Hệ thống thể loạ i

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 122 - 130)

2 3 Văn học T T

3.1.Hệ thống thể loạ i

Các thể loại báo chí được sử dụng để truyền tải những nội dung trên cung rat phong phú, đa dạng, ơ đây tôi xin liệt kê những thể loại báo chí được sử dụng nhiều nhất trên ba tờ báo về chủ đề này.

Thê loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối cô đinh năm trong các hoạt động thông tin, truyền thông qua ấn phẩm báo. Thê loại báo chí được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính định hướng chính trị - tư tưởng nhất định.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy các thể loại được sử dụng trong việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội chúng tôi thấy có những đặc điểm sau:

3.1.1. Tin:

Theo nguyên lý báo chí, tin là là một thể loại thuộc nhóm thông tấn, có tính trội của nhóm là thông tin sự kiện. Tin là thể loại có tầm quan trọng bậc nhất của mỗi tờ báo. Tuy nhiên, với ba tờ báo, do diện tích báo còn hẹp, lại phải chuyển tải một khối lượng tin bài lớn về mọi mặt của đời sống xã hội Thủ đô, trong nước cũng như quốc tế. Nhìn chung các hoạt động chính trị - văn hoá - kinh tế lớn đều được thông tin đầy đủ kịp thời (đặc biệt là báo Nhân Dân, Hà Nội Mới). Các thể loại tin được dùng chủ yếu là tin vắn, tin tổng hợp, tin bình. Trên báo Văn Hoá ra ngày 12/1/1999, xuất hiện cả tin công báo:

“Chấn chỉnh việc tu bổ tôn tạo di tích:

Bộ Văn hoá - Thông tin có công văn s ố 2995 BT/BT nhằm chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin của tỉnh, Thành phô chấn chỉnh việc tu bô tôn tạo di tích văn hoá. Công văn nêu rõ:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các tin đều có tên, thay bằng cách in đậm câu đầu tin như ở một số báo khác. Cách này có ưu điểm là nhấn mạnh tầm quan trọng của tin gây được sự chú ý cho độc giả, có thể giúp cho người đọc không có thời gian đọc lượng bài dài nhưng vẫn nắm được thông tin thiết

yếu. Đa số sau các tên tin, các đoạn văn được triển khai theo hình tháp lộn ngược - mọt phương pháp phô biến nhất hiện nay. Theo cấu trúc này cái gì mơi nhat co y nghía nhât tức là hạt nhân của tin thì đưa lên đầu, sau đó tin được chi tiêt hoá dân bởi các yếu tồ ít quan trọng hơn. Ngoài ra,với những thông tin thời sự cân sự trang trọng ,các báo vẫn sử dụng tin theo cấu trúc hình tháp. Mục đích của cách đưa tin này là lôi cuốn người đọc bằng cách mở đầu hấp dân, sau đó các chi tiết tăng dần ở mức độ quan trọng hơn, cho tới đỉnh điểm của tin rồi đưa ra kết luận.

Qua khảo sát tổng số gần 524 tin, bài chúng tôi thấy rằng chỉ có hơn 50 tin, còn lại là bài phản ánh, phóng sự và điều tra. Những thể loại khác thì rất ít.

Về các tin liên quan đến bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ 1999 - 2002, đa số là tin về các hoạt động của Bộ văn hoá Thông tin hay Sở văn hoá & Thông tin Hà Nội về những hoạt động tu sửa, tôn tạo các di tích lịch sử, những hoạt động tuyên truyền giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá (trong đó có giữ gìn và tôn tạo di sản văn hoá ở Hà Nội). Nội dung tin trả lời khá đầy đủ các câu hỏi có chứa từ nghi vấn: Ai ? Cái gì ? ở đâu ? Khi nào ? Ra sao ? Nhưng vấn đề đưa ra còn chung chung, và nhiều khi chỉ mang tính giới thiệu chứ không chủ động đặt ra được những thiếu sót trong công tác này.

