2 3 Văn học T T
3.3. Đánh giá về hình thức thể hiện của báo Nhân Dân,Hà
Ngoài ra, báo Văn hoá còn khá nhiều chuyên mục hấp dẫn như “Cđw
chuyện chủ nhật”, chuyên mục “Nhận định”, “Bạn đọc viết”... cũng có nhiều bài viết dưới nhiều hình thức, đặc biệt là dưới thể loại kí chính luận đã đề cập đến vấn đề bảo tồn giá trị di sản văn hoá dân tộc nói chung.
Báo Văn Hoá là cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hoá - Thông tin nên nhìn chung những bài viết có điều kiện đi sâu phân tích các vấn đề văn hoá. Các vấn đề khi được đề cập thường được khai thác trên nhiều khía cạnh, khai thác sâu hiện tượng, có những lý giải và kiến nghị cụ thể.
3.3. Đánh giá về hình thức th ể hiện của báo Nhân Dân, Hà Nội Mới và báoVăn Hoá. Văn Hoá.
Ba tờ báo nhìn chung có hình thức trình bày đơn giản. Báo thiên về khung, cột. Các bài đều được trình bày trong một khối gọn với những ô to, ô nhỏ có hàng tít ở trên, v ề mặt chuyên nghiệp thì những hình khối này có lợi thế là làm người đọc dễ tìm, nó thể hiện từng chuyên mục, đầu bài cụ thể. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ thì những hình khối đó đơn điệu không tạo được sự hấp dẫn đối với người đọc. Lý do là vì đây là báo ngành, báo Đảng nên thường chú trọng thông tin hơn nhiều báo khác chú trọng về hình thức để hấp dẫn người đọc, thông tin lại thường xuyên bổ sung những thông
tin mới trong nước và quốc tế đặc biệt với hai tờ báo ngày nên việc trình bày cũng không thể cầu kỳ được.
Chữ dùng trên báo cũng chỉ là hai loại chữ cơ bản: chữ thường cho phần nội dung va chữ đậm dùng cho tít bài. Thỉnh thoảng có chữ in dùng cho măng xéc các nội dung tuyên truyền lớn của Thành phố. Báo Nhân Dân và báo Hà Nội Mới vẫn giữ nguyên khổ lớn in chủ yếu hai màu đen trắng với nhật báo và in màu với báo cuối tuần, cỡ chữ vừa, sắp xếp cố định các trang báo, hệ thống chuyên mục đặc sắc...nhìn chung cách trình bày báo tạo ra ấn tượng đúng đắn, phù hợp với nội dung của tờ báo Đảng. Báo Văn Hoá khổ báo lớn, in màu hấp dẫn, sử dụng nhiều thể loại báo chí làm tăng tính hấp dẫn của bài viết phù hợp với vấn đề phản ánh, hệ thống chuyên mục thay đổi tương đối nhiều, thông tin sự kiện còn chậm do hạn chế của báo tuần, v ề ảnh trên báo, có một số ảnh và bài nhiều khi không phù hợp, ảnh không ăn nhập với nội dung bài viết. Những thông tin chính trị, tin ngoại giao có ảnh đi kèm thì ảnh luôn khớp với nội dung. Ngoài ra, những thông tin khác, đặc biệt là những thông tin kinh tế xã hội, ít khi ảnh được dùng để minh hoạ đúng nội dung. Với chủ đề giới thiệu và bảo tổn di sản văn hoá ở Hà Nội, nhiều bài viết về những di sản này có kèm ảnh minh hoạ, nhưng rất trái ngược. Ví dụ như bài viết về chùa Trấn Quốc nhưng lại có ảnh minh hoạ là cảnh Hổ Gươm trong sương sớm. Điều này làm giảm tác động của bài báo đối với người đọc, đôi khi còn gây phản cảm.
