Giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 105 - 113)

2 3 Văn học T T

2.4.1.Giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản

Có lẽ thực trạng các di sản văn hoá vật thể của Hà Nội thực sự đáng báo động, và rất cần có những giải pháp khắc phục nên mảng bài về giải pháp để giữ gìn và phát huy những di sản đó cũng rất phong phú.

Những di sản văn hoá vật thể của Thăng Long - Hà Nội ngày càng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của trung ương, Hà Nội và của cả người dân Hà Nội. Tiến tới ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, việc giữ gìn và phát huy những di sản đó càng được đề cao. Đã có nhiều giải pháp cho việc giữ gìn nó đã được báo Hà Nội Mới đưa ra, giúp các cấp ngành có được giải pháp tốt nhất cho việc bảo vệ và tôn tạo những di sản văn hoá vật thể. Có hàng loạt bài báo đưa ra những giải pháp hữu hiệu có việc tôn tạo, giữ gìn và phát huy những di sản quý của Thăng Long, khắc phục nạn xâm phạm di tích và lấy lại vẻ đẹp cho Thành phố: "Để Hà Nội đẹp hơn" -

Nguyễn Văn Tâm - báo Hà Nội Mới số ra ngày 8/10/2000; "Hà Nội cần có quy hoạch khảo cổ học" - T.H - báo Nhân Dân số ra ngày 3/4/2000; "Cây xanh hồ Gươm" - Băng Sơn - báo HNM số ra ngày 23/3/1999; "Cần giữ gìn và khai thác p h ố cổ" - báo Nhân Dân số ra ngày 1/5/1999; "Tổng điều tra nhà cổ, nhà cũ trong p h ố cổ" - Huy Anh - báo Văn Hoá số ra ngày 6/3/2001;

số ra ngày 1/7/2001; "Cần nhất là kịp thời" - Hoài Anh - số ra ngày 15/4/2000...

Trong công cuộc giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá vật thể của Thăng Long - Hà Nội, có nhiều ý kiến đóng góp rất bổ ích của nhiều người dân Hà Nội, những người thực sự tâm huyết và yêu Hà Nội, yêu vốn quý của dân tộc. Tác giả Trần Văn Mỹ trong bài "Những ngôi đình chưa xếp hạng ở nội thành, ai quản lý" - báo Văn Hoá sô' ra ngày 1/7/2001, đã đưa ra một giải pháp cho đình Hà Nội: "Một vấn đê cấp thiết cần đặt ra cho ngành văn hoá Hà Nội là trong thời gian sớm nhất cần có k ế hoạch kiểm kê khoanh vùng bảo vệ các ngôi đình còn lại ở nội thành, giao ngay cho địa phương quản lý. Chấm dứt tệ xâm hại di tích đang diễn ra nghiêm trọng". Trong bài "Cần nhất là kịp thời" - số ra ngày 15/4/2000, tác giả Hoài Anh cũng cho rằng: "Cần chỉ định những công trình đủ tiêu chuẩn để được coi là di sản. Những ban bô mang màu sắc pháp luật là rất cần thiết cho việc bảo tồn khu phô' cổ. Bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng khiến ta phải đối mặt với nguy cơ mất một di sản quỷ".

Thành phố đẹp không chỉ bởi những di tích lịch sử văn hoá lâu đòi mà còn bởi có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm là một trong số đó. Quanh hồ Gươm lại có nhiều cây xanh, tạo cho cảnh quan Thành phố có một vẻ tươi tốt và thanh bình. Song vẫn cần có nhiều cây xanh hơn, và có quy hoạch trồng cây sao cho hài hoà vói cảnh quan kiến trúc, v ề vấn đề này, tác giả Phúc Kỳ trong bài "Để hồ Gươm thêm đẹp" - báo Nhân Dân số ra ngày 24/4/1999 đã có một ý kiến đóng góp: "Nên chăng Công tỵ công viên cây xanh nên lập một quy hoạch tổng thể, biến quanh hồ thành một công viên lớn hội tụ cây hoa của cả nước. Chúng ta có thể mở cuộc vận động của các địa phương, các đoàn thể, các nhà doanh nghiệp... trong và ngoài nước đóng góp hiện vật và công sức đ ể tôn tạo cảnh quan hồ Gươm theo một dự án công bố công khai. Một cây làm chẳng nên vườn, nhưng nhiêu cây góp lại sẽ thành một hoa viên tuyệt vời".

