nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử phạt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra, thanh tra viên. Trong khi đó, trên thực tế, việc thực hiện cưỡng chế thường rất khó khăn, ví dụ như người bán thực phẩm đường phố vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nhưng họ lại quá nghèo và ở nông thôn ra thành phố nên không có khả năng chấp hành. Nếu tiến hành cưỡng chế như kê biên tài sản, bán đấu giá cũng không đáng là bao, còn chi phí để cưỡng chế lại cao hơn giá trị tài sản đó. Đây là một khó khăn mà không dễ khắc phục trong thực tế.
2.3. Nguyên nhân, hạn chế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế lĩnh vực y tế
Qua nghiên cứu thực tế và thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì nguyên nhân của tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:
phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực y tế thường xuyên thay đổi là yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực thi pháp luật trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính tại đơn vị.
- Tại Khoản 1 điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định về hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên không có quy định cụ thể hướng dẫn cách xác định khi nào thì hành vi vi phạm được coi là có tính chất, mức độ nghiêm trọng, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
- Tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ cụ thể: Trong trường hợp chuyển xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực y tế đến cơ quan Thanh tra Bộ hay cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo quy định tại Điều 30 của Luật Thanh tra năm 2010, thì cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ
quan thanh tra chuyên ngành độc lập và khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trên thực tế tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính chưa có quy định cụ thể để phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là của Thanh tra Bộ hay là của Tổng cục và các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển quyết định và hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm sang đề nghị xử phạt vi phạm hành chính.
- Tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc hoặc từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn, cơ sở làm dịch vụ bảo quản, cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam …”
Theo quy định của Luật Dược và các văn bản có liên quan, thì cơ sở bán buôn là doanh nghiệp và là tổ chức được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy trong khoản này đã quy định cả đối tượng vi phạm là cá nhân (cơ sở bán lẻ) và tổ chức (cơ sở bán buôn). Như vậy nếu áp dụng Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt gấp đôi (02 lần) cho hành vi được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP đã nêu trên sẽ không phù hợp, vì trong cùng Khoản 1 Điều 37 đã quy định đối tượng vi phạm là cả cá nhân và tổ chức, trong khi mức phạt tiền cho hành vi trên lại là mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy sẽ có sự mâu thuẫn về áp dụng xử phạt vi phạm hành chính giữa Khoản 1 Điều 37 và Khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
- Một số hành vi vi phạm về quảng cáo quy định còn chung chung chưa cụ thể khó áp dụng hoặc cùng một hành vi vi phạm nhưng lại quy định 02 mức phạt tiền khác nhau nên rất khó áp dụng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về quảng cáo chưa có biện pháp giám sát và chế tài
- Mức phạt tiền quy định tại một số hành vi vi phạm về quảng cáo khó thực thi đối với cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ các cá nhân.
- Cán bộ thực thi hạn chế về kinh nghiệm nên đôi khi xử lý còn lúng túng. Do đội ngũ cán bộ hạn chế về số lượng nên chưa kiểm tra giám sát thường xuyên việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với những cơ sở đã có quyết định xử phạt và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