Gợi ý chính sách đối với lạm phát

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại việt nam (Trang 92)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Gợi ý chính sách đối với lạm phát

4.2.3.1. Kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý

Lý do

Chính phủ phải xác định lạm phát là nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.

Nội dung

Chính phủ phải kiên định với mục tiêu lạm phát và trao cho Ngân hàng Nhà nước vai trò độc lập hơn điều hành chính sách tiền tệ với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Đồng thời các chỉ số phát triển kinh tế và các chính sách tài chính tiền tệ phải được công khai và có thể dự báo trước được đối với giới đầu tư và kinh doanh.

Hiệu quả

Hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ giúp cung tiền ổn định, tỷ giá được kiểm soát, niềm tin của nhà đầu tư sẽ tăng lên và kinh tế vĩ mô sẽ đạt được sự ổn định. Các chỉ số phát triển kinh tế và các chính sách tài chính tiền tệ phải được công khai và có thể dự báo trước được đối với giới đầu tư và kinh doanh giúp củng cố lòng tin của công chúng đầu tư.

Lạm phát ở mức cao trong các năm gần đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng nội tệ chuyển sang mua vàng nhiều hơn gây nên những cơn sốt vàng. Điều này gây hại cho chính các nhà đầu tư vàng và cả nền kinh tế Việt Nam.

Bài nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước có mối quan hệ cùng chiều do đó gợi ý chính sách “Kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý” nêu trên trong điều kiện thị trường vàng đang ổn định là hết sức cần thiết và nên thực hiện ngay để ngăn chặn thị trường vàng trở nên hỗn loạn do xu hướng chuyển sang mua vàng mạnh mẽ từ các nhà đầu tư.

4.2.4. Gợi ý chính sách đối với lãi suất huy động 4.2.4.1. Tạo môi trường lãi suất huy động ổn định

Lý do

Chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hướng đến một môi trường lãi suất ổn định, điều hành một cách chủ động, linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước, tránh những cú sốc do thay đổi đột ngột làm cho các chủ thể trong nền kinh tế không kịp phản ứng và gây ra kết quả xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung

 NHNN phải quản lý lãi suất một cách hợp lý, hiệu quả và hướng đến chính sách lãi suất tự do theo cơ chế thỏa thuận dựa trên cung cầu của thị trường.

 Hạn chế tối đa các biện pháp can thiệp hành chính.

 Tránh tình trạng tồn tại hai mức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế khác nhau quá nhiều trên thị trường.

 Việc điều hành chính sách lãi suất, NHNN phải chủ động định hướng thị trường thay vì chạy theo như trước đây.

 Xu hướng điều chỉnh lãi suất được NHNN thông báo trước đến thị trường và được điều chỉnh theo lộ trình.

Hiệu quả

NHNN thi hành các biện pháp trên góp phần giúp NHNN đạt được mục tiêu đặt ra:

 Tránh gây sốc cho nền kinh tế.

 Thị trường được kiểm soát tốt.

 Lãi suất diễn biến đúng theo xu hướng dự kiến của NHNN.

4.2.4.2. Kết luận

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động đồng nội tệ chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư chuyển sang mua vàng tích trữ nhiều hơn là đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Nguyên nhân là do họ tin rằng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định thì đầu tư vàng vừa an toàn không kém gửi tiền ngân hàng vừa có lợi nhuận cao cùng với đó là đặc thù người dân Việt Nam ưu tiên bảo đảm tài sản của mình bằng vàng hơn là đồng nội tệ hay bằng tài sản khác. Điều này theo các chuyên gia kinh tế là lãng phí đi một nguồn lực lớn để phát triển kinh tế.

Bài nghiên cứu đã phần nào chỉ ra rằng lãi suất huy động và giá vàng trong nước có mối quan hệ nghịch chiều do đó gợi ý chính sách “Tạo môi trường lãi suất ổn định” nêu trên trong điều kiện thị trường vàng cũng đang ổn định là hợp lý. Ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra một mức lãi suất huy động đồng nội tệ đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư (không cáo quá mà cũng không thấp quá) để ngăn chặn xu hướng người dân rút tiền gửi ngân hàng đi mua vàng.

