Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi dân cư cho đầu tư pháttriển tại Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 51)

f. Biến động lãi suất

2.2.2.2 Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí trả lãi của ngân hàng

Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi của NH=Thu lãi-chi lãi/chi phí trả lãi

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí Ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó.

Bảng 2.12: Thu lãi, chi lãi của Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Thu lãi 71.750 143.450 197.560

Chi lãi 54.070 107.890 168.210

Chênh lệch thu chi lãi 17.680 35.560 29.350

Chênh lệch thu chi

lãi/Chi phí trả lãi 0,3270 0,3296 0,1745

( Nguồn: Phòng kế hoạch- tổng hợp BIDV-Huế )

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng chỉ tiêu này có xu hướng biến động tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2007, hoạt động tín dụng của NH đã đem lại 71.750 triệu, trong khi đó NH chỉ cần bỏ ra 54.070 triệu. Như vậy, một đồng chi phí NH bỏ ra sẽ thu được 0,3270 triệu. Tương tự năm 2008 là 0,3296 triệu. Đặc biệt đến năm 2009 NH bỏ ra một đồng chi phí cho HĐV thì chỉ thu được 0,1745 triệu, giảm xuống rất nhiều so với năm 2007 và năm 2008. Điều này có thể được giải thích là do năm 2009, NHNN có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN khiến cho nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là đối với các DNNN. Nói tóm lại thì hiệu quả trong hoạt động HĐV của Ngân hàng là đạt được hiệu quả bởi qua 3 năm lợi nhuận thu được từ

một đồng chi phí bỏ ra đều có, mặc dù lợi nhuận này trong năm 2009 có giảm mạnh so với năm 2008.

Như vậy trong hoàn cảnh NVHĐ ngày càng khó khăn trong khi hoạt động cho vay tại Ngân hàng không thể tăng LS. Đó là khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp để có thể HĐV được hiệu quả hơn.

2.2.2.3.Quy mô vốn huy động /chi phí tiền lương

Quy mô VHĐ/1 lao động HĐV=Tổng số VHĐ/Tổng số lao động HĐV: Chỉ

tiêu này cho thấy trong một thời kỳ nhất định, một lao động của Ngân hàng huy động được bao nhiêu vốn, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết năng suất HĐV của lao động hoạt động HĐV trong Ngân hàng.

Quy mô VHĐ/Chi phí tiền lương=Tổng số VHĐ/Tổng tiền lương trả cho cán bộ HĐV: Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí phải trả cho một cán bộ HĐV sẽ thu

được bao nhiêu đồng vốn huy động.

Bảng 2.13: Quy mô vốn huy động, chi phí tiền lương

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Quy mô vốn huy động 726.000 652.000 798.000

Tiền lương cho 1 lao động HĐV 6 6,3 6,5

Số lao động HĐV (người) 34 32 40

Nguồn VHĐ/ 1 lao động HĐV 21.353 20.375 19.950

Nguồn VHĐ/ Chi phí tiền lương 3.559 3.234 3.069

( Nguồn: Phòng kế hoạch- tổng hợp BIDV-Huế )

Năm 2007, bình quân 1 lao động HĐV của Chi nhánh HĐ được 21,353 tỷ, năm 2008 là 20,375 tỷ, giảm 4,58% so với năm 2007 và năm 2009 là 19,95 tỷ. Đây là năm mà năng suất HĐV của cán bộ hoạt động HĐV là thấp nhất.

Chỉ tiêu Nguồn VHĐ /1 lao động HĐV tại CN giảm sút là do 2 nguyên nhân. Đó là tốc độ tăng trưởng NV qua các năm có sự biến động, từ 726 tỷ năm 2007 đến năm 2008 giảm xuống còn 652 tỷ, và năm 2009 đã có sự cố gắng trong việc gia tăng Nguồn VHĐ đạt 798 tỷ. Mặc khác, là do số cán bộ hoạt động HĐV cũng có sự biến động, mặc dù năm 2008 số cán bộ HĐ có giảm nhưng lại giảm không đáng kể so với việc NguồnVHĐ giảm mạnh, giảm 10,19% nên làm cho chỉ tiêu này có xu hướng giảm so với năm 2007,

đến năm 2009 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm là do số cán bộ HĐV tăng lên mạnh hơn mặc dù NguồnVHĐ có tăng.

Chỉ tiêu Nguồn VHĐ/Chi phí tiền lương giảm dần qua 3 năm. Năm 2007: 3.559 , năm 2008: 3.234 và năm 2009 là 3.069 . Điều này có thể được giải thích là do chỉ tiêu Nguồn VHĐ/ 1 lao động HĐV giảm dần hàng năm và chi phí tiền lương cho 1 cán bộ HĐV có sự tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2007 là 6 triệu, năm 2008 là 6,3 triệu và năm 2009 là 6,5 triệu.

Nhìn chung thì chỉ tiêu này phản ánh được CN hoạt động hiệu quả trong việc HĐ NV nhưng nếu xét cụ thể thì mức độ HĐV bình quân của 1 cán bộ HĐV tại CN là rất thấp. Thực trạng này là do tình hình HĐV tại CN đồng thời là do khả năng TKvà sử dụng các dịch vụ NH của người dân chưa cao nên lượng HĐ được của NH còn thấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi dân cư cho đầu tư pháttriển tại Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w