Lợi nhuận chưa phân phối của công ty bao gồm các khoản lãi về hoạt động kinh doanh....
Chứng từ sử dụng
- Phiếu kế toán
Tài khoản sử dụng
- TK cấp 1: 421- “Lợi nhuận chưa phân phối”
Nghiệp vụ 1:Ngày 31/12/2014, hồi tố phần truy thu sau quyết toán thuế TNDN năm 2003, số tiền 19.464.513 đồng.
Nợ TK 4211: 19.464.513
Có TK 3334: 19.464.513
-Chứng từ: PKT 246_Phụ lục 01
Nghiệp vụ 2:Ngày 31/12/2004, hồi tố phần truy thu sau quyết toán thuế TNDN năm 2008, số tiền 19.552.532 đồng.
Nợ TK 4211: 19.552.532
Có TK 3334: 19.552.532
- Chứng từ: PKT 247_Phụ lục 01
Nghiệp vụ 3 : Ngày 31/12/2014, chuyển số dư TK 4212 về TK 4211 số tiền 462.309.938 đồng.
Nợ TK 4212: 462.309.938
Có TK 4211: 462.309.938
Chứng từ: PKT 248_Phụ lục 01
Nghiệp vụ 4 : Ngày 31/12/2014 kết chuyển kết quả hoạt động SXKD sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK 911: 694.992.660
Có TK 421: 694.992.660
Chứng từ : PKT 249_Phụ lục 01
Ghi sổ kế toánlợi nhuận chưa phân phối
Sinh viên: Lê Thị Huyền – MSSV: 11018963 Trang 93
Chứng từ gốc: Phiếu chi, phiếu kế toán…
Nhật ký chung Sổ cái
Đơn vị: Công ty TNHH KD Dược Thiên Thành
Địa chỉ: Số 42, Phố Thọ Lão, Phường Đông Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kê toán nhật kí chung) Năm: 2014
Tên tài khoản: Lợi nhuân chưa phân phối
Số hiệu:421 Đơn vị tính:đồng
Ngày, tháng
Chứng từ Diễn giải Nhật kí chung Số hiệu
TK
Số tiền Số
hiệu thángNgày Trangsổ dòngSTT Nợ Có
A B C D E G H 1 2
- Số dư đầu năm 1.164.106.763
-Số phát sinh trong tháng
... ... ... ... ... ... ... ... ...
31/12 PKT 246 31/12 Hồi tố phần truy thu sau quyết toán thuế TNDN năm 2003 12 03 3334 19.464.513 31/12 PKT 247 31/12 Hồi tố phần truy thu sau quyết toán thuế TNDN năm 2008 12 05 3334 19.552.532 31/12 PKT 248 31/12 Kết chuyển số dư TK 4212 sang TK 4211 12 06 4211 462.309.938
31/12 PKT 248 31/12 Kết chuyển số dư TK 4212 sang TK 4211 12 07 4212 462.309.938 31/12 PKT 249 31/12 Kết chuyển kết quả hoạt động SXKD sang lợi nhuận chưa phân phối 12 10 911 694.992.660
-Cộng số phát sinh tháng 501.326.938 1.157.302.598
-Số dư cuối tháng 655.975.660
-Sổ này có ...01....trang, đánh từ trang 01 đến trang...01 Ngày 31 tháng 12 năm 2014
-Ngày mở sổ : 01/01/2014
Người ghi sổ
CHƯƠNG 4
Giải PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH KD DƯỢC THIÊN THÀNH
4.1. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH KD Dược Thiên Thành.
4.1.1. Ưu điểm
Về tổ chức bộ máy kế toán:
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung là phù hợp với tình hình kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. Mỗi kế toán viên sẽ đảm nhận chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kếtoán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hóa của các cán bộ kế toán, đồng thời phát huy được trình độ của mỗi nhân viên.
- Về nhân sự, bộ phận kế toán có sáu người gồm một kế toán trưởng và năm kế toán viên cùng các kế toán tại công ty rất phù hợp với khối lượng công việc kế toán tại công ty. Thêm vào đó, đội ngũ kế toán có kinh nghiệm và trình độchuyên môn cao giúp cho công tác kế toán tại công ty được thực hiện chính xác và kịp thời.
- Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời nên việc đối chiếu kiểm tra số liệu giữa các bộ phận kinh doanh và lập báo cáo tài chính được thuận lợi, dễ dàng. Đồng thời giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Về việc tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Về tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, ưu điểm của hình thức này là khá đơn giản từ mẫu sổ sách cho đến cách thức vào sổ, thuận tiện cho phân côngông việc, ngoài ra nó còn là hình thức phù hợp nhất và được sử dụng nhiều nhất cho các phần mềm kế toán trên máy vi tính. Công ty sử dụng đầy đủ các loại sổ sách từ chi tiết cho đến tổng hợp:
- Sổ chi tiết doanh thu theo dõi riêng bi ệt cho từng loại doanh thu như doanh thu bán thuốc, thực phẩm chức năng...
