1.1. Khái niệm mục đích GD
Mục đích GD ở đây được hiểu là mục đích GD của cả hệ thống GD, của một nền GD, nó ở tầm bao quát và rộng hơn mục tiêu. Mục đích GD là phạm trù cơ bản của GD học. Với tầm quan trọng của nó, vấn đề xác định mục đích GD đã được đặt ra từ rất xa xưa trong lịch sử xã hội.
Theo nghĩa thông thường, mục đích GD là cái đích cần đạt được của sự nghiệp GD mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định. Việc xác định mục đích GD thường được tiến hành khi nhà nước tổ chức một hệ thống GD.
Mục đích GD là mô hình lý tưởng về sản phẩm GD, là phạm trù có tính chất định hướng lâu dài của nền GD quốc gia.
Mục đích GD có một số đặc điểm sau: - Có tính lịch sử.
- Có tính giai cấp. - Mang màu sắc dân tộc. - Có tính thời đại.
1.2. Khái niệm mục tiêu GD
Mục tiêu GD là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể phải đạt được sau một hoạt động GD. Mục tiêu GD là thành phần, bộ phận của mục đích GD, nói cách khác, mục tiêu GD chính là cụ thể hóa mục đích GD.
Tóm lại: Mục đích và mục tiêu GD là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau, là hai khái niệm cùng chỉ kết quả hướng tới của giáo dục, nhưng không phải là một:
- Mục đích GD là cái mong đợi lý tưởng, mục tiêu GD là cái có thể hiện thực hóa.
- Xuất phát từ mục đích để xây dựng mục tiêu. Việc tiến gần đến mục đích phải thông qua việc đạt được các mục tiêu.
Tại sao nói mục đích GD là một phạm trù quan trọng trong GD ?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Mục tiêu GD cụ thể hơn mục đích, làm chức năng chỉ đạo tổ chức thực hiện các quá trình GD và là căn cứ để đánh giá kết quả GD. Nhiều trường hợp, mục tiêu phải được lượng hóa, đo đạc được, quan sát được thì mới thực hiện được hai chức năng trên.