Khi nỗ lực yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại không thành, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có thể lựa chọn một giải pháp mang tính đảm bảo cao nhất chính là kiện ra Tòa yêu cầu người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Lúc này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản sẽ bước vào một quy trình tố tụng theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự và bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ quy định đó để đảm bảo Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu của mình một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm các điều kiện về mặt nội dung làm phát sinh quyền khởi kiện ra Tòa án được trình bày cụ thể ở phần dưới, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện về trình tự, thủ tục kiện tại tòa án theo quy định của BLTTDS. Như đã nêu ở trên, bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự có một nguyên tắc đặc trưng chính là nghĩa vụ chứng minh thuộc về người có yêu cầu mà không phải là trách nhiệm của cơ quan Tòa án. Do đó, để có thể khởi kiện, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải chuẩn bị đầy đủ các căn cứ, tài liệu chứng minh việc khởi kiện của mình là có cơ sở. Theo đó, để thực hiện việc khởi kiện ra Tòa nhằm giải quyết yêu cầu của mình, chủ
38
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp cần phải biết và thực hiện đầy đủ các quy định sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề cần tập hợp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản, là chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp để trở thành người khởi kiện/nguyên đơn trong vụ kiện dân sự. Nếu như chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là người có được tài sản theo quy định của pháp luật thì họ cần có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của mình thực sự phát sinh trên các căn cứ luật định, ví dụ: Chủ sở hữu có giấy chứng nhận sở hữu đối với tài sản, văn bản chứng minh việc mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản, quá trình quản lý, sử dụng lâu dài đối với tài sản…; người chiếm hữu hợp pháp phải cung cấp được tài liệu, thông tin về việc ủy quyền của chủ sở hữu, văn bản thế chấp, cho mượn…; người có quyền sử dụng đất phải cung cấp được giấy tờ chứng nhận quyển sử dụng đất, quyết định giao đất của nhà nước, tài liệu chứng minh quá trình sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 168 BLTTDS sửa đổi, bổ sung thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự” [8].Việc một người trở thành chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản không bị giới hạn bởi độ tuổi, năng lực hành vi, nhận thức của họ. Pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự - tức là “khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự kể từ khi họ sinh ra cho đến khi mất đi” [6,Điều 14]. Tuy nhiên, để trở thành nguyên đơn trong vụ kiện dân sự, người khởi kiện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, tức là “khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự” [7,
39
Điều 57,Khoản 2]. Như vậy, ngoài việc chứng minh tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề còn phải chứng minh mình là người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ. Người chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực tố tụng, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc khởi kiện, tham gia quá trình tố tụng thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp – là người giám hộ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ là người thay mặt cơ quan tổ chức tham gia quá trình tố tụng. Các tài liệu chứng minh về năng lực hành vi tố tụng có thể là chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, tài liệu chứng minh tư cách người giám hộ, quyết định công nhận người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ ủy quyền hợp pháp theo quy định.
Thứ hai, người khởi kiện phải xác định được đối tượng bị kiện – bị đơn mà mình hướng tới là ai. Tùy vào mục đích khởi kiện mà người có quyền hướng tới là yêu cầu chấm dứt hành vi, đòi trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại mà chủ thể bị kiện có thể sẽ khác nhau. Việc xác định người bị kiện ở đây bao gồm cung cấp được các giấy tờ chứng minh hành vi của người bị kiện là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của người khởi kiện, tên tuổi, địa chỉ liên lạc của người bị kiện đảm bảo Tòa án sau khi thụ lý vụ việc có thể triệu tập bị đơn đến Tòa. Tương tự như việc xác định tư cách nguyên đơn ở bên trên, trong trường hợp người thực hiện hành vi cản trở trái pháp luật, hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hay gây ra thiệt hại là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị hạn chế năng lực hành vi thì người đại diện hợp pháp sẽ là người đại diện cho bị đơn tham gia
40
các hoạt động tố tụng tại Tòa. Việc xác định được hay không xác định được thông tin liên lạc của người bị kiện trong vụ kiện dân sự có ý nghĩa trong việc giúp người khởi kiện lựa chọn yêu cầu khởi kiện phù hợp. Đồng thời, khi xác định được đầy đủ thông tin về người bị kiện, người khởi kiện xác định được cơ quan tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện để tránh trường hợp hồ sơ khởi kiện bị trả lại do không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tiếp nhận đơn.
