Báo Nhân Dân,Hà Nội mới, Văn Hoá nêu thực trạng về

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 83)

2 3 Văn học T T

2.3.Báo Nhân Dân,Hà Nội mới, Văn Hoá nêu thực trạng về

và xuống cấp của di sản văn hoá ở Hà Nội.

So vói lượng bài ở mảng giới thiệu di sản thì mảng viết về thực trạng các di sản có nhiều hơn một chút, nhưng cũng không đáng kể. Nếu trong mảng giới thiệu di sản, số bài trong cả 4 năm là 232 tin bài, thì mảng phản ánh thực trạng những di sản đó là 269 tin bài.

2.3.1. Thực trạng về sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hoá vật thể ở Hà Nội.

Sau thời kỳ mở cửa, nền kinh tế thị trường làm cho bộ mặt Thủ đô thay đổi rõ rệt. Kinh tế thị trường đem lại diện mạo mới cho Thủ đô nhưng đồng thời nó cũng kéo theo những hạn chế tiêu cực khác, đó là sức ép đô thị hoá. ở đây chúng tôi đề cập đến một số tác động tiêu cực của nó đến những di sản văn hoá vật thể của Thăng Long - Hà Nội. Đó là việc nhiều di tích lịch sử

cũng như di tích danh thắng đang bị xâm hại và hư hỏng nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, báo Nhân Dân, Hà Nội Mới cũng như báo Văn hoá đã lên tiếng cảnh báo, lên án những hành vi xâm phạm di sản văn hoá...

2.3.1.1 Sự xuống cấp do nguyên nhắn tự nhiên

Qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành, tổn tại và phát triển, cha ông ta đã phát minh, sáng tạo tích tụ được nhiều tài sản truyền thống quý báu cả dưới dạng vật chất và tinh thần. Đề cập đến thực trạng hư hỏng, xuống cấp của các di sản văn hoá vật thể, các tác giả cũng khẳng định rằng cùng với tiến trình vận động lịch sử, không ít vốn quý báu ấy của quá khứ dần dần bị mai một, lãng quên, hoặc cố tình bị lãng quên. Sự xuống cấp một cách trầm trọng của các di sản văn hoá vật thể đó phải chăng một phần vì những nguyên nhân khách quan?

Trong công tác bảo tổn và phát triển di sản vãn hoá Hà Nội, ba tờ báo có vai trò hết sức quan trọng phản ánh tình trạng xuống cấp của các di sản văn hoá. Những phản ánh trung thực, chính xác sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn toàn cục về hiện trạng của các di sản văn hoá. Tại Thủ đô Hà Nội, nơi mà số lượng các di sản văn hoá tập trung quá nhiều, trong khi khả năng về kinh tế chưa cho phép đầu tư bảo tồn vói một số lượng lớn trong thời gian trước mắt. Sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và các tổ chức quốc tế cũng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ bé so với những gì mà các di sản văn hoá Thủ đô cần. Việc ưu tiên đầu tư bảo tổn, khôi phục một số di sản văn hoá cụ thể, là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, có trách nhiệm thực hiện công tác bảo tồn trở nên thật sự khó khăn. Tất nhiên, để đi đến quyết định của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, phải qua rất nhiều khâu, trong đó có cả lập các luận chứng khoa học. Báo chí góp một phần vào công tác phát hiện, phản ánh.

Bài viết: “Ngôi làng 1000 tuổi kêu cứu” tác giả Song Linh báo Nhân Dân số ra ngày 12/12/2002 đã dẫn: “Làng Hoà Mục nay thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy đã tồn tại hơn 1000 năm nay. Nó chứa đựng những giá trị văn hoá, sự c ố kết cộng đồng dân cư độc đáo. Nhưng ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại này sắp sửa biến mất nhường chỗ cho dự án xây dựng chung cư cao