Một nét khác là tin trên thường chỉ đưa ra con số, sự kiện, ít tin sâu, tin bình. Đặc biệt là những tin viết tuyên truyền cho các hoạt động giữ gìn các di sản văn hoá, chủ yếu chỉ đưa ra những con số thống kê chỉ đơn thuần mang tính thông báo. Tin tổng hợp là dạng tin được dùng nhiều nhất. Tin tổng hợp có dung lượng lớn hơn, thường có nội dung tổng kết, sơ kết hoạt động giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử của một quận huyện nào đó, hoặc về một hiện tượng liên quan đến chủ đề giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của Hà Nội. Ví dụ mục tin văn hoá trên báo Hà Nội mới số ra ngày 5/6/1999: "Theo đánh giá của quận Hoàn Kiếm, di sẩn văn hoá phô cô ngày càng bị thu hẹp. Các kiên trúc phô cổ như nhà ở, đên miếu...do ọp ẹp không còn an toàn và tiện lợi đang phải nhường chỗ cho những toà nhà cao tầng chắp vá lộn xộ n ..."

Có thể thấy một đặc trưng là tin trên báo có đặc biệt là dùng theo dạng chùm tin (tin văn hoá, tin thể thao) không rút tít. Với thể loại này, do diện tích bao hạn chê nên có ưu điêm là không đưa thừa thông tin, nhưng ngược lại nó cung la một hạn chê là nội dung không sâu. Tuy nhiên lại có những tin độc lập, có khung riêng và thường là kỹ và chi tiết. Nhưng những tin này xuất hiện thât thường, phản ánh nhiều lĩnh vực và nó cũng không tạo thói quen tìm đến đọc của độc giả.

3.1.2. Phóng sự:

Phóng sự là thể loại được coi là thành tựu đặc biệt của báo chí, là phương tiện chuyển tải thông tin độc đáo, cũng là thể loại được công chúng ưa thích nhất. Trong hệ thống thể loại báo chí, phóng sự là thể loại duy nhất có thể trình bày vừa khái quát, vừa chi tiết một hiện tượng đa dạng, bề trộn đồng thời lý giải được vấn đề một cách thoả đáng. Phóng sự thường đi sâu vào các đề tài nóng hổi mà dư luận đang quan tâm. Đối với chủ đề giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội , thể loại phóng sự chủ yếu đi vào tìm hiểu, phát hiện và thông tin cho người đọc những vụ việc vi phạm đến những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội.

Thể loại phóng sự cũng được nhiều phóng viên ưa thích khi viết về đề tài bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hà Nội. Với bút pháp linh hoạt bao gồm cả tả thực, thuật và bình luận, các tác giả vừa giới thiệu được những giá trị to lớn của các di sản, lại vừa chỉ ra được thực trạng và những giải pháp cho những di sản ấy. Có thể thấy rõ điều này qua các phóng sự "Vở sông Hồng đang là bãi thải" của tác giả Nguyễn Thuỷ, HNM số ra ngày 4/7/2000 hoặc phóng sự "Bảo tồn cổ vật ở các đình chùa, cuộc chiến còn tiếp diễn" của tác giả Trần Văn Mỹ - VH số ra ngày 10/4/2000 "Lời khẩn cầu từ những dòng sông" tác giả Phạm Vũ Anh -số ra ngày ND 25/6/2000...có thể nói trong những phóng sự đó, người thật việc thật, sự kiện hiện lên rõ nét, chứa đầy cảm xúc của tác giả về những việc được chứng kiến và phản ánh. Phóng sự Báo động vê việc vi phạm di tích lịch sử văn hoá'’ báo Nhân Dân sô ra ngày