Một vấn đề được đặt ra trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thế của Thăng Long - Hà Nội là việc nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị của các di sản đó. Trong bài "Dễ trăm lần không dân cũng chịu" — Hà Nội Mới số ra ngày 15/4/2000, tác giả Hải Toàn đã đề cập đến vấn đề này:

"Bằng mọi cách phải nâng cao hiểu biết, ý thức của cộng đồng vế giá trị của di sản văn hoá. Cần có một chương trình giáo dục mang tính quốc gia đến từng người dân đê họ hiểu thê nào là di sản văn hoá. Và bảo vệ nó như thê nào". Và trong việc nâng cao nhận thức của người dân, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Các di sản văn hoá vật thể là một phần không thể thiếu của Thành phố, làm cho Thành phố thêm đẹp và đậm đà bản sắc. Giữ gìn những di sản đó là giữ cho Thành phố luôn tươi đẹp. Muốn vậy, "mỗi quận huyện, mỗi ban ngành đoàn thể nên có các k ế hoạch, chương trình hành động đ ể tôn tạo, chỉnh trang cho các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh". Đó là nội dung bài "ĐểThành phô'đẹp hơn” của tác giả Đặng Thị Hồng Hạnh - báo Hà Nội Mới số ra ngày

16/6/2000. Đối với các di sản văn hoá vật thể, rất cần giải toả những hiện tượng xâm lấn, chiếm dụng đất di tích. Bởi vậy, cần có sự quản lý của các cấp ngành, đặc biệt là của địa phương nơi có các di sản đó. Trong bài "Cần sự quản lý chặt chẽ hơn" - báo Hà Nội Mói số ra ngày 27/3/2000, tác giả Bách Ngọc đã đưa ra ý kiến: "Để giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, việc giáo dục ý thức tự giác trong nhân dân là rất cần thiết. Với những hộ dân đã sống lâu năm trong di tích do hoàn cảnh ỉịch sử, việc di dân trong các di tích đó, Thành p h ố nên có sự đền bù thoả đáng. Với khu p h ố cổ Hà Nội, cẩn kiểm soát chặt việc chấp giấy phép xây dựng và xử lý nghiêm những sai phạm, đi cùng với nó là việc hỗ trợ người dân đ ể họ cải tạo và sửa chữa nhà trên nền kiến trúc cũ. Cây xanh và hồ ao là những lá phổi của Thành phô'hiện đang bị lấp đi đ ể xây dựng, chặt đ ể lấy cửa hàng. Tất cả những việc này cần có sự quản lý chặt chẽ hơn".

Thời gian qua cùng với việc xây dựng một số công trình lớn ở Thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị quốc tê 11 Lê Hồng Phong đã tìm thấy súng thần công có niên đại từ thời Nguyễn và nhiều di vật khác), còn ở Văn Miếu Quốc Tử Giám các nhà khảo cổ học đã tìm ra nền Nhà thái học - đây là câu trả lời đích thực cho lịch sử về việc Quốc Tử Giám là trường học đầu tiên, cổ xưa nhất của quốc gia Đại Việt. Đặc biệt là ở Tràng Tiền Plaza (khu Bách hoá tổng hợp cũ...) Các nhà khảo cổ học đã tìm được dưới lòng đất nhiều giá trị văn hoá mà xưa nay chúng ta chưa từng biết. Những kết quả khai quật cho thấy dưới đó hàm chứa nhiều di vật của các triều đại từ Lý, Lê, Nguyễn và thời hiện đại. Ở đó còn tìm thấy đồ sứ Hizen Nhật Bản và 3 mảnh miệng của loại bát vẽ lâm thời nhà Mạc, cùng rất nhiều đồ gốm men và đồ sành có nguồn gốc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, phần lớn chúng đều có niên đại thế kỷ 17. Đặc biệt còn tìm thấy ở tầng đất này các đồng tiền An Pháp có từ thòi Mác (thế kỷ 16) đây được coi là di vật cổ nhất trong đợt khai quật. Những cứ liệu này chứng minh rằng dưới lòng đất khu vực này còn hứa hẹn nhiều khám phá mới.