tầng. Làng Hoà Mục hiện nay cũng được xem là làng còn giữ gìn khá đẩy đủ hệ thống thiết ch ế văn hoá cổ xưa nhất mà cơn sóng đô thị vẫn không phủ mờ được. Có bảy di tích loại như đình, đên, chùa, miếu, giếng cổ, cổng làng; trong đó có di tích đã được Nhà nước xếp hạng Quốc gia và còn có bốn nhà thờ họ nổi tiếng, hàng chục ngôi nhà cổ trên dưới 200 tuổi. Đã từng có nhà bảo tàng học nói rằng cố thề biến làng cổ Hoà Mục thành một bảo tàng dân tộc ngoài trời. Tuy nhiên, ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại này sắp sửa biến mất... ”, từ việc phản ánh đó tác giả đã phỏng vấn, lấy ý kiến khách quan của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học để từ đó xác lập thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn, như việc lấy ý kiến của Giáo sư Trần Quốc Vượng: “7oỉ' khẳng định Hoà Mục là một trong 7 làng cổ. Không chỉ có công trong việc giúp B ố Cái Đại Vương Phùng Hưng bao vây diệt trong thành Tổng Bình mà còn là làng nghề nổi tiếng làm giấy thời Lý. Vói tư cách là uỷ viên tư vấn cho UBND TP Hà Nội vê các di tích khảo cổ Thăng Long tôi kiến nghị; phải giữ gìn bảo vệ Hoà Mục, ai nói rằng Hoà Mục không phải là làng cổ thì không biết gì vể lịch sử...”

Bài viết “Bích câu ngày ấy, bây giã' của tác giả Phạm Đình Hải, báo Văn Hoá số ra ngày 9/3/2000 cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi chùa: ukể từ khi Bích Câu đạo quán được công nhận là di tích lịch sử, chưa một lẩn được tôn tạo. cảnh quan bị xé nát, tam quan thành nơi buôn bán vật liệu xây dựng, hai ao lớn bị chiếm làm nhà. Những di vật văn hoá và đồ thờ chỉ còn lại ít ỏi. Bên trái ngôi chính diện, chùa An Quốc trông như một trại lính dựng tạm, tường gạch rã rời vôi vữa, hoặc bị xé rách do xung quanh xây nhiều nhà cao tầng. Thân tháp tan vỡ...”. Vậy nguyên nhân này là do khách quan hay chủ quan? Phải chăng thời gian đã làm phai mờ “sức sống” của di sản văn hoá này ở Thủ đô. Cũng với nguyên nhân khách quan đó, tác giả Nguyễn Thị Dơn qua bài “14.000 hiện vật quý còn ‘chùm chăn” báo Văn Hoá số ra ngày 24/7/1999 đã cho biết ‘7/ƠA2 14.000 hiện vật liên quan và minh chứng cho lịch sử dân tộc, ỉịch sửThăng Long - Hà Nội chưa một lần được ra mắt công chúng trong căn phòng xứng đáng với giá trị của nó. Tất cả đều im

hơi dấu tiếng, chùm chăn bụi phủ, chờ sự phá hoại của thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, mục nát, hư hỏng dần ở trong những nơi gửi nhờ...

Cũng với vấn đề này báo Văn Hoá số ra ngày 17/8/2000 có bài “Di tích Cổ Loa kêu cứu ” của tác giả Nam Giang đã phản ánh tình trạng xuống cấp của di tích một cách nghiêm trọng và đây thực sự là một hồi chuông đánh thức các nhà quản lý “Chùa CỔ Loa nằm trong quần thể di tích cổ Loa là một trong những ngôi chùa vẫn còn bảo lưu gần như nguyên vẹn các tượng bệ Phật cổ, thế nhưng chùa đang dột nát và hư hỏng nặng. Hai dãy hành lang siêu vẹo có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Di tích xếp hạng quốc gia nên địa phương chờ sự giúp đỡ của Trung ương nhưng công văn đi hàng mấy năm rồi vẫn chưa thấy hồi âm. Hiện trạng hư hỏng ở chùa c ổ Loa là cấp bách, nếu không có biện pháp khắc phục ngay e khó qua được mùa mưa bão năm nay

Bài viết ‘V ấn đề bảo vệ di sản văn hoá vật th ể ở Hà Nội - Dàn nhạc thiếu nhạc trưởng" của tác giả NH, báo Hà Nội Mói số ra ngày 15/03/1999 nhận xét sự xuống cấp trầm trọng của nhiều di tích văn hoá lịch sử trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay là do thời gian bào mòn, khí hậu ẩm ướt...và nguyên nhân chính là do thiếu sự quan tâm đầu tư tôn tạo, bảo tồn “Đoạn Môn, Hậu Lâu, Bắc Môn với diện tích 7433m2 có giá trị lịch sử kiến trúc văn hoá và còn là một nhân tô' quan trọng đối với việc nghiên cứu vê Thăng Long

- Hà Nội nay cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. Các lớp gạch đã hư mục, ngấm nước, khả năng liên kết chịu lực kém, cây dại mọc um tùm, một sô'rễ lớn ăn sâu vào tường. Các đường nét hoa văn hoạ tiết trang trí bị phá vỡ , gạch mái lợp bị hỏng hoàn toàn, nguy cơ sụp đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào...

