Hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc thỏa thuận được thể hiện triệt để trong quá trình chủ thể có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với tài sản của mình. Trước hết, nguyên tắc tự định đoạt được hiểu là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền quyết định có thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, chiếm hữu của mình hay không; thời điểm thực hiện biện pháp bảo vệ sở hữu là khi nào; biện pháp bảo vệ nào sẽ được lựa chọn để thực hiện và cách thức thực hiện các biện pháp đã lựa chọn ra sao để mục tiêu đạt được là cao nhất. Thậm chí, khi vụ việc đã được đưa ra giải quyết theo trình tự, thù tục tố tụng tại Tòa án, người có quyền vẫn thể rút yêu cầu theo đuổi vụ kiện và Tòa án phải công nhận quyết định đó. Đương nhiên tự định đoạt không đồng nghĩa với việc định đoạt vượt quá phạm vi pháp luật cho phép như thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mà xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người đối kháng hay lựa chọn biện pháp bảo vệ sở hữu khi chưa đủ điều kiện để áp dụng. Nguyên tắc này không được áp dụng khi chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở theo quy định của luật hành chính và luật hình sự. Không
26
nhất thiết phải có yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm hại mà chỉ cần hành vi trái pháp luật xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật hành chính, pháp luật hình sự bảo vệ thì có thể theo tố cáo, trình báo, yêu cầu của người có quyền hay người không có quyền hoặc trên cơ sở sự phát hiện của cơ quan có thẩm quyền, các biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng trên cơ sở trình tự, thủ tục luật định. Việc áp dụng biện pháp nào, thời điểm nào và thực hiện ra sao cũng phụ thuộc vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên các quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của người có quyền lợi bị xâm hại.
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc này cũng được người có quyền và chủ thể đối kháng thực hiện suốt quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình. Thỏa thuận không đồng nghĩa với việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ phải thỏa thuận với chủ thể đối kháng về việc theo đuổi quyền sở hữu của mình như thỏa thuận để người đang thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền sở hữu của mình hay thỏa thuận để người có hành vi xâm hại quyền sở hữu, chiếm hữu trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Sự thỏa thuận ở đây được hiểu là đàm phán, thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, thời điểm trả lại tài sản, cách thức trả lại tài sản, thỏa thuận về mức bồi thường mà bên có hành vi xâm phạm quyền phải chi trả sao cho biện pháp bảo vệ đạt được hiệu quả nhanh chóng và chính xác nhất. Ngay cả khi vụ việc đã đưa ra kiện tại Tòa án thì trong suốt quá trình giải quyết vụ án, trước và trong khi xét xử, Tòa án vẫn phải thực hiện hòa giải và phải có quyết định công nhận hòa giải thành, tức là công nhận sự thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên nếu hai bên đạt được thỏa thuận và chỉ ra các phán quyết trên cơ sở ghi nhận ý kiến, tập hợp các tài liệu, chứng cứ khi hai bên không thể thỏa thuận được. Nguyên tắc thỏa thuận cũng không được quy định khi thực hiện bảo vệ sở hữu theo quy định của luật hình sự, luật hành chính vì ngoài việc xâm
27
phạm quyền sở hữu đối với cá nhân, cơ quan tổ chức, hành vi xâm phạm quyền sở hữu còn xâm hại đến trật tự xã hội, trật tự quản lý nhà nước mà hai ngành luật này bảo vệ. Và rõ ràng, giữa một bên là cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng với một bên là người có hành vi vi phạm không bao giờ có sự thỏa thuận về hậu quả mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu. Điều này phải tuân thủ theo các quy định của Luật định, bản thân các cơ quan công quyền cũng không thể tùy nghi quyết định.
Nguyên tắc thứ ba cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự chính là nguyên tắc tự chứng minh của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp trong suốt quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền. Bao gồm việc chứng minh về quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản dẫn đến họ là chủ thể có quyền đối kháng với các chủ thể có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của mình. Đó là chứng minh về việc tài sản đã rời khỏi sự chiếm hữu, sử dụng của mình ra sao. Cũng như chứng minh ai là chủ thể đã, đang có hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu của mình, hành vi đó là gì, gây ra những thiệt hại nào, mức độ thiệt hại là bao nhiêu, khả năng trả lại tài sản hay bồi thường của người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm hữu của mình như thế nào. Do đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải là người có đủ các căn cứ, tài liệu để chứng minh trước người mà họ xác định là có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu của mình để có thể yêu cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lựa chọn việc đề nghị Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại thì các giấy tờ, tài liệu, lý lẽ mà họ đưa ra sẽ là cơ sở trọng yếu để Tòa án, cơ quan, tổ chức này có thể giúp họ thực hiện tốt nhất quyền bảo vệ của mình. Nguyên
28
tắc tự chứng minh không được ghi nhận trong luật hình sự và luật hành chính. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của hai ngành luật này không thực hiện trên cơ sở sự tự chứng minh của các bên mà căn cứ trên sự thu thập, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Các tài liệu, chứng cứ mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đưa ra để chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là một trong nhiều yếu tố dẫn tới quyết định cuối cùng của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp hành chính, hình sự. Trong nhiều trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu xảy ra nhưng không hoặc chưa đến mức vi phạm vào các quy định hành chính, hay cấu thành tội phạm mà hai ngành luật này điều chỉnh thì hành vi đó cũng không bị xử phạt hay định tội.
29
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Pháp luật dù có quy định hay không có quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thì khi quyền sở hữu được công nhận, chủ thể có quyền cũng sẽ bằng cách này hay cách khác thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu của họ. Tuy nhiên, nhà nước đặt ra các quy định pháp luật giới hạn phạm vi hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể quyền đảm bảo quyền sở hữu được thực thi trên thực tế nhưng không làm đảo lộn các quan hệ xã hội cũng như trật tự quản lý mà nhà nước xây dựng. Pháp luật dân sự ghi nhận quyền sở hữu và thừa nhận tồn tại một quyền đối kháng giữa chủ thể quyền sở hữu với các chủ thể khác trong xã hội đó là quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu mà người có quyền được thực hiện khi xuất hiện hành vi ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền sở hữu của họ. Pháp luật dân sự với nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành sẽ có các quy định cụ thể về cách thức bảo vệ quyền sở hữu cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật do chuyên ngành đó điều chỉnh. Tuy nhiên, với tư cách là luật gốc, Bộ luật dân sự từ Điều 256 đến Điều 261 ghi nhận một cách khái quát các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bao gồm: chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (gọi chung là người có quyền) tự thực hiện biện pháp bảo vệ hoặc người có quyền thông qua yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Tất cả các biện pháp trên được chủ thể quyền áp dụng trong đời sống xã hội và mang lại những hiệu quả nhất định, đồng thời cũng gặp phải những hạn chế đòi hỏi các chủ thể có sự linh hoạt trong quá trình lựa chọn cũng như thực hiện trên thực tế.
30