4.2.5. Gợi ý chính sách đối phó giá dầu thế giới 4.2.5.1. Trường hợp giá dầu thế giới giảm mạnh

Biện pháp

Sử dụng biện pháp giảm sản lượng khai thác dầu thô là điều đã được nhắc đến đầu tiên để giảm thiểu rủi ro giá dầu quá nguội lạnh. Ngoài ra còn phải theo sát diễn biến giá dầu và cắt giảm mạnh các chi phí sản xuất. Song song đó, vẫn

phải chuẩn bị các điều kiện kinh doanh khi giá dầu hồi phục trở lại, ví dụ như mua tài sản các công ty dầu khí nước ngoài...

Hiệu quả

Thi hành tốt các biện pháp nêu trên góp phần làm cho giá xăng dầu trong nước không bị giảm quá sâu. Ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp xăng dầu giảm thiểu được thiệt hại.

4.2.5.2. Trường hợp giá dầu thế giới tăng mạnh

Biện pháp

 Sử dụng phương án điều chỉnh mức thuế nhập khẩu xăng dầu và kết hợp “xả” Quỹ bình ổn nhằm giữ ổn định nguồn cung xăng dầu.

 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn ngừa việc lợi dụng chủ trương điều hành giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ khác không hợp lý.

 Tích cực thực hiện chủ trương tiết kiệm xăng dầu của Chính phủ trong sản xuất và tiêu dùng.

 Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá theo đúng quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

Hiệu quả

Thi hành tốt các biện pháp nêu trên góp phần làm cho giá xăng dầu trong nước không bị tăng quá mạnh kéo theo chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu cũng không tăng cao đồng thời ngăn chặn được các hành vi gian lận trong lĩnh vực giá.

4.2.5.3. Kết luận

Giá dầu thế giới và giá vàng trong nước thường có mối quan hệ cùng chiều do đó các biện pháp đối phó trong cả hai trường hợp biến động của giá dầu thế giới nêu trên trong điều kiện thị trường vàng đang ổn định là thích hợp. Bởi nếu không có biện pháp nêu trên thì khi giá dầu tăng hoặc giảm mạnh, giá vàng cũng biến động tương tự khiến cho thị trường vàng mất đi sự ổn định vốn có của nó.

4.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu

 Thời gian thực hiện nghiên cứu còn hạn hẹp, số liệu chưa đủ lớn (chỉ mới 60 mẫu) kết hợp với việc chưa có kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu nên có thể có những sai sót không thể tránh khỏi như phương pháp nghiên cứu có thể còn thiếu sót và số liệu thu thập từ nguồn IMF về chỉ tiêu CPI có sự sai lệch so với số liệu thu thập được tại Tổng cục Thống kê Việt Nam (tuy nhiên sự sai lệch không đáng kể).

 Quá trình tìm kiếm dữ liệu ở Việt Nam hầu như rất khó khăn vì các tổ chức cơ quan chức năng trong một vài trường hợp lại không công bố số liệu vĩ mô trên các trang web chính thống của Việt Nam nên việc tìm kiếm dữ liệu mất rất nhiều thời gian và công sức.

 Do nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng trong nước nên nó bỏ qua vai trò của các nhân tố vi mô như cấu trúc của thị trường vàng, vị trí địa lý, chi phí nhập khẩu vàng,... là những nhân tố có thể giúp giải thích sự biến động của giá vàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Phùng Thành Bình, Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1.

2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khóa 2006-2007). “Đa cộng tuyến trong kinh tế lượng”.

3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khóa 2011-2013). “Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng”.

4. Bùi Quốc Dũng và Hoàng Việt Phương (2014) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector vào dự báo lạm phát tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

5. Bùi Dương Hải (2014) - Đại học Kinh tế Quốc dân. “Hướng dẫn thực hành Eviews 4.0”.

6. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010). “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng chứng và thảo luận”.

7. Nguyễn Đức Hùng (2014) – Học viện Chính trị Hành chính khu vực I. “Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam 1999-2012”.

8. Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013) – Đại học Mở TP.HCM. “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam”. Science & Technology Development, Vol 16, No.Q3-2013.

9. TS. Trần Ngọc Minh (2006) – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. “Kinh tế lượng”. Tài liệu dành cho học viên hệ đạo tạo đại học từ xa.

