Sự vi phạm các di sản văn hoá do thiế uý thức, thiếu hiểu

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 92)

2 3 Văn học T T

2.3.1.2 Sự vi phạm các di sản văn hoá do thiế uý thức, thiếu hiểu

Trong thời gian qua, tuy Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đúng đắn và quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hoá, nhưng trong quá trình đô thị hoá hiện nay, do yếu tố tự phát, tính tổ chức, tính pháp luật trong hoạt động đô thị yếu, nên hệ thống di sản văn hoá của đô thị bị đe doạ nghiêm trọng. Trước thực trạng đó ba tờ báo trên đã tích cực phản ánh góp phần giúp các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của chính bản thân con người.

Tình trạng các công trình kiến trúc văn hoá bị xâm hại xảy ra khá phổ biến cùng với sự thờ ơ, thiếu hiểu biết của con người. Việc phản ánh trên báo chí những hiện tượng xâm phạm, phá hoại các di sản văn hoá vật thể trên địa bàn thủ đô mang một ý nghĩa tích cực góp phần bảo tồn di sản văn hoá của Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Trong bài "Phía ngoài Văn Miếu" của tác giả Hà Hương, Báo Hà Nội Mới số ra ngày 26/6/1999 đã phản ánh: "Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hoá tầm cỡ quốc gia. Khách nước ngoài thường xuyên đi bộ qua lối này đ ể sang Bảo tàng Mỹ thuật và ngược lại. Vậy mà, hầu như cả đoạn

này đã thành cái toa - lét" công cộng cho mấy ông xe ôm, xê taxi, cửu vạn và đôi khi cả những người lỡ độ đường". Đây là một hiện tượng xấu cần lên án, vì nó không những ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích, mà còn làm cho bạn bè quốc tế nhìn ra với cái nhìn không thiện cảm.

Hiện tượng làm mất sự tôn nghiêm nơi chùa chiền, di tích còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều di tích của Hà Nội. Trong bài ''Di tích lịch sử Cột Cờ cẩn một khuôn viên" của tác giả Dương Trọng Khoan, Báo Văn Hoá số ra ngày 12/12/2000, đã bày tỏ sự bất bình trước việc quanh Cột Cờ Hà Nội có quá nhiều ô lọng đủ màu sắc ghi tên Pepsi, Cocacola... Trong một bài khác, bài:

"Một hiện tượng xâm phạm di tích lịch sử' - số ra ngày 14/2/1999, tác giả M.Trường lại bức xúc trước việc hổ Hữu Tiệp nằm trong làng Ngọc Hà, nơi còn lưu giữ xác chiếc máy bay B52 rơi từ năm 1972 bị rác xâm lấn: "Hôm nay, hồ Hữu Tiệp được tôn tạo thêm bằng các hòn "non bộ" ngầu nhiên nữa là rác. Rác nhiều quá, gần như viền quanh hồ là rác". Ngoài ra, còn là nhiều hiện tượng làm mất văn hoá nơi cửa chùa, như nghênh ngang mắc võng ở cửa đền (đền Linh Lang), hành khất, ăn xin tụ tập bám theo người nước ngoài ở các khu di tích nổi tiếng, rác thải tràn vào cả đền chùa... Đọc những bài báo về vấn đề này như: "Ngày xuân dạo chốn chùa chiền" - Xuân Trường - báo Hà Nội Mới số ra ngày 2/2/2001; "Nghìn năm sau đâu dễ phai" - Anh Tuấn - báo Văn hoá số ra ngày 28/3/1999: "Đền Voi Phục, 3 điều nhức nhối" -

Nguyễn Minh Tiến - báo Nhân Dân số ra ngày 9/5/2000; "Ngông nghênh mắc võng cửa đền" - NXD - số ra ngày 20/9/2000; "Lại chuyện biết rồi khổ lắm nói mãi" - NXD - số ra ngày 17/7/2000; "Đi lễ ngày rằm" - Xuân Trường - số ra ngày 8/2/2001... bạn đọc cảm thấy rất bất bình trước thực trạng của các di tích lịch sử, những di sản quý của Thăng Long - Hà Nội. Mỗi bài viết đều miêu tả khá tỉ mỉ, bên cạnh việc giới thiệu những nét đẹp kiến trúc cũng như giá trị văn hoá thẩm mỹ của các công trình, các tác giả không quên nêu rõ chức năng của từng công trình kiến trúc và khắc hoạ những nét độc đáo riêng của nó cho công chúng cũng như các nhà quản lý có thể nắm được, từ đó ý thức được vai trò và nhiệm vụ của công tác bảo tồn các giá trị văn hoá này.