những bức xúc bởi hiện trạng và những giải pháp vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nong hoi. Tac gia vào đề bằng phương pháp khá quen thuộc qua việc mượn lơi ngươi trong cuộc. Sư cụ Đàm Tiến, trụ trì chùa Hương Tuyết nẳmtên phô Bạch Mai, Ha Nội túm lấy tôi mà rằng: “Chú phải giúp nhà chùa với, tình tìọng này kéo dài chùa phải chuyên đi nơi khác mất thôi”. Sau khi giới thiệu sơ lược ve hch sư ngôi chùa, tác giả đi thẳng vào vấn đề: thưc trạng ngôi chùa bị nhà dân vi phạm...Bkng cái tôi trần thuật, vừa là nhân chứng vừa thẩm định, tác giả phản ánh hiện trường bằng ngôn ngữ sinh động giàu chất văn học của phóng sự: “Đương nhiên đi cùng với sự biến dạng kỳ quái của kiến trúc là cảnh tượng hãi hùng: dọc theo bức tường dài chừng 40mét được treo móc đủ loại: từ chiếu rách, lốp xe đạp, khung xe hỏng đến mức độ các cư dân ở đây còn ưii ái gửi sang sân chùa bọc rác đủ loại và nước bẩn... vì th ế ở đây luôn luôn ẩm mốc và có mùi khí uế. Lùi ra một chút, tôi lại phát hiện thêm am thờ cổ của chùa bị các hộ dân lấn đất đè lên... ” qua việc thẩm định thực tế tác giả đã phản ánh thực trạng xuống cấp nghiêm trọng và kết thúc bài báo bằng cách trích đăng điều 15 của Pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn hoá” và một đoạn nghị luận giàu cảm xúc. Những cảm xúc ấy có tác động mạnh đến người đọc, làm cho họ có cảm giác muốn tìm hiểu, biết và quan tâm tới diễn biến của sự việc. Đây là thành công của người viết. Báo Văn Hoá vói tư cách là báo ngành do vậy có điều kiện đi sâu vào các sự kiện, vấn đề hơn báo Nhân Dân và Hà Nội Mới nhưng chưa phát huy hết lợi thế của thể loại này.

Tuy nhiên các phóng sự được đưa ra cũng còn hạn chế về nội dung phản ánh cũng chưa đưa ra được nhiều vấn nạn của việc xâm hại di tích, mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh chung chung.

3.1.3. Điều tra

Với một đặc trưng là không chỉ cung cấp thông tin sự kiện mà phải liên kết các sự kiện có quan hệ nhân quả theo một chủ đề và dẫn dăt người đọc đến một kết luận nào đó, điều tra là thể loại được nhiều người đón đọc. Là bài viết mang tính nghị luận sâu sắc, nội dung được đề cập phải là những thông tin chính xác tuyệt đối. Vấn đề được điều tra là vấn đề phức tạp, thường là người

viêt phai đi kiêm chứng lại thông tin hoặc bổ sung điều tra vì thông tin chưa đầy đủ và nhiều mâu thuẫn.

VỚI chú để giới thiệu di sản văn hoá Hà Nội, là mảnh đất màu mỡ cho thê loại điêu tra. Nội dung vấn đề được phản ánh trong bài điều tra về chủ đề này cũng thường là những vấn đề nóng hổi, bức xúc liên quan đến sự tồn vong của những di sản văn hoá, đặc biệt là di sản văn hoá vật thể.

Nhưng thể loại này được thể hiện trên mặt báo ra sao. Qua khảo sát sô lượng phóng sự, bài viết, tin...trong thời gian từ năm 1999 - 2002, cho thấy thể loại này rất ít xuất hiện. Những bài điều tra chủ yếu là điều tra theo yêu cầu của bạn đọc. Những vi phạm đối với di sản văn hoá được người dân thông tin cho toà soạn, khi đó toà soạn mófi cử phóng viên đi điều tra về vụ việc đó.

Có thể nói đây là bạn chế lớn nhất của thể loại này vì người viết không chủ động phát hiện được các vấn đề nảy sinh, hoặc có những chậm thông tin hoặc có thể nâng tầm nhìn lên thành bài điều tra thì lại chỉ dừng lại ở bài phản ánh, kể cả tin. Ví dụ như vấn đề giãn dân phố cổ, các di tích lịch sử - kiến trúc ở Hà Nội vẫn ngày một bị biến dạng, rồi việc xây dựng trái phép trong khu phố cổ vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận về chủ đề này báo cũng có nhiều bài phản ánh sinh động và thuyết phục.

Thứ nhất-. Các bài điều tra thường có kèm theo những hình ảnh minh hoạ, làm tăng thêm tính chính xác và độ tin cậy của thông tin.