10. TS. Thân Thị Thu Thủy và ThS. Lê Thị Thu Hồng (2014)- Đại học Kinh tế TP.HCM. “Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam ”. Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62 Trường Đại học An Giang.

11. Phạm Thị Huyền Trang (2012). “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

12. Đặng Thị Tường Vân (2008). “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

13. PGS.TS Bùi Kim Yến và THS. Nguyễn Khánh Hoàng (2014). “Quản lý giá vàng nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô”. Báo Phát triển & Hội nhập số 19 tháng 11-12/2014.

14. Erik Hjalmarsson and Pär Österholm (2007). “Testing for Cointegration Using the Johansen Methodology when Variables are Near-Integrated”. IMF Working Paper.

15. Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011). “Determinant factors of Hong Kong Stock Market”. Electronic copy available at: http://ssrn.com/abstract=1762162.

16. Dipak Ghosh, Eric J. Levin Peter và Macmillan Robert E. Wright (2000). “Gold as an Inflation Hedge?”.

17. Jana Šimáková (2011). “Analysis of the Relationship between Oil and Gold Prices”. School of Business Administration in Karvina. Department of Finance. Czech Republic.

18. Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS – IMF)

http://www.imfbookstore.org/statistical.asp http://www.imf.org/external/index.htm

19. Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO):

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=630&idmid=4

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq; jsessionid=kj23JDkVhWpQ7r0RnLxzL6VjfmjLbTPnh7t5NQZPvDn0Jx6L6 TFq!889478223!- 1714658496?_afrLoop=6879637890225300&_afrWindowMode=0&_afrWin dowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D6879637890 225300%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D194yz06jfc_4 21. Các website khác: www.google.com.vn http://www.stockbiz.vn/IndicesStats.aspx http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Cac-yeu-to-kinh-te-vi-mo-va- bien-dong-cua-thi-truong-chung-khoan-Viet-Nam/39026.tctc http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-moi-quan-he-giua-cac-nhan-to-kinh-te- vi-mo-va-thi-truong-chung-khoan-ket-qua-thuc-nghiem-o-thi-truong-chung- khoan-16857/ http://kinhteking.wordpress.com/2012/02/07/h%C6%B0%E1%BB%9Bng- d%E1%BA%ABn-khai-thac-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u- t%E1%BB%AB-imf-danh-cho-cac-b%E1%BA%A1n-khong-co-tai- kho%E1%BA%A3n/ http://www.giavangonline.com/goldhistory.php?date=2014-05-31 http://www.investing.com/commodities/crude-oil-historical-data http://vietstock.vn/2012/08/thi-truong-xang-dau-trien-vong-the-gioi-va-ap- luc-len-gia-trong-nuoc-115-236341.htm http://ndhmoney.vn:8080/vang-va-cac-yeu-to-anh-huong-den-gia-vang- 204869p128c144.news http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-nhung-nhan-to-anh-huong-den-gia-vang- va-kinh-doanh-vang-tren-the-gioi-va-tai-viet-nam-13993/

http://www.123doc.vn/timkiem/nh%E1%BB%AFng+y%E1%BA%BFu+t% E1%BB%91+%E1%BA%A3nh+h%C6%B0%E1%BB%9Fng+%C4%91%E 1%BA%BFn+gi%C3%A1+v%C3%A0ng.htm http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1024/1/00050001521.pdf http://vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/16801/15059 http://xangdau.net/thong-tin-chung/gia-ban-le/lich-su-gia-ban-le/bang-tong- hop-gia-ban-le-xang-tu-nam-2005-den-nay-32.html http://www.quyettoan.vn/dutoan/Thong-cao-bao-chi-gia-xang-dau-tu-nam- 2006-den-nay-vn-3-150-3.aspx http://www.cafevang.vn/tintuc/422/Dong_USD_va_gia_vang https://www.youtube.com/watch?v=C0ZLRsaP1F0 https://www.dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-dung-thu-7-the-gioi-ve-tieu- thu-vang-839983.htm http://www.baomoi.com/San-giao-dich-hang-hoa-Hong-Kong-chinh-thuc- giao-dich/127/6278768.epi http://www.fxblog.info/2013/06/hinh-thuc-kinh-doanh-vang-tai-viet- nam.html http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh http://www.stockbiz.vn/Default.aspx https://preciousmetalsresearch.wordpress.com/2014/11/14/a-gold-pricing- model-1983/ http://vneconomy.vn/tai-chinh/9-van-de-noi-bat-cua-thi-truong-vang-nam- 2009-20091224053953471.htm http://vneconomy.vn/tai-chinh/nhung-con-so-an-tuong-cua-thi-truong-vang- 2010-20101222092213670.htm