Bên cạnh đó, qua những suy tư trăn trở của mình, tác giả phản ánh tình trạng xuống cấp cũng như thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một số cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ và tôn tạo các di tích này.

Bên cạnh đó, nhiều bài báo đề cập đến công tác bảo vệ cổ vật trong các di tích lịch sử văn hoá Hà Nội. Bài viết “Thị trường đồ cổ”, Văn hoá số ra ngày 27/8/2001 tác giả nguyễn Văn Hùng đã khẳng định Hà Nội ngày nay trở thành một khu vực lưu giữ nhiều cổ vật nhất ở nước ta. “ Hiện nay Hà Nội đếm được hơn 100 điểm công khai và bí mật buôn bán đồ cổ trái phép. Nếu như trước đây các điểm buôn bán đồ cổ chỉ phân b ố quanh quẩn ở khu vực phô Huế, Đại Cồ Việt, Kim Liên hay quanh chợ hoa ngày tết, thì nay hoạt động buôn bán đồ cổ đã mở rộng ra nhiều nơi, đặc biệt phát triển ở những khu vực tập trung người nước ngoài sinh sống” và từ đó tác giả đưa ra những nguyên nhân dẫn đến sự mất dần các di vật cổ ở Hà Nội “ Việc buôn bán đồ cổ phát triển dẫn theo tệ đào bới, đánh cắp cổ vật ở các di tích ngày càng gia tăng. Hiện vật bị đánh cắp gồm nhiều chất liệu, loại hình, bao gồm đồ gốm, sứ, chuông đồng, tượng gỗ... nhiều cổ vật quỷ không chỉ bị đánh cắp mà còn bị phá huỷ như trường hợp chân đèn gốm thời Mạc (th ế kỷ 16) ở đình Chử Xá, huyện Gia Lâm. Ba quả chuông đồng lớn bị đánh cắp ở huyện Sóc Sơn, trong đó cố một quả đã bị đập vỡ vụn đưa lên biên giới phía Bắc theo giá đồng vụn” bài viết đã đưa ra một thực tế đáng buồn, di tích Hà Nội đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt trong khu vực nội thành. Nhiều di tích đã trở thành phế tích. Cổ vật ở đó thường bị mất mát, phân tán đi nhiều nơi. Từ đó đưa ra những kiến nghị tới những người làm công tác quản lý văn hoá, bảo vệ cổ vật ở Thủ đô sớm có phương hướng, biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cổ vật ở những di tích này bởi đó cũng là một phần giá trị của di sản văn hoá vật thể quý giá.

Còn rất nhiều hiện tượng vi phạm các di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt là chiếm dụng đất chùa, xâm phạm di tích. Chùa Bộc bị HTX thuốc Đông y lấn đất làm nơi kinh doanh, buôn bán. Bích Câu Đạo Quán, từ diện tích 297lm 2, hiện nay quán chỉ còn chưa đầy 500m2 vì đất của di tích này "được" Bộ Tư

lệnh thông tin sử dụng 782m2, Xí nghiệp dụng cụ thể dục thể thao sử dụng 131m2 và gần 20 hộ dân lấn chiếm hàng trăm m2. Khi Ban quản lý giải phóng mặt bằng đối với những hộ dân ở quanh khuôn viên của Quán thì những người dân ở đây vẫn ngang nhiên tiến hành cơi nới xây nhà kiên cố, thậm chí chuyển quyền sử dụng cho người khác, gây khó khăn cho quá trình giải phóng mặt bằng. Đó là hiện tượng xâm phạm di sản văn hoá vật thể được phản ánh trong bài "Của Chùa" - Hoàng Thanh - báo Hà Nội Mới số ra ngày 2/6/2001. Hiện tượng này không phải là hiếm. Trong bài "Bao giờ đất trả cho đình" - báo Văn Hoá số ra ngày 4/9/2000, tác giả Nguyễn Đức Anh đã phản ánh một vụ chiếm dụng đất di tích khác: "Trước mắt chúng tôi, cổng đình làng Vạn Phúc - phường Đội Cấn, quận Ba Đình uy nghi vút lên trời cao. Nhưng vẫn thấp hơn nhà ba tầng sát cạnh, nằm ngay trong khuôn viền đình. Đó chỉ là bê nổi của một cuộc lấn chiếm sau. Vòng qua hậu cung, chúng tôi được chứng kiến hàng chục ngôi nhà chen vai trên đất của đình. Thời gian trường cấp II Vạn Phúc còn lấy đình làm nơi dạy học, ông Hùng (khi đó là hiệu trưởng) đã đưa người nhà đến ở một phòng hậu cung. Noi gương lãnh đạo, bà Đào vốn là nhân viền bảo vệ trườỉig cũng tự ý đục tường Tam quan, làm cửa sắt, mở quán bán hàng". Thật đau lòng và xót xa cho những di sản văn hoá vật thể quý giá của Hà Nội. Có thể nói những bài viết về nội dung này đều cung cấp những thông tin có giá trị về các di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội. Chúng tổn tại từ rất lâu, nhưng những hiểu biết về giá trị của chúng hầu như không đầy đủ và chính xác trong nhận thức của công chúng, có khi cả với những người có trách nhiệm quản lý các di sản văn hoá này. Nhiều bài viết đã khai thác và lựa chọn trình bày nhiều vấn đề có tính nghiên cứu mà giàu tính thời sự, vừa đảm bảo tính khoa học, lôgíc của một tác phẩm báo chí.

