5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Chỉ số chứng khoán (VN-Index)
1.2.1.1. Khái niệm
Vn-Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại sàn HOSE nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
1.2.1.2. Phương pháp tính
VnIndex được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher.
VN - Index được tính theo công thức sau
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kì gốc
1.2.1.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số VN-Index và giá vàng trong nước
Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu hướng của thị trường chứng khoán. Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) cho thấy rằng: sự biến động của giá vàng ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận đầu tư trên thị trường chứng khoán Hong Kong. Nỗi sợ hãi của người Mỹ được đo bằng chỉ số biến động của thị trường (VIX - Volatility Index). Vàng và chỉ số biến động của thị trường có quan hệ nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng (vàng tăng VIX tăng). Khi giá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và từ đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng, cả trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác của các tác giả nước ngoài cũng cho kết quả tương tự như: Levin và Wright (2006),Tully và Lucey (2007), Johnson và Soenen (1997), Hiller et al . (2006) và Jaffe (1989).
Tóm lại có thể thấy rằng thị trường vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh
tế. Từ đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa hai yếu tố này là nghịch biến.
1.2.2. Lạm phát 1.2.2.1. Khái niệm 1.2.2.1. Khái niệm
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
1.2.2.2. Cách đo lường
Để đo lường chỉ số làm phát người ta thường dùng các chỉ số sau: chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Chỉ số giá tiêu dùng đo lường biến động giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định được mua bởi người tiêu dùng), chỉ số giá sản xuất (PPI – đo lường sự thay đổi trung bình trong giá nhà sản xuất trong nước nhận được cho đầu ra của họ), chỉ số giá hàng hoá, chỉ số giá cơ bản. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tập trung vào việc lấy số liệu chỉ số CPI để phân tích tình hình lạm phát và mối tương quan của nó với giá vàng.
1.2.2.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước
Lạm phát có thể tác động trực tiếp đến giá vàng cũng như tâm lý nhà đầu tư vàng. Nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá nhanh, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang tích trữ các tài sản không bị mất giá khác như vàng. Khi đó vàng đóng vai trò là “nơi trú ẩn” an toàn trong môi trường bất ổn kinh tế. Khi cầu vàng nhiều mà cung không thay đổi thì lập tức giá vàng sẽ tăng nhanh chóng. Như vậy, lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá vàng theo chiều hướng tích cực thông qua tâm lý của nhà đầu tư vàng. Lý thuyết kinh tế cũng cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa lạm phát và giá vàng, đó là theo mô hình nghiên cứu của Dipak Ghosh, Eric J. Levin Peter và Macmillan Robert E. Wright (2000) cũng như dựa vào bài báo “Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam” đăng trên tạp chí khoa học Trường Đại học An
Giang của đồng tác giả Thân Thị Thu Thủy (Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) và Lê Thị Thu Hồng (Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, còn có các lý thuyết của nước ngoài nghiên cứu về mối tương quan đồng biến giữa giá vàng và lạm phát bao gồm ba phương pháp tiếp cận. Các phương pháp tiếp cận đầu tiên (ví dụ như Ariovich, 1983, Dooley, Isard và Taylor, 1995; Sherman, 1982, 1983, 1986; Sjaastad và Scacciallani, 1996) mô hình biến động của giá vàng từ sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô chính như tỷ giá, lãi suất tỷ giá, thu nhập thế giới và những cú sốc chính trị. Cách tiếp cận thứ hai (ví dụ Baker và Van Tassel, 1985; Diba và Grossman, 1984; Koutsoyiannis, 1983; Pindyck, 1993) tập trung vào đầu cơ hoặc tính hợp lý của biến động giá vàng. Cách tiếp cận thứ ba (Ví dụ: Chappell và Dowd, 1997; Kolluri, 1981; Laurent, 1994; Mahdavi và Zhou, năm 1997; Moore, 1990) xem xét vàng như một hàng rào chống lại lạm phát với sự nhấn mạnh đặc biệt về mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa vàng và lạm phát. Dựa trên cơ sở này đề tài tiến hành kiểm định mối tương quan giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam là đồng biến.
1.2.3. Lãi suất huy động 1.2.3.1. Khái niệm
Lãi suất huy động tức là tỉ lệ phần trăm lãi suất trên số tiền gửi vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.
NHNN quy định trần lãi suất huy động để các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất huy động phù hợp.
1.2.3.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa lãi suất huy động và giá vàng trong nước
Để nói về mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất huy động thì bài nghiên cứu xin trích dẫn một đoạn phân tích của tác giả Ngọc Toàn được đăng trên web www.cafef.vn (http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/gia-vang-the-gioi-di-
xuong-2015031708452996.chn) như sau: “Vàng thế giới giảm giá trong phiên
do thị trường chứng khoán tăng điểm trước kỳ vọng Fed sẽ đưa ra quyết định nâng lãi suất trong cuộc họp tuần này.
Chốt phiên giá vàng giao ngay giảm 0,5% còn 1.153,26 USD/ounce. Tuần trước giá đã chạm mức thấp 3 tháng tại 1.147,1 USD/ounce. Kim loại quý này cũng đã trải qua 9 phiên giảm liên tiếp tính tới ngày thứ Năm tuần trước – chuỗi ngày giảm lâu nhất kể từ năm 1973.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn, giá vàng giao tháng 4 tăng nhẹ 0,8 USD lên 1.153,2 USD/ounce lúc đóng cửa phiên qua.
Giá các kim loại quý khác cũng đi xuống trong đó bạch kim chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 khi chỉ còn 1.101 USD/ounce. Giá bạc giảm 0,3% còn 15,58 USD/ounce trong khi paladi giảm 1,2% xuống 780,25 USD/ounce.
Đà giảm của vàng hôm qua không quá sâu vì có đồng USD chặn lại. USD giảm 0,8% giá trị so với các đồng tiền chủ chốt góp phần nào làm yên lòng nhà đầu tư. USD mạnh thường gây bất lợi cho giá hàng hóa và không loại trừ vàng.
Đồng bạc xanh của Mỹ hạ nhẹ phiên qua song vẫn tăng 10% kể từ đầu năm tới nay và đang neo ở mức cao nhất kể từ năm 2003.
Theo giới phân tích, đồng USD sẽ tiếp tục tác động trực tiếp lên giá vàng thời gian tới. Gần nhất, nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ hôm nay 17/3 – của Fed để xem liệu cơ quan này có đưa ra tín hiệu nào với lãi suất hay không. Nhiều dự báo cho rằng Fed sẽ đề cập đến việc tăng lãi suất vào khoảng tháng 6, nếu điều này thực sự xảy ra thì hoạt động bán tháo trên thị trường vàng chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, và ngược lại.”
Dựa vào những phân tích của tác giả Ngọc Toàn và các nghiên cứu của các tác giả trong nước khác như bài nghiên cứu của PGS.TS Bùi Kim Yến và THS. Nguyễn Khánh Hoàng (Báo Phát triển & Hội nhập số 19 tháng 11- 12/2014) thì khi lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn tăng lên sẽ khiến cho các nhà đầu tư suy xét từ đầu tư vàng chuyển sang gửi tiền ngân hàng để vừa giảm rủi ro vừa kiếm được lợi nhuận tốt. Điều này khiến cho giá vàng giảm do nhà đầu tư
bán vàng nhiều hơn thường lệ làm cung vàng lớn hơn cầu vàng. Tuy vẫn có những trường hợp khác không đúng như vậy nhưng nhìn chung mối tương quan giữa lãi suất huy động và giá vàng thường là nghịch biến. Sau đây bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa chúng xem có thuộc trường hợp nghịch biến hay không.
1.2.4. Giá dầu thế giới 1.2.4.1. Giới thiệu về dầu
Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trinh sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bố nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ,… có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.
1.2.4.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa giá dầu thế giới và giá vàng trong nước
Dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD mất giá trị, và các nước có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng. Như vậy, giá dầu tăng cao sẽ tác động tích cực đối với giá vàng và ngược lại. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng đã chứng minh điều tương tự như: Cashin et al. (1999 ) kiểm tra các mối tương quan giữa bảy hàng hóa trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1960 đến tháng 5 năm 1985. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này chứng minh rằng có tồn tại mối tương quan giữa dầu và vàng. Ewing et al . (2006 ) và Fattouh (2010) kiểm tra sự bất đối xứng giữa các mặt hàng dầu và kim loại. Có mối tương quan đống biến giữa giá dầu và giá vàng là kết quả nghiên cứu của Pindyck và Rotemberg (1990). Ngoài ra, một số nghiên cứu của Hunt (2006) và Hooker (2002) đã thiết lập nên giả thiết “Khi giá dầu tăng, hầu hết các mức giá tăng trong đó có giá vàng” theo kinh nghiệm thực tế lúc bấy giờ. Dựa vào các cơ sở trên, đề tài tiến hành kiểm định mối tương quan giữa giá vàng và giá dầu thế giới là đồng biến.
1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và thế giới
1.3.1. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và giá vàng
1.3.1.1. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2013)
Cở sở lý thuyết
Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu hướng của thị trường chứng khoán.
Kết quả nghiên cứu
Trong dài hạn, giữa chỉ số giá chứng khoán VN-Index với giá vàng trong nước có mối quan hệ tích cực. Khi giá vàng trong nước tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán tăng lên khoảng 1,54%, kết quả này ngược với giả thiết nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu nước ngoài như mô hình của Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) tại thị trường chứng khoán Hong Kong; nhưng lại có cùng kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Bình và Nguyễn Minh Hà (2012) về thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là: giá vàng thế giới có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng khoán. Các nước châu Á trong đó có Việt Nam vẫn có thói quen xem vàng là một tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong phần lớn các giao dịch như mua bán bất động sản hoặc sử dụng vàng làm đồ trang sức đã ăn sâu vào lối sống của người Việt Nam, khiến cho cầu về vàng tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng tích lũy của người dân. Như vậy, vàng vẫn là một tài sản trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư cùng với các loại tài sản khác và sự biến động cùng
hướng với chỉ số giá chứng khoán là một kết quả khác biệt hơn so với các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu ở các nước khác do những nét riêng về phong tục, đặc thù nền kinh tế, chế độ chính trị ở Việt Nam,…
1.3.1.2. Mô hình nghiên cứu của Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011)
Cơ sở lý thuyết
Biến động giá vàng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của các nền kinh tế và do đó thị trường chứng khoán cũng không tránh khỏi quy luật đó. Thị trường đầu tư vàng đã phát triển mạnh trên toàn thế giới trong bảy năm qua. Nhiều nhà đầu tư có xu hướng luôn có một tỷ lệ vàng trong danh mục đầu tư của họ vì thực tế chỉ ra rằng giá vàng được dự báo sẽ tăng phù hợp với lạm phát và đây là một hành động để phòng ngừa lạm phát tăng cao ( Levin và Wright , 2006). Trong các thời kỳ kinh tế khác nhau, vàng như một tài sản đảm bảo và đa dạng hóa rủi ro thoát khỏi những cú sốc từ thị trường chứng khoán và các kênh đầu tư khác. Theo Tully và Lucey (2007) chức năng của vàng như một bảo hiểm rủi ro đối với cổ phiếu và đảm bảo được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Johnson và Soenen (1997) đi đến kết luận tương tự cho rằng vàng là một đầu tư hấp dẫn nếu nhà đầu tư muốn đa dạng hóa các kênh đầu tư của mình. Hiller et al . (2006) đã nghiên cứu vai trò của vàng và các hàng hóa trên vốn chủ sở hữu trên thị trường. Họ phát hiện ra rằng trong giai đoạn 1976-2004 vàng đã có một tương quan âm với mức độ nhỏ với chỉ số S&P500 . Họ nhận thấy rằng danh mục đầu tư trong đó có 5% đến 10% vàng tốt hơn so với danh mục đầu tư mà không có vàng. Jaffe (1989) đã chứng minh rằng sự tương quan của vàng với chứng khoán giúp cho vàng có một chỗ đứng vững chắc trong một danh mục đầu tư đa dạng hóa tốt,… Dựa vào những yếu tố trên, nghiên cứu sẽ kiểm tra giả thuyết cho rằng sự bất ổn của giá vàng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một thị trường chứng khoán phát triển.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng giá của vàng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Hong Kong. Điều này có thể được giải thích là