ Tư pháp thực hiện lấy ý kiến từ tháng 6/2014 liên quan đến phần nội dung luận văn thực hiện, nhằm đa dạng các ý kiến góp ý đối với Dự thảo.
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ nướcCHXHCNVN (2006),Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
2. Chính phủ nước CHXHCNVN (2010),Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2010),Thông tư 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CPcủa Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
4. Hà Thị Mai Hiên (2011), “Bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân ở Việt Nam hiện nay”,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), tr. 73 - 78, 84.
5. Tưởng Duy Lượng (2007), “Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Toà án nhân dân, (6), tr. 15 – 19.
6. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự.
92
8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. 9. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Sở hữu Trí tuệ.
10.Quốc hội nước CHXHCNVN (2009), Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
11.Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Nhà ở.
12.Quốc hội nước CHXHCNVN (2009), Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
13.Tòa án nhân dân tối cao (2011), Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
14.Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
15.Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam, Hà Nội.
16.Nguyễn Minh Tuấn (2008),“Bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự của một số nước”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 50 - 55, 64.
Website: 17.http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/co-nen-cong-nhan-tai-san-ao-la- mot-loai-tai-san 18. http://luatminhkhue.vn/dan-su/du-kien-mot-so-van-de-co-ban-duoc-sua-doi,- bo-sung-trong-phan-tai-san-va-quyen-so-huu-cua-bo-luat-dan-su.aspx 19. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4495 20. http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6026 21.http://www.moj.gov.vn/dtvbpl/Lists/Danh%20sch%20d%20tho/View_ Detail.aspx?ItemID=216
93
22. http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6302_64_0_Quyen-so-huu-va-quyen-chiem- huu---bai-hoc-ve-tinh-huong-luat-xa-roi-cuoc-song.html?TabId=&pos=
PHỤ LỤC
SƠ ĐỒ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ
94