Thứ hai: Các bài điều tra thường là một loạt bài, trong đó đưa đến cho người đọc những thông tin cần thiết, có sự giải đáp cụ thể đối với những bức xúc của người dân. Ví dụ như loạt bài về hiện trạng phố cỗ, người viết đã đưa ra những con số cụ thể về thực trạng những ngôi nhà cổ trong phố cổ. Bài “Phố cổ hay phố cũ” tác giả PV báo HNM ra ngày 15/11/2001 đã giúp người đọc tìm về nguyên nhân của vấn đề "Do những ngôi nhà được xây dựng tư đau th ế kỷ 19 nên thời gian cùng v ã sự quá tải nhân khẩu trong các ngôi nhà đã làm cho 174 nhà bị hư hỏng nặng. Từ đó tình trạng cơi nới, sửa chữa nhà, phá bỏ kiến trúc cũ xây mới, tương đối phổ biến và ngày càng nhiều hơn khi đời

song nhan dan ngay một nâng cao, thay bằng ở trong những ngôi nhà tiện nghi sinh hoạt tồi tàn họ làm mới lại bằng những chất liệu bền, những thứ nhôm kính, bê tông của văn minh đô thị. Nếu trước ngáy 3013/1995 mới có 152 tỉ Ương hợp sưữ chưa nhà; từ 30/3 - 411997 cố thêm 104 trường họp' nhưng tư 411997 - 10/1998 đã có 890 trường hợp cơi nới sửa chữa nhà trong đo có tơi 199 trường họp xây sai phép và 404 trường hợp xây không phép. Qua điêu tra khảo sát đến nay phô cô chỉ còn 128 nhà cổ và ỉ .085 ngôi nhà cũ. ”

Những con số trên rất cần thiết cho các giới chức năng cũng như các ban ngành chức năng của thành phố để có sự chỉ đạo kịp thời.

Về mặt ngôn ngữ trong các bài điều tra thường rất sắc bén, có tính lý luận chặt chẽ. Nhưng hình ảnh, con số, các hiện tượng và lập luận của tác giả được kết nối lôgic, đưa người đọc đến một cảm nhận tất yếu: thực trạng di sản phố cổ cũng như việc xâm phạm các di sản văn hoá vật thể khác ở Hà Nội là rất đáng báo động. Việc giải quyết chúng cũng không hề đơn giản. Song đó là việc cần làm ngay để cứu lấy những di sản vô giá mà cha ông đã để lại. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các bài điều tra trong thời gian qua trên ba báo tuy không nhiều song đều tìm được những đề tài thu hút sự quan tâm của độc giả. Các tác giả sử dụng ngôn ngữ chính luận mang tính luận chiến, kiên quyết, dũng cảm khi điều tra, phân tích khi đưa ra kết luận rõ ràng, phê phán đấu tranh với cái xấu dựa trên quan điểm xây dựng, thông tin lý lẽ kết hợp với thông tin sự kiện đem lại sức thuyết phục cao. Cách đặt tít phụ và lựa chọn chi tiết, chứng cứ khá thành công, chính xác, kết cấu chặt chẽ. Nhìn chung, thể loại điều tra được sử dụng nhiều trên báo, gây được sự chú ý của độc giả, đưa ra lời giải đáp kịp thời cho những vấn đề bức xúc trong xã hội.

3.1.4. Bài phẩn ánh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là loại bài được sử dụng nhiều nhất, có số lượng xuất hiện chiếm ưu thế tuyệt đối trên báo. Bài phản ánh thường được sử dụng trong hoạt động thông tin về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nội dung bài phản ánh thường mang tính thời sự cao, và dung lượng bài viết cũng khác nhau tuỳ theo vấn đề phản ánh. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các bài phản ánh trên ba báo

thường có ba nhóm: phản ánh thông tin, phản ánh phân tích và phản ánh nêu vấn đề. Về chủ đề việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội, bài phản ánh thường xoay quanh chủ đề xâm phạm di tích lịch sử. Bài phan anh con kip thời đưa đến cho độc giả những thông tin về chủ trương của Đang và Nhà nước cũng như những quyết định của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của Hà Nội.

Về chủ đề, bài phản ánh thường đi vào hiện tượng đơn lẻ. Ví dụ "Di tích lịch sử Cột Cờ, cần một khuôn viên" của tác giả Dương Trọng Khoan, VH số ra ngày 12/12/2000, hoặc bài "Một hiện tượng xâm phạm di tích lịch sử" của tác giả M. Trường - HNM số ra ngày 14/2/1999; hay "Đất của cống không trông thì mất" tác giả Tô Văn Hoà - số ra ngày 12/6/2001...

Về thể loại này nhìn chung số người viết khá nhiều từ phóng viên, các

Một phần của tài liệu Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội (Trang 122 - 130)