2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.4. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân đối với nhân cách
Hoạt động là quá trình tác động vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới để tạo ra những sản phẩm theo nhu cầu của con người. Quá trình này có sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp. Hoạt động làm thay đổi khách thể nhưng nó cũng làm thay đổi chính bản thân chủ thể về mặt thể chất và tinh thần.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Hoạt động và giao tiêp đóng vai trò quyết định trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Xét về lịch sử phát sinh loài người, chính nhờ lao động-dạng hoạt động đặc trưng nhất mà có quá trình tiến hóa từ loài vượn người thành con người. Nhờ lao động mà con người mới có dáng đứng thẳng, tứ chi hoàn thiện, bộ óc phát triển… con người trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhờ lao động. Quá trình này mất hàng vạn năm. - Xét về lịch sử cá nhân, khi đứa trẻ sinh ra và được sống trong xã hội loài người, nó phải hoạt động và giao tiếp tích cực thì mới có thể chuyển hóa các giá trị của xã hội thành giá trị của bản thân.
- Thông qua hoạt động và giao tiếp mà đứa trẻ có điều kiện để bộc lộ, rèn luyện, phát triển các tư chất, phẩm chất, năng lực.
- Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người được kiểm nghiệm, trải nghiệm các giá trị của cuộc sống, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục giữ lại hay loại bỏ những điều mà người ta đã tiếp thu được hay hình thành những giá trị mới ở cá nhân.
- Hoạt động và giao tiếp là nhu cầu của con người, nhu cầu này được thỏa mãn mới làm cho tâm lý, ý thức, nhân cách con người phát triển bình thường. Các thí nghiệm về việc người ta không được giao tiếp, dẫn tới bị trầm cảm đã chứng minh điều này.
Kết luận: Hoạt động và giao tiếp đóng vai trò trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động và giao tiếp tích cực chính là biểu hiện của việc tự GD. Vì vậy trong quá trình GD cần chú ý những điểm sau:
Yêu cầu SV nhắc lại khái niệm hoạt động và giao tiếp trong tâm lý học đại cương
Trả lời câu hỏi
- Đưa học sinh vào các hoạt động và giao lưu đa dạng, coi đó là con đường cơ bản để GD học sinh.
- Cần nắm được các hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với tâm sinh lý học sinh.
- Cần tổ chưc các hoạt động một cách sinh động, hấp dẫn, nội dung phong phú để tạo ra hứng thú cho học sinh.
3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách của học sinh theo lứa
tuổi
3.1. Trẻ trước tuổi học 3.2. Học sinh tiểu học
3.3. Học sinh trung học cơ sở 3.4. Học sinh trung học phổ thông
Tổ chức học sinh nghiên cứu tài liệu ở nhà và thảo luận trên lớp. Chú ý tới các vấn đề sau:
- Các giai đoạn lứa tuổi và hoạt động chủ đạo, quan hệ xã hội của lứa tuổi
- Đặc điểm về thể chất và sinh lý thần kinh
- Đặc điểm về tâm lý: Quá trình nhận thức, trí nhớ, chú ý, mức độ ý chí, tình cảm….
- Rút ra những đặc trưng nhất của lứa tuổi.
Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu đối với giáo dục trẻ em ở các giai đoạn lứa tuổi.