Cũng đề cập tới vấn đề di sản văn hoá Hà Nội rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, tác giả Hổng Đăng đưa ra trong bà/ 'Thành cổ nhớ thương” -

báo Hà Nội Mới số ra ngày 27/7/2000 'Thực trạng của các di tích còn lại trong thành cổ Hà Nội ở vào thời điểm trước khỉ tiến hành khai quật và tu bổ, tôn tạo là xuống cấp nghiêm trọng. Các lớp gạch tại di tích Đoan Môn đã ngấm nước, phơi nắng lâu ngày bị mục ruỗng, không còn khả năng liên kết,

chịu lực. Cây dại mọc um tùm phá vỡ nhiêu mảng tường. Các đường nét hoạ tiết trang trí bị gẫy vỡ, đồng thời kết cấu gỗ mất Ổn định, dẫn đến nguy cơ sập đô cả tầng lầu phía trên; di tích Hậu Lâu bị đục thêm nhiều cửa phụ, không gian bên trong bị phá vỡ hoàn toàn bởi các công trình xây gá vào kiến trúc cũ. Di tích Bắc Môn cũng bị méo mó bởi toàn bộ phần lầu trên đã biến mất, thay vào đó là một toà nhà với nền gạch đá hoa của thời Pháp. Lối đi vào thành quay ra đường Phan Đình Phùng bị xây bịt kín, phía trong dựng tường ngăn..."

Báo Văn Hoá 30/11/2003 có bài Chúng ta đang khai quật vào chỗ nào của Hoàng Thành? Báo dẫn: “Hàng triệu và chắc chắn vẫn còn hàng triệu đơn vị hiện vật nữa sẽ được thu hoạch từ cuộc khai quật vào lòng đất quy mô nhất từ trước tới nay nước ta. Nhưng, nếu không có gì khó khăn trong việc xác định giá trị của mỗi món đổ đào được (tượng đất nung, các đồ gốm, sứ, kim loại...), thì việc tìm hiểu lớp cấu trúc các thành xưa, những công trình kiến trúc từng tồn tại... là điều cực khó. Và có thể nói đó là giá trị lớn nhất của cuộc khai quật đồ sộ này”. Từ tấm bản đồ Hoàng Thành cổ do PGS.TS Ngô Đức Thọ sưu tầm (khẳng định niên đại là 1810), báo đã mở cuộc trao đổi về vị trí khu vực đang khai quật. Với câu hỏi: Chúng ta đang khai quật vào chỗ nào của Hoàng Thành? GS Trần Quốc Vượng: “Đây là điện Giảng Võ. Nhưng có thể không chỉ là điện Giảng Võ mà còn có th ể là nhiều cung khác nữa, ví dụ như cung Trường Lạc, cung Thuý Hoa... Ông Nguyễn Vinh Phúc: “Người xưa có câu “tả văn hữu v õ ”, nơi ta đang khai quật đây nằm bên phải, hẳn là điện Giảng Võ. Nếu di tích này có dấu hiệu đời Trần thì rất có thể là điện Diên P húc”', PGS.TS Tống Trung Tín: “ Tấm bản đồ do PGS.TS Ngô Đức Thọ giới thiệu, có một ưu điểm rất lớn là xắc định được niên đại chính xác. Hiện nay, chúng ta đang khai quật ở phía tây điện Kính Thiên. Rất có thê Trường Lạc cung ở đây hoặc ngay gần đây”. Nhà giáo Vũ Thế Khôi: “Chưa nên kết luận đó là cung điện. Thiết nghĩ, yêu cầu của Bộ Chính trị về sự thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần, phải trưng cầu ý kiến chuyên gia nước ngoài, là rất sáng suốt

