Biến động tiền gửi dân cư theo thời gian

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi dân cư cho đầu tư pháttriển tại Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)

Bảng 2.6:Tình hình huy động tiền gửi dân cư theo thời gian.

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền2007 Số tiền2008 Số tiền2009 +/-2008/2007% +/-2009/2008%

Quý I 424 382 420 -42 -9,91 38 9,05

Quý II 429 372 413 -57 -13,29 41 9,93

Quý III 420 363 408 -57 -13,57 72 19,83

Quý IV 381 392 416 11 2,89 24 5,77

( Nguồn: Phòng kế hoạch- tổng hợp BIDV-Huế )

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy lượng TGDC qua các quý trong các năm không biến động theo một chu kỳ rõ rệt nào cả. Cụ thể: Trong quí I năm 2007, nguồn tiền gửi mà Ngân hàng huy động được 424 tỷ, đến quí II tăng lên 492 tỷ, đến quý III giảm xuống 420 tỷ rồi đến quý IV tiếp tục giảm xuống còn 381 tỷ. Ta thấy rằng, năm 2007 nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong quý II, thấp nhất trong quý IV. Nguyên nhân là vào thời điểm các tháng đầu năm, Ngân hàng đẩy mạnh nhiều biện pháp HĐV với nhiều loại hình và lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó, lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tăng lên vì lúc này chưa đến mùa vụ SXKD, còn vào quý IV thì lượng tiền gửi lại thấp là do người dân lo ngại lạm phát xuất hiện và nhiều yếu tố tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô.

Sang năm 2008, nguồn TG mà NHHĐ được trong quý I là 382 tỷ, đến quý II giảm xuống còn 372 tỷ , sang quý III lại tiếp tục giảm xuống 363 tỷ , rồi đến quý IV thì tăng nhẹ lên 392 tỷ. Như vậy, trong năm này lượng TG trong quý IV cao nhất, và thấp nhất trong quý III. Nguyên nhân là do vào quý III cũng là thời điểm mà nền KT vĩ mô có nhiều biến động tiêu cực nhất, lạm phát tăng cao, nên người dân rất e ngại khi gửi tiền vào NH, mặc dù thời kì này lãi suất tăng lên rất cao. Đến quý IV thì lượng TG bắt đầu tăng dần sau 3 lần quay đầu suy giảm. Vì các Kiến Trúc Sư trưởng của các nền KT trên thế giới đã ngồi lại với nhau để đưa ra các giải pháp để đưa nền KT toàn cầu thoát khỏi nguy cơ rơi vào khủng hoảng, sụp đổ hệ thống. Do đó, nền KT Việt Nam cũng bắt đầu có những dấu hiệu khả quan sau một khoảng thời gian đen tối. Lạm phát trong nước dần dần được kiềm chế…từ đó tạo niềm tin cho người dân, nên họ bắt đầu gửi tiền trở lại vào NH.

Bước vào năm 2009, nền KT vĩ mô mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng bắt đầu xuất hiện những điểm sáng ,vì vậy lượng tiền gửi vào NH tăng nhẹ so với năm 2007. Cụ thể là lượng tiền gửi vào NH cao nhất trong quý I và thấp nhất trong quý III. Đây cũng là xu hướng biến động chung của những thời kì mà nền KT vĩ mô ổn định, vì quý I chưa đến mùa vụ SXKD nên người dân gửi tiền vào NH để bảo toàn số vốn

làm lượng tiền gửi tăng lên, còn quý III là quý cao điểm cho các hoạt động SXKD nên lượng tiền gửi vào Ngân hàng cũng ít đi.

Hình 2.1:Biểu đồ thể hiện sự biến động tiền gửi dân cư theo thời gian.

Dựa vào biểu đồ ta thấy rõ hơn sự biến đổi của TGDC trong 3 năm qua. Sự biến động này được hiện diện cụ thể thông qua hệ thống cột biểu diễn.

Qua phân tích tình hình HĐV theo quí, ta thấy rằng ngoài yếu tố lãi suất thì còn có các yếu tố khác tác động không nhỏ đến hoạt động HĐV như: Thời vụ và chu kỳ SXKD, tập quán và thói quen của người dân. Do đó, Ngân hàng cần phải đưa ra những chính sách huy động phù hợp theo từng thời điểm, cho từng đối tượng khách hàng. Khi đó nguồn VHĐ mới có sự tăng trưởng và ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi dân cư cho đầu tư pháttriển tại Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w