Thứ ba, người khởi kiện cần xác định được cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp, yêu cầu đòi lại tài sản và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Căn cứ quy định về thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Chương III BLTTDS hiện hành thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với đơn kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp, yêu cầu đòi lại tài sản và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn là cá nhân, hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức; là Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản nếu đối tượng kiện đòi là bất động sản; là Tòa án cấp huyện nơi cư trú của nguyên đơn trong trường hợp không xác định được nơi cư trú, nơi có trụ sở chính của bị đơn, nơi thực hiện hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Tòa án cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện nêu trên trong trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp này, Tòa án cấp tỉnh sẽ là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện.
Thứ tư, xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có còn hay không. Đây cũng là một trong những cơ sở để Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án hay trả lại đơn khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại Khoản 1
41
Điều 159 BLTTDS thì: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [8]. Tại Khoản 3 Điều 159 BLTTDS nêu rõ: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”[8]. Như vậy, đối với yêu cầu kiện đòi tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện, người khởi kiện có thể khởi kiện ra tòa án bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật và kiện đòi bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, khi các chủ thể lựa chọn phương thức kiện dân sự yêu cầu người bị kiện chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc bồi thường thiệt hại phải hết sức lưu ý về thời điểm mình biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và chứng minh được kể từ thời điểm đó đến khi người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của mình vẫn còn.
Thứ năm, để Tòa án có thể thụ lý giải quyết yêu cầu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề thì họ phải có đơn khởi kiện gửi
42
đến Tòa án có thẩm quyền theo nội dung và hình thức quy định tại Điều 164 BLTTDS bao gồm các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Toà án nhận đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của người khởi kiện; Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đó là các tài liệu, chứng cứ chứng minh tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề; tài liệu, chứng cứ chứng minh năng lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện; tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của người bị kiện…
Trên đây là những điều kiện về mặt thủ tục luật định mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề phải đáp ứng để có thể kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tùy vào hiện trạng thực tế của tài sản cũng như quyền lợi mà người có quyền có thể hoặc đã bị xâm phạm, pháp luật dân sự lại quy định các điều kiện về mặt nội dung mà người có quyền phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn yêu cầu nào để đảm bảo quyền và lợi ích bảo vệ của mình đạt được là cao nhất. Bao gồm:
43
2.1.2.1. Biện pháp kiện đòi trả lại tài sản
Đối tượng hướng đến của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua yêu cầu Tòa án buộc người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản theo quy định tại Điều 256 BLDS chính là tài sản. Do đó, để thực hiện được biện pháp kiện đòi tài sản cần phải có cơ sở chứng minh về sự tồn tại của tài sản tại thời điểm khởi kiện, tính chất của tài sản, tài sản hiện đang thuộc sự nắm giữ, quản lý tài sản của ai, tư cách nắm giữ, quản lý tài sản của người đó là gì để có thể đề nghị Tòa án yêu cầu chính xác người phải trả lại tài sản và bảo đảm về giá trị, tính chất tài sản khi chuyển giao lại cho người có quyền. Bên cạnh đó, chức năng, khả năng có thể khai thác đối với tài sản cũng là một vấn đề quan trọng, giả sử tài sản vẫn còn tồn tại nhưng đã bị hỏng một số chức năng dẫn đến tài sản bị hạn chế khả năng khai thác, sử dụng như ban đầu cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thực hiện hay không thực hiện kiện đòi tài sản, hoặc kết hợp giữa việc kiện đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại… Công dụng của tài sản không phải là một yêu cầu bắt buộc khi người có quyền thực hiện kiện đòi tài sản, nhưng là một trong yếu tố để người có quyền cân nhắc lợi ích đạt được khi gửi đơn kiện tới Tòa án cũng như hành vi chiếm hữu bất hợp pháp của người mà mình kiện đòi, đó chính là cơ sở để Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người kiện đòi tài sản. Như vậy, để thực hiện kiện đòi trả lại tài sản, người khởi kiện cần lưu ý các điều kiện về mặt nội dung sau:
Thứ nhất, đối tượng là tài sản trong yêu cầu kiện đòi tài sản phải là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữuvà hiện đang còn tồn tại trên thực tế. Ngoại lệ, đối tượng kiện đòi tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu chỉ tồn tại khi động sản này nằm trong sự nắm giữ, quản lý của người thứ ba ngay tình thông qua một hợp đồng không có đền bù hoặc
44
động sản bị lấy cắp, bị mất, hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí