Một số hình thức kinh doanh vàng khác

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại việt nam (Trang 25)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.4.4. Một số hình thức kinh doanh vàng khác

Tín dụng vàng

Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng được sử dụng để đảm bảo giá trị của tiền. Ví dụ: Trong giao dịch bất động sản, người mua khi chưa thanh toán hoặc chưa mua được nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng ngừa khi giá vàng lên. Ngược lại, người bán nhà khi chưa nhận được tiền mà sợ giá vàng xuống thì có thể vay ngân hàng số vàng sắp được nhận và bán ra bên ngoài thu tiền về trước để lấy lợi nhuận, khi nhận được tiền của bên mua sẽ trả lại cho

ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hiện tại của các ngân hàng rất ít phục vụ mục đích này mà chủ yếu phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Đây là nghiệp vụ có rất nhiều rủi ro vì không thể dự đoán chắc chắn giá vàng tăng hay giảm trong tương lai tuy nhiên đi đôi với rủi ro cao là lợi nhuận lớn nên nghiệp vụ này thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia.

Mua bán trực tiếp – môi giới

Ngân hàng thực hiện mua bán vàng để bảo đảm nguồn quỹ nên hoạt động này giống như môi giới và giống các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoạt động này không đem lại lãi nhiều cho ngân hàng.

Mua bán trạng thái

Là việc mua bán vàng của ngân hàng diễn ra không cùng thời điểm, gọi là trạng thái vì nó sẽ thể hiện số dư dương trên tài khoản (nếu mua vàng) và số dư âm trên tài khoản (nếu bán vàng). Tài khoản âm nhưng không phải bán khống mà ngân hàng có thể tận dụng nguồn huy động từ khách hàng, ngược lại ngân hàng có thể mua vàng dự trữ để phục vụ việc cho vay hay để bán lại vào một thời điểm giá cao hơn. Bởi sau khi thực hiện hoạt động này thì cuối cùng ngân hàng phải cân bằng trạng thái nên khác với việc mua bán khống, tức là có sự vận động của hàng hóa tiền tệ, việc mua bán vàng tiền tệ cũng có nghĩa là ngân hàng đang tiến hành hoạt động đầu tư. Do có sự chênh lệch giữa thời điểm mua và bán nên sẽ có rủi ro về giá rất lớn, và cũng chính sự chênh lệch này tạo ra lãi hoặc lỗ rất lớn cho ngân hàng. Hiện nay hoạt động này ít diễn ra và có diễn ra thì thời gian tồn tại cũng tương đối ngắn để hạn chế rủi ro.

Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng

Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này do lợi thế từ hạn ngạch nhập khẩu vàng, từ nguồn ngoại tệ sẵn có để thu lợi. Do thời gian nhập vàng và dập vàng khiến xảy ra độ trễ và ngân hàng tiến hành bán lúc giá cao và chọn thời điểm nhập giá thấp từ quốc tế.

Kinh doanh phối hợp

Hoạt động này là phối hợp các hoạt động được phép thực hiện để thu lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ: Ngân hàng có thể bán nguồn vàng gửi tiết kiệm huy động được từ khách hàng cho nhà đầu tư, sau đó để cân bằng trạng thái ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng giao ngay Spot trên tài khoản hoặc hợp đồng kỳ hạn Forward đối với thị trường nước ngoài. Như vậy, ngân hàng đã bảo hiểm trạng thái rủi ro của mình. Kinh doanh vàng phối hợp thể hiện trình độ và đẳng cấp của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận với rủi ro thấp nhất bằng việc phối hợp các hoạt động được phép.

1.1.5. Tổng quan biến động của giá vàng trong nước và quốc tế trong giai đoạn năm 2009-2013

1.1.5.1. Năm 2009

Khởi động năm 2009 với mức giá khoảng 880 USD/oz, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng cửa ở mức gần 1.090 USD/oz, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York hiện là mức 1.215,8 USD/oz thiết lập vào ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008.

Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11/2009, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước hiện là mốc 29,3 triệu đồng/lượng.

Đầu năm 2009, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 24/12/2009, khi giá vàng ở mức 26,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%.

1.1.5.2. Năm 2010

Giá vàng trong nước đã lập kỷ lục 38,2 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11/2010, chỉ thiếu hai ngày trước khi “kỷ niệm 1 năm” ngày giá vàng “nổi loạn” của năm trước - 11/11/2009. Sốt vàng năm nay đã lặp lại gần đúng kỷ lục của năm 2009: tăng vài triệu đồng/lượng chỉ trong buổi sáng, người dân ồ ạt chen lấn đi mua vàng, doanh nghiệp thi nhau thông báo hết hàng bán… Kết quả, giá vàng trong nước bị đẩy cao hơn giá thế giới quy đổi 2 triệu đồng/lượng ở lúc đỉnh điểm.

Đến ngày 7/12/2010, tức là gần 1 tháng sau trận bão vàng tại thị trường Việt Nam, giá vàng quốc tế thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng giao ngay đã đạt mức cao nhất mọi thời đại khi chạm 1.432,5 USD/oz tại New York, nhưng giá vàng trong nước sáng 8/12 - sau một loạt nỗ lực bình ổn của cơ quan chức năng - chỉ còn dưới 36 triệu đồng/lượng.

1.1.5.3. Năm 2011

Giá vàng trong nước khởi động ở mức 35,8 triệu đồng/lượng khi giá thế giới dao động nhẹ quanh 1.370 USD/ounce vào đầu năm 2011 sau khi đã xác lập kỷ lục cao nhất là 1.432 USD/ounce vào ngày 7-12-2010. Ngay sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng kỷ lục tới 9,3% vào ngày 11-2-2011 thì cỗ xe giá vàng bắt đầu bứt phá lên mức 36 triệu đồng lượng mặc dù giá vàng thế giới không ghi nhận biến động nào đáng kể. Chỉ 1 tuần sau đó, giá vàng phá ngưỡng 37 triệu đồng/lượng do đôla “chợ đen” tăng vọt lên tới 22.000 đồng/USD và “cơn sốt vàng” xuất hiện sớm ngay trung tuần tháng 2-2011, chỉ 3 tháng sau cơn sốt ngày 11-11-2010. Giá vàng lùi về dưới 38 triệu đồng/lượng và giá USD tự do xoay quanh 22.000 đồng trong khi giá vàng thế giới vẫn bám trụ ở mốc 1.410 USD/ounce vào đầu tháng 3-2011. Thậm chí, giá vàng trong nước còn diễn biến ngược chiều thế giới khi lui về mức 37-37,5 triệu đồng/lượng còn giá thế giới lại vọt lên 1.430-1.440 USD/ounce.

Khi giá thế giới lập kỷ lục 1.624 USD/ounce thì giá trong nước cũng nhanh chóng tiệm cận rồi vượt qua mốc 40 triệu đồng/lượng ngày 25-7-2011.

Sang đầu tháng 8-2011, giá vàng lên sát 41 triệu đồng/lượng khi vàng thế giới vượt qua 1.660 USD/ounce. Sau cú sốc hạ mức tín nhiệm của Hoa Kỳ, giá vàng thế giới bùng nổ lên sát 1.700 USD/ounce và giá vàng Việt Nam tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng trong ngày 8/8/2011 lên tới 44,2 triệu đồng/lượng - cao hơn giá thế giới tới 2 triệu đồng/lượng - rồi lại rơi về 43,2 triệu đồng/lượng ngay trong ngày. Sang ngày 9-8-2011, giá vàng lại lên sát 45 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước sáng ngày 9-8 đã chạm ngưỡng 46 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới vượt mức 1.760 USD/oz. Chỉ trong 2 ngày 8 và 9-8-2011, giá vàng đã tăng “điên loạn” thêm gần 5 triệu đồng mỗi lượng, lặp lại kịch bản sốt giá vàng tháng 11/2009 và tháng 10-2010. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước không chỉ về số cơn sốt vàng trong năm nhiều hơn hẳn mà những cơn sốt giá vàng năm 2011 còn kéo dài hơn và trầm trọng hơn rất nhiều. Sang ngày 24- 8, giá vàng tuột dốc xuống 47,6 triệu đồng với mức giảm gần 1,5 triệu đồng một lượng. Cuối tháng 9-2011, thị trường vàng Việt nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng. Đến cuối tháng 10-2011 giá vàng lại đột ngột đảo chiều lên 1.700 USD/ounce sau hơn một tháng dao động trong vùng 1.600 USD/ounce khiến cho vàng trong nước lại leo lên 45 triệu đồng/lượng.

