Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 74)

Qua tham khảo kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thanh tra Bộ Y tế công bố trong giai đoạn từ năm 2006 - 2013 và báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013, hầu như các hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đều đã được vận dụng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt.

Nội dung của các hành vi vi phạm liên quan đến y tế được trình bày cụ thể tại mục 2.1 Chương 2 của Luật văn này.

Việc xử phạt vi phạm hành chính về y tế đã bảo đảm đúng hình thức và mức phạt theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật khác về xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, hình thức và mức phạt vẫn còn một số vấn đề cần phải phân tích thêm.

Bảng 2.4: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong 9 năm (2005 - 2013)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Số lượt cơ sở được thanh tra 2.892.785

Số lượt cơ sở có vi phạm phải xử lý 221.528 7,66%

Trong đó:

Phạt cảnh cáo (cơ sở) 170.919 77,15%

Phạt tiền (cơ sở) 39.658 17,90%

Số tiền phạt (triệu đồng) 42.784.930.000

Đình chỉ có thời hạn (cơ sở) 1.413 0,64%

Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra 1.300 0,59% (Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế, Báo cáo công tác thanh tra y tế giai đoạn 2005 - 2013).

Số liệu về xử phạt vi phạm hành chính đối với an toàn thực phẩm ở Bảng 4 cho thấy số lượt cơ sở có vi phạm là 221.528 trong tổng số 2.892.785 cơ sở được thanh tra chiếm tỷ lệ 7,66%, trong đó, số cơ sở vi phạm bị xử phạt với hình thức cảnh cáo khá cao (77,15%), trong khi hình thức phạt tiền chỉ chiếm có 17,90%. Điều đó cho thấy vẫn còn có sự nương nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính.

Bảng 2.5: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về dược trong 9 năm (2005 - 2013)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Số cơ sở được thanh, kiểm tra 92.465

Số cơ sở có vi phạm bị xử phạt 12.785 13,83%

Các hình thức xử phạt:

- Số cơ sở bị phạt cảnh cáo 3.784 29,60% - Số cơ sở bị phạt tiền 8.943 69,95% - Đình chỉ hoạt động 579 4,53% - Số vụ chuyển cơ quan điều tra 1 0,01%

Tổng số tiền phạt (triệu đồng) 32.144.314.776

(Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế, Báo cáo công tác thanh tra y tế giai đoạn 2005 - 2013).

Bảng 2.6:Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh trong 9 năm (2005 - 2013)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Số cơ sở được thanh, kiểm tra 67.222

Số cơ sở có vi phạm bị xử phạt 8.742 13,00%

Các hình thức xử phạt:

- Số cơ sở bị phạt cảnh cáo 3.599 41,17% - Số cơ sở bị phạt tiền 5.421 62,01% - Đình chỉ hoạt động 1029 11,77% - Số vụ chuyển cơ quan điều tra 0 0,00%

Tổng số tiền phạt (triệu đồng) 28.123.473.500

(Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế, Báo cáo công tác thanh tra y tế giai đoạn 2005 - 2013). Số liệu về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và dược ở Bảng 5, Bảng 6 cho thấy việc xử phạt với

hình thức phạt tiền lại khá cao (62,01% đối với vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và 69,95% đối với vi phạm pháp luật về dược) với đối tượng là các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và dược tư nhân. Điều đó cho thấy chưa có sự công bằng trong xử phạt vi phạm hành chính giữa các cơ sở y tế của Nhà nước với các cơ sở y tế tư nhân (chỉ có thống kê xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở y, dược tư nhân, còn việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở y tế của Nhà nước, cá nhân làm việc trong các cơ sở này lại không có thống kê).

Về việc chấp hành các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính:

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)