Một hiện tượng xâm phạm các di sản văn hoá vật thể khác cũng được báo Hà Nội Mới phản ánh. Đó là hiện tượng tu sửa di tích tuỳ tiện. Di tích lịch sử văn hoá đẹp và quý giá là ở sự cổ kính và lâu đời, được thể hiện qua kiểu thức và vật liệu kiến trúc. Những hàng cột gỗ, kèo gỗ, những mái cong, mái vẩy, những viên ngói mũi hài, mũi lợn cùng hoà sắc nâu và đen là chủ yếu tạo ra màu thời gian, tạo ra vẻ thanh u, trầm mặc của các di tích cổ. Nhưng một

vài di tích mới được tu sửa gần đây không còn giữ lại được vẻ thiêng liêng vốn có. "Đình Ngọc Hà được dựng vào cuối thời Lê, các cột gỗ lim cũ đã bị thay thê bằng cột bề tông, và đương nhiên cũng phải bê tông hoá cả hệ thống cột kèo cũ. Đình Giảng Võ, hệ thống hoành phi câu đối được tân trang lại lộng lẫy hơn, những chữ khắc lại trên đó cũng bị thiêu nét và sai hẳn nghĩa. Việc lạm dụng các màu xanh, vàng, tím, đỏ trong trang trí và sử dụng loại gạch hoa, gạch men tạo ấn tượng xa lạ đối với một di tích kiến trúc tôn giáo". Đó là việc được phản ánh trong bài "Tu bổ di tích, nghĩ mà lo" của tác giả Văn Thân - số ra ngày 6/5/2000. Bài "Hà Nội liệu có còn giữ được vẻ cổ kính” - Phùng Dũng - số ra ngày 24/5/1999 cũng phản ánh hiện thực đáng buồn trên.

Ngoài ra, di sản văn hoá vật thể của Hà Nội còn rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. "Thực trạng của các di tích còn lại trong thành cổ Hà Nội ở vào thời điểm trước khi tiến hành khai quật và tu bổ, tôn tạo là xuống cấp nghiêm trọng. Các lớp gạch tại di tích Đoan Môn đã ngấm nước, phơi nắng lâu ngày bị mục ruỗng, không còn khả năng liên kết, chịu lực. Cây dại mọc um tùm phá vỡ nhiều mảng tường. Các đường nét hoạ tiết trang trí bị gẫy vỡ, đồng thời kết cấu gổ mất ổn định, dẫn đến nguy cơ sập đổ cả tầng lầu phía trên; di tích Hậu Lâu bị đục thềm nhiều cửa phụ, không gian bên trong bị phá vỡ hoàn toàn bởi các công trình xây gá vào kiến trúc cũ. Di tích Bắc Môn cũng bị méo mó bởi toàn bộ phần lầu trên đã biến mất, thay vào đó là một toà nhà với nền gạch đá hoa của thời Pháp. Lối đi vào thành quay ra đường Phan Đình Phùng bị xây bịt kín, phía trong dựng tường ngăn..." đã được tác giả Hồng Đăng đưa ra trong bài 'Thành cổ nhớ thương" - số ra ngày 27/7/2001.

Còn khu di tích thành c ổ Loa thì đã sụt sạt, gần như mất hết dấu vết ba vòng thành. Đất thành bị dân đào xới để đóng gạch, xây nhà. Thậm chí nhà dân còn xây trên mặt thành. Rồi những địa danh nổi tiếng gắn với bao truyền thuyết cũng bị hư hại, bị phá vỡ: "Những quãng hào sâu từ đời nào đời nào đã bị dân đắp bờ cắt ngang, ngắt ra thành muôn nghìn cái ao vuông vắn tiện lợi cho cuộc mưu sinh. Bỗng nhiên tôi bật cười, nghĩ mình thật rồ dại khi trách họ

thả bèo cái xuống ao, không nghĩ đến nàng công chúa bạc phận đã từng soi bóng xuống làn nước này” - tác giả Trần Chiến - số ra ngày 26/5/2000.

