Nhân cách và sự phát triển nhân cách Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách

Một phần của tài liệu Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương (Trang 27 - 29)

1.1. Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách

1.1.1. Con người: là sự hợp thành của cái tự nhiên và cái xã hội. Trước hết, con người là một bộ phận của tự nhiên, là khâu tiến hóa cao nhất của tự nhiên nói chung và của quá trình sinh học nói riêng,

Thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp: Một em bé khi mới

là thực thể mang bản tính tự nhiên sinh học, mang trong nó sức sống của tự nhiên. Sau đó, con người cũng là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

1.1.2. Cá nhân: là một cá thể người, là một con người cụ thể, một thành viên trong xã hội loài người.

1.1.3. Nhân cách là một khái niệm phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau, sau đây là một số khái niệm hay gặp:

- Nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu, nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những thuộc tính đó bao hàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất vv… (1, tr55)

- Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân. (Phạm Minh Hạc)

- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất là con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức; thứ hai là một hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặc trưng cho cá thể trở thành một nhân cách.

- Theo quan niệm truyền thống của và trong đời sống, người Việt Nam xem nhân cách gồm hai mặt là Đức và Tài. Đức (phẩm chất) nói lên mối quan hệ giữa con người với con người; Tài (năng lực) nói lên mối quan hệ giữa con người với công việc.

Các định nghĩa trên đã đề cập đến những đặc điểm bản chất của nhân cách gồm:

- Một hệ thống các thuộc tính ổn định của con người. Những thuộc tính này rất đa dạng bao gồm các mặt như đạo đức, trí tuệ, thể chất, trình độ thẩm mỹ...;

- Mỗi người có nhân cách riêng;

- Nhân cách có ở con người đã phát triển, định hình về mặt xã hội, đã trở thành một chủ thể xã hội;

- Bản chất nhân cách gồm hai mặt: tự nhiên và xã hội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

1.2. Khái niệm sự phát triển nhân cách

Con người khi sinh ra chưa có nhân cách, nó chỉ được hình thành

sinh ra có được coi là một con người không, tại sao? Suy nghĩ về các vấn đề sau: tại sao nhiều nước đều thống nhất và quy định thành luật rằng cá nhân phải đến một độ tuổi nhất định mới được quyền bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, được kết hôn… Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, vậy phải chăng nhân cách Bác vẫn còn tồn tại, người ta mất đi song nhân cách vẫn còn. Suy nghĩ giải quyết vấn đề

và phát triển trong quá trình sống của con người. Việc hình thành và

Một phần của tài liệu Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w