Tính chung cả năm, giá vàng cuối năm 2011 tăng 24,09% so với cuối năm trước nhưng tính bình quân lại tăng tới 39%.

1.1.5.4. Năm 2012

Kể từ đầu tháng 5 đến tháng 11/2012, giá vàng thế giới có 4 tháng tăng liên tục (từ tháng 5 đến tháng 9), giá vàng tăng mạnh nhất trong giai đoạn này vào tháng 8 và tháng 9 với mức tăng 9,6%, và giao dịch trong biên độ 1.685- 1.787 USD/oz. Sang đến tháng 10 giá vàng thế giới có biến động mạnh trong ngày 1/10, với biên độ giao động 1.763-1791,50 USD/oz, và gần ngưỡng 1.800 USD/oz. Nhưng ngay sau đó áp lực chốt lời đã khiến giá vàng giảm mạnh trở lại, đóng cửa trong tháng giảm 4% về mốc 1.720,38 USD/oz. Sang tháng 11/2012 giá vàng tăng trở lại lên vùng 1.737 USD/oz vào ngày 9/11. Đến ngày

29/12, giá vàng giao ngay chốt ở 1.656,3 USD/ounce, tăng gần 90 USD/ounce (tăng 5,7%) so với cuối năm trước.

Diễn biến thị trường vàng trong nước chịu tác động từ sự tăng giảm của giá vàng thế giới, tuy nhiên luôn chênh lệch cao hơn so với giá thế giới khoảng 3-3,5 triệu đồng/lượng trong vài tháng đầu năm 2012. Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá vàng tháng 8 tăng 0,41%; tháng 9 tăng 5,25%; tháng 10/2012 tăng 4,64% so với tháng trước. Trong những tháng gần đây, có thời điểm giá vàng trong nước vượt mốc 48 triệu đồng/lượng.

1.1.5.5. Năm 2013

Mở đầu năm 2013, giá vàng được giao dịch ở mức 46,1-46,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tuy nhiên, từ thời điểm đó, vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ ràng. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế, trong ngày 31/12/2013, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng. Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng, tương đương 24,7%.

Còn trên thị trường thế giới, giá vàng đã giảm từ mức 1.650 USD/oz xuống còn khoảng 1.200 USD/oz, giảm 450 USD/oz (-27,27%).

1.1.5.6. Đánh giá chung về sự biến động của giá vàng trong nước trong giai đoạn năm 2009-2013

Trong giai đoạn năm 2009-2013, có thể thấy, vàng trong nước và quốc tế có mối quan hệ rất chặt chẽ. Sau mỗi lần vàng thế giới biến động, vàng trong nước cũng đều phản ứng theo ngay sau đấy. Tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung-cầu và biến động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước ở giai đoạn có thời điểm thấp hoặc cao hơn giá vàng thế giới với mức chênh lệch tương đối lớn. Mức chênh lệch này đang có xu hướng giảm dần do có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, những cơn sốt vàng diễn ra thường xuyên là đặc trưng nổi bật trong giai đoạn này. Điều này được chứng minh qua thực tế giá vàng liên tục tăng cao trong năm 2011 và 2012 trước khi được kiềm hãm trong năm 2013. Nguyên nhân có sự tăng giá vàng trong giai đoạn này là do giá vàng Việt Nam tăng theo giá vàng thế giới (NHTW của các nước lớn như: Mỹ, Đức, Nga,… đồng loạt tăng lượng vàng dự trữ, đồng USD yếu, nỗi lo khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và Châu Âu, chính sách nới lỏng tiền tệ của các nền kinh tế lớn,... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá vàng thế giới tăng), các chính sách thắt chặt thị trường vàng của NHNN Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ vàng miếng ở thị trường nội địa, Việt Nam là nước nhập khẩu trên 95% vàng nguyên liệu từ thị trường bên ngoài,… Năm 2013 đánh dấu sự trượt dốc của giá vàng mà nguyên chủ yếu là do sự can thiệp của NHNN Việt Nam.