Như đã biết, tít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có những chức năng chung của báo chí. Nhìn chung nhiều bài viết khi đặt tít vừa khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn vừa được trình bày hấp dẫn làm hiệu quả của bài viết được nhân lên. Tuy nhiên, cách dùng tít trên các bài viết còn đơn giản. Tít bài thường không cầu kỳ mà đi ngay vào nội dung vấn đề. Như "Những ngôi đình chưa xếp hạng, ai quản lý ?" số ra ngày 01/07/2001: "Hồ Văn với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám" số ra ngày 16/9/2001, "Để Hồ Gươm thêm đẹp" số ra ngày 24/4/1999, "Hổ Thuyền Quang bây giờ" số ra ngày 10/4/2000... Theo chủ quan đánh giá của chúng
tôi thì cách dùng tít như vậy sẽ làm người đọc thấy ngay được vấn đề quan tâm. Đó là ưu điểm. Nhưng cũng có mặt hạn chế vì tít bài hấp dẫn sẽ có sự thu hút, hấp dẫn độc giả hơn.
Với báo chí hiện đại, việc dùng sa-pô đã trở nên khá phổ biến vì chỉ cần đọc qua sa-pô là người đọc có thể nắm được trọng tâm của bài báo. Đây cũng là cách thức làm cho bài báo, tờ báo trở nên hấp dẫn hơn trong mắt bạn đọc. Cũng theo cách trình bày của báo chí hiện đại, việc sử dụng biểu đồ hộp thông tin là rất cần thiết. Những hộp thông tin là những ô nhỏ, trình bày bằng nhiều hình dạng: vuông, tròn, bầu dục khác nhau mà trong đó có những thông tin quan trọng nhất của bài báo, những số liệu đáng chú ý. Khi đưa ra thực trạng di sản văn hoá vật thể Hà Nội, có thể dùng hộp thông tin như: "1441 di tích ỉịch sử văn hoá bị vi phạm, xuống cấp nghiêm trọng. 276 DT hiện đang bị các hộ dân lấn chiếm, hoặc các cơ quan Nhà nước dùng làm trụ sở.143 DT nay đã thành p h ế tích", hoặc "Nếu trước ngày 30/3/ỉ 999 mới có 152 trường hợp sửa chữa nhà: từ 3013 - 4/1999 có thêm 104 trườtĩg hợp; nhưng từ 411998 - 10/1999 đã có 890 trường hợp cơi nới sửa chữa nhà trong đó có tới 1999 trường hợp xây sai phép và 128 nhà cổ và ỉ .085 ngôi nhà cũ". Chữ trong những hộp thông tin này có nhiều kiểu khác với chữ trong bài hoặc in đậm. Những hộp thông tin này giúp cho độc giả tập trung thu hút vào thông tin quan trọng nhất, ấn tượng và dễ nhớ. Hơn nữa, việc trình bày bài báo kèm những hộp thông tin sẽ giúp trang báo sinh động hơn, đẹp và hấp dẫn hơn.
Bên cạnh việc phản ánh tương đối có hiệu quả thì có một vấn đề là nhìn chung chưa phong phú về thể loại, v ề chủ đề di sản văn hoá Hà Nội, cũng có các thể loại bài như phóng sự, điều tra ... nhưng thường khó xác định đúng thể loại, vì trong các bài viết có sự pha trộn đặc điểm của nhiều thể loại khác nhau.
Báo chí ngoài việc chú trọng phản ánh kịp thời nhanh nhậy mọi thông tin về đời sống, kinh tế, văn hoá, khoa học...của con người thì cũng đặc biệt chú trọng tới hình thức nhằm tăng tính hấp dẫn của báo chí. Chắc chắn, môt tờ báo in chữ rõ ràng, màu sắc hợp lý, bố cục rành mạch... sẽ lôi cuốn người đọc
hơn. Báo chí ‘‘Phải hấp dẫn, thoả mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của đối tượng. Tác phẩm báo chí phải được trình bày với sức thuyết phục. Nó khổng chỉ làm cho quẩn chúng thích thú mà còn khơi gợi được sự suy nghĩ theo hướng đúng và thúc đẩy hành động tích cực của h ọ ”[ 09]
Nói chung, hình thức thể hiện của ba tờ báo chưa đặc sắc, chưa hấp dẫn người đọc, chưa theo kịp hình thức thể hiện của báo chí hiện đại.