Đánh giá về những phát hiện của các cuộc khai quật khảo cổ học dưới lòng đất khu vực Tràng Tiền Plaza. Nhà khảo cổ học Bùi Minh Trí cho rằng: Theo sử cũ thì chúng ta mới chỉ biết đến một Tràng Tiền với trường đúc tiền đến năm 1887 thì bị bãi bỏ. Cuộc khai quật đã tìm ra nhiều di vật ngoài dự đoán. Đó là các hiện vật đồ đất nung, đồ sành, gốm men, xương thú, vỏ nhuyễn thể, tiền đồng... Nhiều nhất là đồ gốm sức với nhiều quốc tịch như: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp có niên đại từ thế kỷ 17 - 18. Đặc biệt, từ trước đến nay, trên địa bàn Hà Nội và cả miền Bắc chưa có một địa điểm khai quật khảo cổ học nào lại tìm thấy nhiều hiện vật gốm Nhật Bản như ở đây. Có thể nói những gì chúng ta phát hiện được dưới lòng đất khu Bách hoá Tổng hợp Tràng Tiền là vô cùng vĩ đại.

Vấn đề đặt ra ở đây là theo nguyên tắc trước khi xây dựng các công trình lớn, đặc biệt là những công trình nằm trong vùng đất văn hoá như Thăng Long - Hà Nội, đều phải có động tác khai quật khai quật khảo cổ học. Việc làm này nhằm tránh cho một sự đã rồi. Nhưng rất tiếc, dường như các cơ quan

chức năng còn xem nhẹ việc đó. Mọi cuộc khai quật khảo cổ học dường như chỉ lam theo thủ tục, hoặc qua loa cho xong. Chính vì thẽ những phát hiện dưới lòng đất đã cho thấy giá trị và ý nghĩa lớn, các nhà khảo cổ học muốn tiếp tục đào bới thì đều gập phải rào cản là thời gian hoàn thành các công trình. Trong bài "Cần có một quy hoạch khảo cổ học cho Hà Nội" - Huy Anh - báo Văn Hoá số ra ngày 17/6/2000 có dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội: "Để kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, Thành p h ố nên cố một chiến lược vê khảo cổ học. Hiện nay Sở Văn hoá thông tin Hà Nội, Viện Khảo cổ học đã có tờ trình số 1103ỈCVỈVHTT lên Thành phô' và Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia về việc xin phép Chính phủ lập dự án khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội từ 2001 - 2010. Ngành Văn hoá thông tin dự định sẽ chia ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn Ị: Từ 2001 - 2005 khai quật khu thành CỔ Loa. Giai đoạn II: 2006 - 2010 phấn đấu khảo cổ hết những nơi theo dự báo của các nhà khảo cổ học. Chương trình sẽ phối hợp với Viện Bảo tàng Lịch sử, Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, lấy nòng cốt là Viện Khảo cổ học, nhằm tập trung trí tuệ của các nhà nghiên cứu lịch sử".

Những quy hoạch vẫn cứ là quy hoạch, vấn đề đề là nhận thức của người dân. Nên chăng có sự khuyến khích những tác nhân trong quá tình xây dựng phát hiện thấy di vật báo cho ngành văn hoá để khai quật. Với các cơ quan Nhà nước có bất kỳ công trình xây dựng lớn nào trên địa bàn Hà Nội phải khai quật xong mới được cấp phép xây dựng, nhất là ở những khu vực nhạy cảm mà các nhà khảo cổ học đã đánh dấu. Đi vói việc này cần phải có thưởng và có phạt. Có vậy mới hy vọng rằng chúng ta không bỏ qua những giá trị văn hoá lịch sử ẩn giấu trong lòng Hà Nội.

Đối với việc tôn tạo lại khu Nhà Thái học ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay những chứng tích còn lại của Nhà Thái học chỉ còn trong sử sách. Đã một thời gian dài khu nhà Thái học bị bỏ hoang làm sân bóng, đến nay thực hiện chủ trương của u ỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tôn tạo lại nhà Thái học theo dự án Bảo tổn, tu bổ,

tôn tạo và khai thác khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 1999 - 2000. Trong bài Trả lại vẻ tôn nghiêm cho trường Giám" HNM sô ra ngày 24/4/2000, tác giả Hải Đăng có viết: "Do không có đủ tư liệu tìm hiểu về kiến trúc cũ nên Viện nghiên cứu kiến trúc Bộ Xây dựng đã chọn phương án xây dựng khu Khải thánh dựa trên cơ sở phù hợp với tính chất của khu di tích tôn trọng bô cục không gian và ngôn ngữ kiên trúc cũ... không phá vỡ đặc điểm và không gian kiến trúc vốn có của tổng thể di tích". Đây cũng là một hướng mới cho việc tôn tạo di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và các di tích khác nói chung.

