Hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản và gh

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 80 - 85)

nhận quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản tự nguyện của chủ sở hữu đối với tài sản là động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu

Như đã trình bày ở các phần trên, việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản không làm thay đổi quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản cũng như quyền được thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu do pháp luật quy định nhưng đăng ký quyền sở hữu là một hình thức công khai hay công bố

75

rộng rãi về chủ sở hữu thực sự của tài sản trên cơ sở sự thừa nhận của nhà nước mang lại cho chủ sở hữu khả năng chứng minh một cách nhanh chóng về quyền sở hữu của mình đối với tài sản trong trường hợp có tranh chấp xảy ra cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án đánh giá, xác minh tình trạng sở hữu của tài sản làm căn cứ giải quyết yêu cầu của các bên. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên thực tế diễn ra chậm, hầu hết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, người đi kiện phải rất chật vật để chứng minh quyền sở hữu của mình khi không xuất trình được giấy chứng nhận sở hữu nhà ở hay quyền sử dụng đất vì nhiều lý do trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chậm trễ cũng như các khó khăn trong quá trình yêu cầu cấp giấy chứng nhận sở hữu. Vì vậy, hoàn thiện các quy định về đăng ký sở hữu tài sản là một yêu cầu cấp thiết, mang tính thực tiễn nhằm đảm bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản cũng như tạo nên một cơ chế đối kháng mạnh mẽ đối với những người có hành vi xâm phạm đối với tài sản.

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [6,Điều 167]. Như vậy đối với mọi tài sản là bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định đều phải đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản. Trong khi đó động sản không phải đăng ký quyền sở hữu tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định như đối với ô tô, xe máy, tàu bay, tàu biển… Trong các biện pháp bảo vệ sở hữu, khả năng truy đòi tài sản của các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký mạnh mẽ hơn rất nhiều so với khả

76

năng truy đòi tài sản là động sản không phải đăng ký. Vì vậy, việc đảm bảo nâng cao khả năng truy đòi đối với tài sản cũng chịu sự tác động rất lớn từ việc đăng ký quyền sở hữu.

Hiện tại việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Giao thông đường bộ, Bộ luật hàng hải… Và theo từng lĩnh vực, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký sở hữu tài sản có thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng/Sở Tài Nguyên môi trường; Ủy ban nhân dân cấp quân/huyện/thị xã hoặc tỉnh; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/phòng cảnh sát giao thông tỉnh thành phố/cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, cục sở hữu trí tuệ… với các trình tự, thủ tục khác nhau. Bản thân chủ sở hữu khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản buộc phải tìm hiểu và xác định đúng thẩm quyền cơ quan có quyền cấp chứng nhận đăng ký sở hữu tài sản cho mình cũng như tốn nhiều công sức cho việc thực hiện các thủ tục hành chính này. Ví dụ đối với tài sản là bất động sản như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất đai, cùng là các tài sản gắn liền với đất nhưng việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản thuộc các chủ thể có thẩm quyền khác nhau như đăng ký quyền sử dụng đất thì đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng/Sở Tài nguyên môi trường, trong khi đăng ký sở hữu nhà ở cũng gắn liền với mảnh đất đó lại đến Ủy ban nhân dân. Dẫn đến tình trạng trên một mảnh đất, hai người xác lập quyền sở hữu với hai tài sản khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau dẫn đến khi có tranh chấp, cả hai bên đều được bảo vệ quyền lợi theo đăng ký nhưng trên thực tế, lại không thực hiện được do việc bảo vệ quyền lợi cho người này lại ảnh hưởng đến lợi ích của người kia. Cũng do có sự khác biệt trong trong thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu tài sản mà chúng ta chưa có được một cơ sở dữ liệu toàn diện về các tài sản đăng ký sở hữu là cơ sở cho việc tra