http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20120101/Nhin-lai-vu-dieu-cua-vang- nam-2011.aspx http://soha.vn/xa-hoi/nhung-moc-tang-giam-ngoan-muc-cua-gia-vang-tu- dau-nam-2011-den-nay-2011092308016881.htm http://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-vang-tang-37-trieu-dongluong-trong- nam-2012-679930.htm https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/dien-bien-gia-vang-va- nhan-dinh-xu-huong-cuoi-nam.html http://www.giavang.net/toan-canh-thi-truong-vang-nam-2013-truot-doc-the- tham/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả các biến từ Eviews 6.0

LV LVNI LCPI LI LO Mean 17.33018 5.876584 2.165619 2.527276 4.430257 Median 17.43616 6.117348 2.102492 2.520101 4.485696 Maximum 17.68254 6.382679 3.136158 2.895359 4.701843 Minimum 16.65634 5.169398 0.681610 2.213754 3.670206 Std. Dev. 0.296530 0.393736 0.565130 0.208659 0.218527 Skewness -0.779823 -0.535270 -0.167612 0.219582 -1.685244 Kurtosis 2.335034 1.673114 2.859206 1.909793 5.973227 Jarque-Bera 7.186685 7.266703 0.330497 3.453540 50.50066 Probability 0.027506 0.026427 0.847683 0.177858 0.000000 Sum 1039.811 352.5950 129.9372 151.6366 265.8154 Sum Sq. Dev. 5.187869 9.146655 18.84291 2.568765 2.817492 Observations 60 60 60 60 60

Phụ lục 2.1: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LV từ Eviews 6.0

Null Hypothesis: LV has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)

t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -0.387960 0.9859 Test critical values: 1% level -4.121303

5% level -3.487845 10% level -3.172314 *MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LV)

Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 16:25 Sample (adjusted): 2 60

Included observations: 59 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LV(-1) -0.014913 0.038439 -0.387960 0.6995 C 0.297051 0.649187 0.457574 0.6490 @TREND(1) -0.000881 0.000669 -1.316430 0.1934 R-squared 0.149790 Mean dependent var 0.012195 Adjusted R-squared 0.119425 S.D. dependent var 0.049256 S.E. of regression 0.046221 Akaike info criterion -3.261240 Sum squared resid 0.119639 Schwarz criterion -3.155603 Log likelihood 99.20659 Hannan-Quinn criter. -3.220004 F-statistic 4.933037 Durbin-Watson stat 2.125769

Phụ lục 2.2: Kết quả kiểm định tính dừng ở bậc 1 của biến LV từ Eviews 6.0

Null Hypothesis: D(LV) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)

t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -8.012345 0.0000 Test critical values: 1% level -4.124265

5% level -3.489228 10% level -3.173114 *MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LV,2)

Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 15:25 Sample (adjusted): 3 60

Included observations: 58 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(LV(-1)) -1.076921 0.134408 -8.012345 0.0000 C 0.047941 0.014125 3.394139 0.0013 @TREND(1) -0.001164 0.000393 -2.961298 0.0045 R-squared 0.538582 Mean dependent var -0.001452 Adjusted R-squared 0.521803 S.D. dependent var 0.067296 S.E. of regression 0.046536 Akaike info criterion -3.246826 Sum squared resid 0.119110 Schwarz criterion -3.140251 Log likelihood 97.15796 Hannan-Quinn criter. -3.205313 F-statistic 32.09892 Durbin-Watson stat 2.021649 Prob(F-statistic) 0.000000

Phụ lục 2.3: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LVNI từ Eviews 6.0

Null Hypothesis: LVNI has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10)

t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.703431 0.7374 Test critical values: 1% level -4.121303

5% level -3.487845 10% level -3.172314 *MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại việt nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)