KẾT LUẬN
Báo chí là sản phẩm thuộc thượng tầng kiến trúc và hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá. Báo chí là một phương tiện truyền tải thông tin về mọi vấn đề xã hội đang diễn biến không ngừng. Là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng và văn hoá, báo chí đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng một xã hội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những tin bài viết về chủ đề giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội khảo sát ở trên đã chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Như đã nói ở phần mở đầu, mục đích của luận văn là khảo sát, đánh giá để khẳng định vai trò to lớn của báo chí đặc biệt qua ba tờ báo đã chọn, đồng thời có những kiến nghị về việc nâng cao hơn nữa vai trò của báo trong thời gian tới khi truyền tải vấn đề này. Qua quá trình khảo sát trên ba tờ báo chúng tôi rút ra một số ưu, nhược điểm và những kiến nghị như sau:
Ưu điểm
Trong thời gian qua, báo chí nói chung và ba tờ báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá nói riêng có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là việc giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội. Số lượng bài viết trên báo về đề tài này ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm Hà Nội đang cùng cả nước chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trong 3 chương của khoá luận này, vai trò của ba tờ báo trong việc giới thiệu và bảo tổn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội Hà Nội đã được phân tích kỹ càng. Báo không chỉ giới thiệu và tôn vinh những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Hà Nội mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về giá trị ngàn năm văn hiến của mỗi di sản. Đồng thời, báo cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo nạn xâm hại di tích, phá hoại những di sản đó. Sau cùng, đó
là đã đưa ra những giải pháp thiết thực để giữ gìn và phát huy những di sản của Thăng Long, sao cho xứng đáng với tầm vóc của một thủ đô anh hùng.
Ưu điểm nổi bật của ba tờ báo là đã bám sát và tuyên truyền kịp thời đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành uỷ và Chính quyền thành phố Hà Nội trong nhiệm vụ giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội. Từ những bài học giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phản ánh tình trạng xuống cấp và mai một của các di sản văn hoá, giới thiệu, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Các báo đã lựa chọn thể loại để đạt được hiệu quả trong quá trình truyền tải phù hợp với mục đích, tôn chỉ và nhiệm vụ tuyên truyền của mình. Cả ba báo đều không ngừng đổi mới nâng cao nội dung và hình thức để phát huy cao nhất hiệu quả thông tin.
Báo Hà Nội Mới với thế mạnh là cơ quan của Thành uỷ Hà Nội, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô báo có ảnh hưởng lớn trong việc tuyên truyền, cổ động, định hướng công chúng vào mục tiêu cụ thể như vấn đề giới thiệu, tôn vinh và bảo tổn giá trị di sản văn hoá.
Hà Nội Mới cũng chú trọng đăng tải nhiều bài phát biểu, nói chuyện và các cuộc phỏng vấn nhằm giới thiệu và góp phần bảo tổn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội. Thông tin của Hà Nội Mới nhanh nhạy, phản ánh đa dạng nhiều vấn đề có tính thời sự do có ưu thế là báo ngày và báo địa phương. Mặt khác báo có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia về bảo tồn di sản văn hoá, do đó bài viết rất có giá trị. Một số mục có nội dung sâu sắc như “Mỗi tuần một chuyện”, “Muôn mặt đời thường”, một số mục chuyên giới thiệu nét đẹp, nếp sống thanh lịch, tinh hoa văn hoá của người Thủ đô... và chuyển tải những điều đó qua hình thức thể hiện giàu thông tin thẩm mỹ như “Thủ đô ta”, “Hà Nội tạp văn”. Mỗi ấn phẩm của báo mang một nội dung thông tin khác nhau và phát huy ưu thế của mình. Nhật báo nổi bật ở thông tin nhanh nhạy, kịp thời bám sát chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị, Thành uỷ Hà Nội. Báo cuối tuần đi sâu vào các vấn đề văn hoá, văn nghệ, giải trí. Vì vậy những bài viết về giới thiệu và bảo tổn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội tập trung ở ấn phẩm này nhiều hơn và có hệ thống hơn. Báo Chủ nhật đề cập vấn đề này qua