Dù nhiều nhà đầu tư vàng trong nước đã thua lỗ đậm do giá vàng tăng giảm với mức chênh lệch lớn nhưng vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt và hấp dẫn trong giai đoạn này.

1.1.6. Các sàn giao dịch vàng trên thế giới

Các thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại hàng hóa khác nhau như dầu mỏ (xăng, khí đốt,…), nông sản (đường, cà phê,…), các kim loại quý (vàng, bạc,…) và các kim loại màu khác (nhôm, kẽm, thiếc,…) được gọi là sàn giao dịch hàng hóa.

1.1.6.1. Sàn giao dịch hàng hóa New York (NewYork Mercantile Exchange – NYMEX) Exchange – NYMEX)

Là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới, nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỷ USD về năng lượng và kim loại. Giá cả niêm yết trên sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Được điều hành bởi Ủy ban hàng hóa giao sau, một cơ quan độc lập của Chính Phủ Hoa Kỷ.

1.1.6.2. Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade – CBOT) CBOT)

Được thành lập năm 1848, là một thị trường giao sau và quyền chọn hối đoái dẫn đầu. Hơn 3600 thành viên, cổ đông giao dịch với hơn 50 sản phẩm giao sau và quyền chọn khác nhau. Trước đây, CBOT chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như ngũ cốc, lúa mì, yết mạch,… Năm 1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng được thành lập, một loạt sản phẩm mới về các hợp đồng giao sau vàng và bạc bằng điện tử được khai trương vào năm 2001.

1.1.6.3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange - TOCOM) - TOCOM)

Thành lập năm 1984, là sự kết hợp giữa Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Sàn giao dịch hàng hóa (TOCOM) là một tổ chức đi tiên phong trong hoạt động hoái đoái. Tiếp theo là sự tham gia của thị trường nhôm và dầu mỏ năm 1997 và 1999 tạo ra một thị trường giao sau hoạt động đầy đủ. Tại TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa đều là những ngành công nghiệp mạnh của nền kinh tế để giao dịch giao sau và quyền chọn trong 4 thị trường khác nhau là kim loại quý, dầu, cao su và nhôm.

1.1.6.4. Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong

Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong được thành lập với mục tiêu cạnh tranh với các sàn giao dịch châu Âu và Mỹ. Việc giao dịch vàng và các hàng hóa lớn sẽ gần như tương tự với việc giao dịch trên các sàn Chicago, New York và London. Sàn giao dịch sẽ hoạt động 15 giờ/ngày và trùng với giờ giao dịch của Mỹ và châu Âu. Điều này sẽ khuyến khích giao dịch xuyên lục địa và tăng tính thanh khoản. Hiện nay, trên sàn mới chỉ có hợp đồng giao kỳ hạn cho vàng. Tuy nhiên, sàn sẽ sớm cho giao dịch các loại hàng hóa khác như kim loại quý và kim loại cơ bản, nông sản, năng lượng và các chỉ số hàng hóa. Đồng tiền được sử dụng để yết giá là đồng Nhân dân tệ do nhu cầu của các nhà đầu tư với đồng tiền đang dần mạnh lên.

Ngoài ra còn có các sàn giao dịch khác như Sàn giao dịch hàng hóa London, Thượng Hải,…

1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng

Giá vàng thế giới tăng mạnh trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới và trong điều kiện thông tin hiện đại đã khiến cho giá vàng tại Việt Nam cũng tăng nhanh. Do vàng ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu, giá vàng Việt Nam liên thông với giá vàng thế giới thông qua tỷ giá USD. Tuy vậy, mức tăng của giá vàng Việt Nam có lúc vượt xa mức tăng của giá vàng

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)