Có thể nói trên phố cổ hiện nay, hiện không còn một đường phố nào còn giữ được nguyên trạng dáng vẻ cổ. Bên trong các ngối nhà hình ống, ngoài là các cửa hàng bày bán cơ man nào là hàng hoá trông thật bắt mắt, nhưng biết đâu sâu trong đó là những ngõ dài hàng chục mét với cả chục hộ dân ở chen chúc trong một điều kiện sống ẩm thấp, vệ sinh tồi tàn còn hơn hổi đầu thế kỷ. Một cố gắng chắc rằng khó thành hiện thực là việc bảo tồn khu phố cổ Hà Nội đã làm tốn khống ít tiền của giấy mực, với nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo, nhiều dự án nhưng cuối cùng tính khả thi của nó không có, vì đến nay những dấu ấn của thời gian và bàn tay con người đã làm biến dạng đi những gì gọi là hổn của phố cổ. "Ngày nay mật độ cư dân ngày càng tăng dần tới sức ép đô thị, kéo theo mặt trái của vấn đề là sự cơi nới, xây dựng bừa bãi, tạp nham các loại hình kiến trúc dẫn tới việc phá vỡ cảnh quan phô' cổ. Những ngôi nhà mái ngói rêu phong, tường liền tường, mái kề mái, bên hàng bằng lăng kết hoa đỏ tím trời chiều chỉ còn trong thơ văn và tiềm thức của người phô' cổ. Những cao ốc đang mọc lên lấn lướt dần bống dáng cổ kính của những ngôi đình, cổng đền, mái chùa, ngọn tháp. Hà Nội cổ chỉ còn trong tiềm thức" - "Hổn phô' cổ nơi nao” tác giả Hoàng Định - HNM số ra ngày 15/8/2001. Về phố cổ, không thể thống kê hết số bài viết về thực trạng phố cổ, cũng như những lời kêu cứu thay cho phố cô của những người yêu Hà Nội, yêu cái hồn của đất Thăng Long. "Cần giữ gìn và khai thác p h ố cổ" - VH số ra ngày 1/5/1999... đều phản ánh về tình trạng phố cổ đang mất dần vẻ cổ kính. Có nhiều ý kiến được đưa ra trong những bài viết này, buộc người đọc cũng như giói chức Thành phố phải suy nghĩ. Đặc biệt là câu hỏi: "Có nên gọi là phố cổ hay không, vì gọi là phố cũ thì có vẻ phù hợp hơn". Một câu hỏi tưởng chừng rất nhỏ, những nó đã nói lên một thực trạng xót xa của phố cổ Hà Nội.

Nhiều bài viết là những chuyên luận đi sâu vào khảo sát từng công trình kiến trúc, nêu bật thực trạng và những nguy cơ cũng như những đề nghị khẩn cấp cho việc tôn tạo và bảo tồn các công trình kiến trúc đó. Việc đưa ra các

con số cụ thể để phác hoạ thực trạng của các công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, là những căn cứ hết sức quý giá để các nhà nghiên cứu, quản lý...có thêm thông tin chi tiết mang tính thời sự để cân nhắc, chọn lựa và đi đến những quyết định và giải pháp kịp thời.

Hồ Gươm là bông hoa của Thành phố, vậy mà xung quanh hồ, trong cái sạch đẹp văn minh vẫn còn một số nơi lộn xộn, nhếch nhác. Trong bài: "Nghĩ gì cảnh ấy Hồ Gươm", HNM số ra ngày 12/4/2000, tác giả Minh Nguyệt đã viết: "Bến xe điện Bờ Hồ cũ đơng có thể biến dần thành bến xe ngoại tỉnh. Ở đây còn kéo theo bao nhiêu hàng quán đ ể phục vụ tại chỗ. Những mẹt, thúng bánh mì, kẹo, thuốc lá, nước chè... Công an đến, họ chạy. Công an đến, họ chạy. Công an đi lại đâu vào đó. Các loại ni lông, rác bẩn từ đấy thải ra bay xuống hồ, gây ô nhiễm nguồn nước, ven hồ rác nổi lềnh bềnh. Họ còn phơi

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)