A Theo loại tiền
2.2.1.2 Tình hình HĐ tiền gửi dân cư a Xu hướng biến động tiền gửi dân cư
a. Xu hướng biến động tiền gửi dân cư
Muốn phát triển kinh tế, phải có đầu tư. Muốn có vốn để đầu tư, phải có tiết kiệm. Như vậy, nguồn vốn tiết kiệm quyết định vốn đầu tư. Do vậy, trong các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng trưởng tiết kiệm, tăng trưởng HĐV và tăng trưởng tín dụng thường được đưa ra với tỷ lệ tương đương nhau. Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006- 2010, chúng ta đưa ra chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 bằng tốc độ tăng trưởng TD và cũng bằng mức độ tăng trưởng HĐV là từ 18 đến 20% và bằng tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH/M2. Thực tiễn kinh tế của Việt Nam nói chung và của TTHuế nói riêng trong những năm vừa qua cho thấy, NVHĐ từ tiết kiệm trong dân thông qua hệ thống các NHTM là hết sức quan trọng, mặc dù HĐV từ TKDC chỉ là một kênh HĐV để đầu tư bên cạnh rất nhiều các kênh HĐV khác.
Từ bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi từ cá nhân, dân cư vẫn cầm chừng, không tăng đáng kể do sự dịch chuyển khách hàng từ Chi nhánh sang các Ngân hàng khác, đặc biệt là một số Ngân hàng cổ phần…Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhưng tốn nhiều chi phí, tuy nhiên về chiến lược lâu dài, nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn chủ yếu trong hoạt động của Chi nhánh. Do đó, BIDV-Huế cần đổi mới cung cách phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm huy động để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng nguồn tiền gửi từ dân cư.