77

cứu và tiếp cận thông tin. Hoạt động đăng ký cũng chưa được công khai một cách rõ ràng để những người có nhu cầu có thể tra cứu, kiểm tra tình trạng tài sản dẫn đến có cái nhìn khách quan hơn về chủ sở hữu tài sản trước khi xác lập các giao dịch. Vì vậy, cần thiết phải có tổng hợp các quy định về đăng ký sở hữu tài sản đối với các loại tài sản trên một văn bản thống nhất, đồng thời cũng nên xây dựng thiết chế cho một cơ quan đăng ký sở hữu tài sản thống nhất để thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký sở hữu tài sản quy về một mối, thực hiện theo nguyên tắc một cửa giúp giảm bớt thời gian cho người đăng ký sở hữu tài sản cũng như hình thành tư duy của chủ sở hữu hướng đến một cơ quan đăng ký tài sản nhất định thay vì phải ngồi phân loại và tìm văn bản điều chỉnh nhằm xác định đúng tài sản của mình thuộc đối tượng cấp chứng nhận sở hữu tài sản của cơ quan nào. Cùng với việc phát triển của hệ thống công nghệ thông tin với những tiện ích mà nó mang lại trong đời sống con người, pháp luật cũng nên quy định về việc đăng ký sở hữu tài sản thông qua mạng internet nhằm rút ngắn thời hạn đăng ký cũng như tránh các sách nhiễu, phiền hà mà các cơ quan hành chính mang lại cho người đi đăng ký. Đương nhiên, để việc đăng ký sở hữu tài sản có thể thực hiện qua internet phải gắn liền với khả năng tiếp cận công nghệ của người dân, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phát triển cũng như sự tồn tại các quy định, mã số định danh cá nhân. Nhưng các nhà làm luật cũng nên xem xét xây dựng quy định này để trước mắt có thể hỗ trợ cho những người có nhu cầu thực hiện đăng ký sở hữu tài sản qua mạng một cách nhanh chóng, đồng thời giảm bớt chi phí công mà nhà nước phải bỏ ra.

Bên cạnh hoàn thiện các quy định về đăng ký sở hữu tài sản, các nhà làm luật cũng cần thiết công nhận và xây dựng cơ chế đầy đủ cho quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản tự nguyện của chủ sở hữu đối với tài sản là động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Pháp luật dân sự thừa nhận, các cá nhân, cơ

78

quan, tổ chức có thể thực hiện mọi biện pháp phù hợp quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu của mình. Vậy tại sao không công nhận quyền được đăng ký sở hữu tài sản tự nguyện cho chủ sở hữu để họ thực hiện và nâng cao khả năng bảo vệ quyền của mình trong thực tế. Đăng ký sở hữu tài sản tự nguyện không phải là một hành vi bị pháp luật cấm hay hạn chế mà chỉ là chưa được thừa nhận và chưa có cơ chế cho việc đăng ký để đảm bảo quyền cho người có nhu cầu. Với sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều loại tài sản mới trong thực tế sẽ phát sinh cũng như các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cũng đa dạng và khó kiểm soát hơn. Cùng với nhận thức và khả năng tài chính, nhiều chủ thể sẽ có nhu cầu đăng ký sở hữu đối với tài sản của mình để đạt được khả năng đối kháng mạnh mẽ nhất với người có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của họ. Tuy nhiên, thừa nhận biện pháp đăng ký sở hữu tài sản tự nguyện thì các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu sẽ vướng phải một tình trạng thực tế đó là người có nhu cầu đăng ký sở hữu tài sản một cách tràn lan, gây quá tải cho công tác cấp và lưu giữ thông tin đăng ký sở hữu tài sản. Do đó, để vừa đảm bảo quyền tự bảo vệ thông qua việc đăng ký sở hữu tự nguyện đối với tài sản, cần có sự phân loại các động sản không phải đăng ký sở hữu bắt buộc có thể là đối tượng của đăng ký tài sản tự nguyện. Theo đó, một cơ sở quan trọng để phân loại chính là căn cứ vào giá trị của tài sản, cách thức xác định giá trị tài sản được yêu cầu đăng ký sở hữu để xác định ngưỡng giá trị tài sản mà người có nhu cầu có thể căn cứ vào đó để đăng ký sở hữu tài sản tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền ở đây là cơ quan đăng ký sở hữu tài sản thống nhất mà người viết đã đề xuất ở phần hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký sở hữu tài sản.

79

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)