các vấn đề văn hoá, văn nghệ... So với báo chí trong cả nước, báo Hà Nội Mới vẫn chỉ là báo địa phương. Nhưng đây là địa phương đặc biệt, là trung tâm của cả nước nên báo nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả Hà Nội và những địa phương khác. Báo Hà Nội Mới, về cơ bản đã phản ánh những nội dung giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội theo đường lối mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Báo Nhân Dân với tôn chỉ và mục đích của mình thường đăng tải những bài viết có tính chất định hướng sâu sắc có tác dụng lớn trong việc xác lập thái độ và hành động trong công chúng.Từ đầu năm 1997 báo Nhân Dân tăng lên 8 trang, trang 5 dành cho văn hoá nghệ thuật và chuyên mục “Văn hoá và phát triển” ở Nhân Dân cuối tuần...đã là giàu thêm lượng thông tin về vãn hoá cụ thể là giói thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội. Các chuyên mục mang tính ổn định cao giúp người đọc dễ dàng làm quen với các vấn đề, tạo hiệu quả tiếp thu thông tin.
Báo Văn Hoá là cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hoá - Thông tin có điều kiện đi sâu phân tích các vấn đề văn hoá. Báo đăng tải nhiều bài viết về vấn đề giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội. Các vấn đề khi được đề cập thường được khai thác trên nhiều khía cạnh, khai thác sâu hiện tượng, có những lý giải và kiến nghị cụ thể. Hình thức trình bày đẹp nhiều nội dung phong phú tuy nhiên còn nhiều hạn chế của báo tuần.
Hạn chê
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, báo Nhân Dân, báo Hà Nội Mới và Văn Hoá còn một số hạn chế nhất định. Bên cạnh những un thế như thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đúng định hướng các báo không đều khi phản ánh, bên cạnh một sô báo hay hấp dẫn thì cũng có những sô báo khô khan,cứng nhắc, nhiều sô báo như một bản báo cáo khiến độc giả cảm thấy không hấp dẩn. Nhiều bài viết chạy theo sự kiện phản ánh sự đã rồi. Những bài viết có tầm “dự báo” không nhiều. Nhiều bài viết chỉ dừng lại ở phản ánh, phê phán những yếu kém trong công tác bảo tồn, tôn tạo mà chưa phân tích, định hướng cụ thể. Bên cạnh sự thành công của các thể loại khi truyền tải, ba tờ báo còn
thiếu những bài phỏng vấn có chất lượng. Có rất nhiều vấn đề tồn tại gây thắc mắc trong dư luận, nếu chú trọng phỏng vấn thẳng thắn với những người có trách nhiệm sẽ gây được lòng tin trong công chúng. Nhiều bài viết còn dài. còn khô khan, ba thể loại quan trọng như tin, phóng sự điều tra, bình luận chưa có nhiều bài hay. Hệ thống các chuyên mục phong phú nhưng chưa ổn định, nhiều bài viết ở có đề tài và phong cách trùng nhau. Số lượng ảnh minh hoạ còn ít, nhiều ảnh chưa thể hiện được thực trạng của di sản văn hoá mà phần lớn chỉ mang tính giới thiệu... Nội dung và hình thức báo chưa phải là hấp dẫn, chưa theo kịp hình thức chuyển tải của báo chí hiện đại. v ề những hạn chế trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện, báo Nhân Dân,Hà Nội mới, Văn Hoá cần phải khắc phục dần.
Một sô kiến nghị
Từ những yêu cầu thực tế của cuộc sống, trên cơ sở những kết quả khảo sát trên ba tờ báo, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của ba tờ báo trong chủ đề trên:
- Nâng cao trình độ của nhà báo về lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là di sản văn hoá vật thể. Phóng viên chuyên đề mảng văn hoá còn chưa đi sâu vào đề tài văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Đa số các bài viết trên báo là của bạn đọc