- Tương ứng với sổ chi tiết về doanh thu là các sổ chi tiết về giá vốn, sổ chi tiết
của các loại chi phí được theo dõi riêng biệt.
- Ngoài ra, kế toán còn mở các sổ chi tiết khác như sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng hóa, sổ chi tiết công nợ cho từng đối tượng khách hàng giúp theo dõi việc thanh toán, chi trả của khách hàng trở nên dễ dàng thuận tiện hơn.
- Các bảng tổng hợp và sổ cái tài khoản được phản ánh một cách đầy đủ, khoa học, đảm bảo được yêu cầu về đối chiếu, kiểm tra từ đó tránh được những sai sót trong quá trình hạch toán.
Về chứng từ kế toán và tài khoản kế toán sử dụng :
- Các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ kế toán phát sinh. Quy trình luân chuyển chứng từ khá nhanh chóng, kịp thời.
- Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tương đối đầy đủ, có sử dụng tài khoản chi tiết.
Về việc hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty + Về kế toán bán hàng: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về bán hàng đều được kế toán ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ và kịp thời đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận doanh thu và chi phí phát sinh.
+ Về kế toán chi phí: Các chi phí phát sinh như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh được cập nhật nhanh chóng, chi tiết. Công tyhạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ là phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty.
+ Về kế toán xác định kết quả kinh doanh: Cuối năm, kế toán tiến hành tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty để trình lên ban giám đốc. Vì thế, kết quả về hoạt động kinh doanh của công ty sẽ luôn được cung cấp một cách chính xác. Đây là một điểm tích cực cần phát huy, bởi việc này giúp nhà quản lý luôn nắm bắt được tình hình tài chính của công ty để đề ra chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tiếp theo.
4.1.2. Nhược điểm.
quả kinh doanh tại Công ty TNHH KD Dược Thiên Thành còn một số mặt hạn chế như sau:.
Chưa có chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa như chưa áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán...
Đối thủ cạnh tranh của Thiên Thành hiện nay là tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm trên thị trường Việt Nam. Đó là các công ty bán buôn, bán lẻ, các đại lý của nhà sản xuất phân phối những loại thuốc giống hoặc có tác dụng tương tự có thể thay thế sản phẩm thuốc của công ty. Đó có thể là doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài. Một số đối thủ cạnh tranh chính như: Công ty CP Dược phẩm Hậu Giang, Công ty Dược phẩm Á Châu, Công ty TNHH Hoa Linh…Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của công tyCông ty ngày càng có nhiều sức ép trong việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng. Đây cũng chính là bài toán hóc búa đặt ra cho Thiên Thành trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm dược của Công ty.
Chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi:
Hiện nay, Công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn cách trầm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.2.Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH KD Dược Thiên Thành.
4.2.1. Sự cần thiết để hoàn thiện .
Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán nói chung, tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng muốn có tính khả thi cần đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, chế độ tài chính và các chuẩn mực kế toán của nhà nước nhưng không cứng nhắc mà linh hoạt. Nhà
nước xây dựng và ban hành hệ thống kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nên việc hoàn thiện phải xem xét sao cho việc hoàn thiện không vi phạm chế độ.
- Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện sản xuất kinh doanh hiệu quả, do đó cần phải vận dụng chế độ kế toán một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành mình.
- Hoàn thiện phải đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với
yêu cầu quản lý vì chức năng của kế toán là cung cấp thông tin chính xác, cần thiết, kịp thời cho việc ra quyết định các phương án kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp.
- Việc xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí, một yêu cầu cần thiết và luôn đúng trong mọi trường hợp đó là tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất và lợi nhuận đạt được là cao nhất.
4.2.2.Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH KD Dược Thiên Thành.
Giải pháp 1 :Cần áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán cho người mua hàng là khoản tiền mà khách hàng được hưởng do khách hàng thanh toán trước hạn theo thỏa thuận khi mua để thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền hàng sớm, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn lớn và lâu dài.