Báo Hà Nội Mới đưa tin bài: “Hôm nay, lần đầu tiên người Hà Nội được chứng kiến 350 hiện vật tiều biểu trong đợt khảo cổ thành Thăng Long được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong khi đố, giới khoa học, sau khá nhiều tranh cãi, vẫn đang đau đẩu đi tìm một nhận định thống nhất vê giá trị công trình vừa được khai quật. ” Ý kiến thứ nhất (bao gồm các nhà sử học, nhà khảo cổ học và bảo tàng địa phương) đánh giá rất cao kết quả khảo cổ: cuộc khai quật lớn nhất từ trước tới nay, đưa lên khỏi lòng đất nhiều dấu tích văn hoá, có thể thấy được dấu vết thành Đại La (thế kỷ VII - IX) qua các thời Đinh, Lý - Trần - Lê sơ, Nguyễn, v ề khu vực khai quật nằm ở vị trí nào của Hoàng thành Thăng Long thì giới khoa học vẫn còn bàn cãi. Ý kiến thứ hai (chủ yếu là các nhà bảo tồn bảo tàng, kiến trúc và mỹ học) khẳng định những gì tìm thấy mới chỉ hé mở nhiều vấn đề thuộc lịch sử Thăng Long 1.000 năm chứ chưa thể đánh giá được đầy đủ và khách quan giá trị của công trình khảo cổ khu vực Ba Đình. GS Phan Huy Lê cho biết: “sắp tới giới khoa học sẽ tổ chức nhiều hội thảo liên ngành đ ể đưa ra kết luận thống nhất. Bởi vấn đê niên đại, k ế cấu kiến trúc, số hiện vật được phát hiện nằm cụ thể ở bộ phận nào của Hoàng Thành và môi quan hệ giữa các tầng văn hoá thê nào...không phải là chuyện có thể làm trong một sớm một chiều”. Trước sự quan tâm của công chúng về Hoàng thành Thăng Long, nhìn chung cả ba tờ báo đã phản ánh thông tin kịp thời, mang tính thời sự cao, đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Báo Nhân Dân số ra ngày 16/9/2002, tác giả Huyền Chân đăng bài “Hồ Tây tiếp tục bị xâm hại” phản ánh trong khi các cơ quan chức năng đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án HTKT xung quanh Hồ Tây thì “mặt nước Hồ Tây” tại một số nơi vẫn tiếp tục bị xâm hại “Cái cách mà một sô' người thường tiến hành là thực hiện...lấn từng bước, đêm đêm bí mật dùng phương tiện đ ổ p h ế thải xuống hồ,mở rộng diện tích, thậm chí nhảy dù hoặc định cư... không cẩn hỏi! Thực tế cho dù các cơ quan chức năng có giải toả được sô'hộ dân đang sống trái phép thì cũng chẳng mấy khi dám “đào đất đổ

đ i” đê trả nguyên trạng ban đầu. Rỗ ràng việc quản lý công thổ quốc gia của các cấp chính quyền tại đây cần phải được chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời ”, từ đó góp tiếng nói nhỏ bé của mình trong công tác bảo tồn di sản văn hoá của Thủ đô “Hãy ngăn chặn sự xâm hại trái phép, trả lại

“đất và nước” cho Hồ Tây. Đó là đòi hỏi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân và các cấp chính quyền. Và đó cũng là cách duy nhất đ ể thủ đô Hà Nội mãi mãi tồn tại trong không gian thiên nhiên “mênh mông sóng nước Tây Hồ" một di sản văn hoá quý báu mà thiên nhiên ban tặng..”

Tình trạng xuống cấp của các di sản văn hoá được ba tờ báo phản ánh kịp thời. Hiệu quả không chỉ với các cấp quản lý, mà còn quan trọng hơn, với toàn cộng đồng xã hội. Trước khi có các quyết định bảo tồn, khôi phục, ý thức gìn giữ, bảo vệ của người dân địa phương (nhất là những người sinh sống quanh địa bàn có các di tích, công trình kiến trúc văn hoá - lịch sử, vùng đất có các di sản văn hoá phi vật thể...), có tác dụng sống còn.

Nhiều bài viết đứng trên quan điểm của nhà nghiên cứu, phân tích một cách lôgíc nguyên nhân xuống cấp của các di sản văn hoá vật thể, một phần do nguyên nhân tự nhiên đề từ đó đưa ra giải pháp đó là phải đầu tư bảo quản ngay từ đầu “Là một nước nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, rừng nhiều và quanh năm màu xanh bao phủ, nên gỗ cũng là một loại chất liệu được người Việt sử dụng khá thành thạo trong đời sống thường nhật cũng như trong đời sống tâm linh. Cho đến nay với những phát hiện khoa học, người ta đã biết rằng, từ thời tiền sử, cùng với đá, gỗ là nguyên liệu đầu tiên được con người sử dụng. Chỉ tiếc rằng do thời gian và điều kiện tự nhiên, những đình, chùa, tượng thờ, cổ vật...xuống cấp dần do mối mọt...”.

Báo Hà Nội mới số ra ngày 13/6/2003 có bài: Cấm thành bao giờ bước ra cung cấm? Bài báo dẫn: Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 281412004 Bộ Quốc Phòng đã tổ chức lễ bàn giao khu vực Cấm Thành cho UBND thành p h ố Hà Nội. Từ nay, Cấm Thành, một bộ phận quan trong của kinh thành Thăng Long cổ kính xưa sẽ được giới nghiên cứu chăm chút, bóc

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 83)