Sông hồ Hà Nội cũng là một nét đẹp riêng của Hà Nội mà không phải Thành phố nào cũng có được. Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây, sông hố Hà Nội đang bị thu hẹp lại, bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những Tô Lịch, Kim Ngưu tịnh không thấy bóng một con cá nào, vì dòng nước trong xanh nay đã thành cống, đầy nước thải và rác. Vấn đề đặt ra là làm sao đưa dòng sông trở lại vẻ trong xanh xưa kia. Theo ông Nguyễn Viết Chức thì trước tiên phải thay đổi từ nhận thức, thái độ của người dân: "Cớ lẽ chúng ta không nên trách các dòng sông bẩn thỉu, mà hãy biết giật mình về văn hoá ứng xử của chúng ta với sông hồ Hà Nội. Chúng ta hãy chấm dứt thái độ quay lưng với các dòng sông, để say sưa bàn về các dự án nạo vét sông, kè bờ, xây dựng những Thành phố bên sông" bài "ứng xử với các dòng sông" — báo Hà Nội Mới số ra ngày

12/8/2001)

Thật vậy, chính chúng ta là những người đã biến dòng sông thành nơi chứa nước thải và rác rưởi. Nay, muốn dòng sông trở lại như cũ, thì chính chúng ta phải thay đổi lại cách cư xử với sông hồ. Điều này quan trọng hơn cả những dự án, những chương trình nạo vét sông... Vì nếu chúng ta chưa nhận thức được trách nhiệm đối với những dòng sông, thì dù có cải tạo đi cải tạo lại, thì dòng sông vẫn không thể trở lại xanh trong. Sau đến mới thực hiện những giải pháp cải tạo sông hồ, xây dựng cảnh quan cho dòng sông: "Có thể đưa sông Hồng vào giữa Thành p h ố như một chủ th ể đ ể khai thác cảnh quan và

cái thiện khí hậu. Cạnh sông Hồng hình thành m ột khu đô thi mới hiện đại. Đồng thời khai thác giá trị lịch sử của di tích CỔ Loa. Trung tâm của Thành phô không chi ở quanh hồ Hoàn Kiếm và quận Ba Đình "mà còn m ở rộng ra các quận huyện ngoại thành, nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho khu phô cổ, khu phô cũ. Đó là ý tưởng m à tác giả Bình Giang đưa ra trong bài "Cho hôm nay và cho mai sau" - báo Văn Hoá số ra ngày 7/2/2000.

Việc bảo tổn khu phố cổ - linh hồn của Hà Nội là việc làm cần thiết mà Thành phố và nhân dân đặt ra trong nhiều năm qua. Đã có rất nhiều dự án, đề án, phương pháp được đưa ra nhằm giữ lại một khu phố cổ thân thuộc với tất cả người Hà Nội. Tác giả Huy Anh trong bài "Bảo tồn, tôn tạo phố cổ - quy hoạch, chính sách và giải pháp", số ra ngày 8/12/2000 cho rằng: "Cẩn quy hoạch các tuyến phô' và ô phô' trọng điểm, đặt ra các tiêu chí bảo tồn, tổ chức không gian kiến trúc, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, huy động cộng đồng tham gia xảy dựng và bảo tồn khu p h ố cổ". N hiều bài báo khác cũng đưa ra ý kiến tương tự, như "Cẩn giữ gìn và khai thác phô' c ổ ” - báo Nhân Dân số ra ngày 01/5/1999; "Khu phô' cổ, suy nghĩ mới" - báo Văn Hoá số ra ngày 29/7/2000; "Khôi phục đường p h ố c ổ Hà Nội, những phương án chọn lựa”- tác giả Tùng Châu báo H à Nội mới số ra ngày 20/5/2000.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 105 - 113)