Phương pháp hạch toán
Tùy thuộc vào đối t ư ợ n g và thời hạn thanh toán mà Công ty có thể đ ư a ra những tỷ lệ phần trăm (%) chiết khấu phù hợp hoặc cũng có thể tham khảo của1 số doanh nghiệp cùng ngành, t ư ơ n g đồng về quy mô, tỷ lệ chiết khấu thanh toán được kế toán ước tính căn cứ vào quy mô nợ, tình hình thanh toán, tình hình trả nợ trước thời hạn và tỷ lệ lãi suất của ngân hàng...Thông thường, tỷ lệ chiết khấu được hưởng là từ 1% - 2% trên tổnggiá thanh toán. Khi thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán Công ty cần đảm bảo 2 nguyên tắc: lợi ích của Công ty không bị xâm phạm, không làm mất bạn hàng.Khi xây dựng tỷ lệ chiết khấu, Công ty cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Tỷ lệ này không nên quá lớn vì nó làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cũng không quá nhỏ khiến không thể kích thích khách hàng thanh toán trước hạn
- Khi áp dụng 1 tỷ lệ chiết khấu nhất định sẽ ảnh hưởn g đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm lợi nhuận nên công ty cũng cần xem xét chi phí khoản phải thu có bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không? Khoản chiết khấu thanh toán sẽ áp dụng với khách hàng nợ lớn và thanh toán tiền trước hạn quy định, khoản chiết khấu này được hạch toán vào TK 635
– chi phí tài chính
Nợ TK 635 (Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng) Có TK 131,111,112…
Cuối kỳ kết chuyển tổng các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng phát sinh trong kì.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635: Chi phí tài chính (Khoản chiết khấu thanh toán c h oK h)
Ví dụ :
Ngày 18/01/2014 xuất hàng bán cho công ty THHH Dược phẩm Hoa Lan theo hóa đơn số 17723 trị giá 31.692.800 chưa VAT, VAT 5% ,chưa thanh toán , khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo hợp đồng đã ký kết, điều khoản thanh toán dành cho công ty TNHH Dược phẩm Hoa Lan là 3/10 net 30.
Ngày 10/04/2013, nhận được giấy báo có của Ngân hàng BIDVvới nội dung Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Lan đã thanh toán đủ số tiền lô hàng có số HĐ 0007273 ngày 18/01/2013. Định khoản: Nợ TK 1311_B083: 33.277.440 Có TK 5111: 31.692.800 Có TK 33311: 1.584.640 Nợ TK 1121: 32.279.117 Nợ TK 635: 998.323 Có TK 1311_B083: 33.277.440
-Tuy nhiên khi doanh nghiệp áp dụng chiết khấu thanh toán với khách hàng nên tìm hiểu và phân tích khả năng thanh toán của khách hàng
Giải pháp 2: Các chính sách cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường như sau:
• Chính sách giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh của công ty trong hoạt động kinh doanh. Công ty định hướng hoạt động và sản xuất theo nhu cầu của thị trường và việc định giá sản phẩm phải dựa trên cơ sở là định giá thế nào cho phù hợp với khách hàng mục tiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất và thu được nhiều lợi nhuận nhất. Do mặt hàng mà công ty kinh doanh có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, vì vậy để
nâng cao khả năng cạnh tranh, Công ty luôn có những chính sách điều tiết giá sản phẩm phù hợp với thu nhập người tiêu dùng, giá sản phẩm không quá cao so với các thương hiệu khác.Một trong những chính sách mà Công ty áp dụng là chiết khấu theo số lượng mua( 1,5 – 3% tùy theo giá trị đơn hàng), hình thức thanh toán (thanh toán ngay hay trong tháng)
• Chính sách chất lượng
Chính sách giá cả cùng với chính sách chất lượng sản phẩm là hai vũ khí cạnh tranh của công ty. Vì vậy, cùng với chính sách giá cả hợp lý, thì chính sách sản phẩm chất lượng tốt sẽ đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm. Nhiều năm qua, các sản phẩm Thiên Thành luôn được đánh giá cao về chất lượng,tính năng điều trị và dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Thiên Thành đã là lựa chọn số một đối với người tiêu dùng nhờ uy tín với những sản phẩm với chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý.
• Chính sách thương hiệu
Công ty cũng rất chú trọng trong việc phát triển thương hiệu của sản phẩm. Các hoạt động mà công ty đã thực hiện như quảng cáo trên internet, TV, báo đài… Ngoài ra, công ty còn tổ chức các chương trình khác như trưng bày poster, banner, phát tờ rơi… Công ty luôn tìm kiếm những đại lý và cửa hàng phân phối đáng tin cậy nhằm phát triển mạng lưới phân phối, giữ vững quan hệ đối với các đại lý nhằm đảm bảo uy tín và thương hiệu đối với người tiêu dùng.
Giải pháp 3: Cần lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Để quán triệt nguyên tắc ″thận trọng″ trong kế toán. Chi nhánh nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi. Thực trất của công việc này là cho phép chi nhánh được tính dự phòng bằng cách dành một phần lợi nhuận trong năm chuyển sang năm sau nhằm trang trải nợ phải thu khó đòi có thể phải sử lý trong năm sau, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm sau.
Theo quy định về lập dự phòng (thông tư 107 /2001/TT – BTC) - Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi
+ Khoản công nợ phải thu có thời hạn từ 3 năm trở nên
+ Đơn vị nợ đã giải thể, phá sản, đã ngừng hoạt động hoặc trường hợp thời hạn