Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang (Trang 42 - 51)

a) Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình. Tài khoản sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình

- Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp theo nguyên giá.

TK được quy định mở các tài khoản cấp 2

- TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2112: Máy móc thiết bị

- TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý.

- TK 2118: Tài sản cố định khác.

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: TSCĐ hữu hình trong

doanh nghiệp tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do mua sắm, do xây dựng hoàn thành bàn giao, do tự chế, do đợc cấp hay điều chuyển hay liên doanh, do nhận lại vốn góp liên doanh, tăng do biếu hoặc tặng, tăng do mua lại TSCĐ hữu hình thuê tài chính.

- Tăng TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp mua sắm.

- Tăng TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành - Tăng TSCĐ hữu hình do tự chế

- Tăng TSCĐ hữu hình do được cấp, điều chuyển, liên doanh. - Tăng TSCĐ hữu hình do nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh

- Tăng TSCĐ hữu hình do được biếu, tặng.

- Tăng TSCĐ hữu hình do mua lại TSCĐ hữu hình thuê tài chính động sản chủ sở hữu

Các TSCĐ sử dụng tại công ty được quản lý theo từng bộ hồ sơ TSCĐ gồm 2 bộ.

- Hồ sơ kỹ thuật: Bao gồm các tài liệu kỹ thuật liên quan đến TSCĐ được lập, lưu trữ và quản lý tại phòng Vật tư của công ty.

- Hồ sơ kế toán: Bao gồm các chứng từ liên quan đến TSCĐ được lập, lưu trữ và quản lý tại phòng Kế toán tài chính của công ty bao gồm:

+ Quyết định đầu tư được duyệt

+ Biên bản đấu thầu hay chỉ định thầu + Biên bản nghiệm thu kỹ thuật

+ Biên bản quyết toán công trình hoàn thành + Hoá đơn GTGT

+ Biên bản giao nhận TSCĐ

Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và hồ sơ TSCĐ kế toán TSCĐ tiến hành ghi thẻ TSCĐ.

Sơ đồ 2.3: Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình

Nếu TSCĐ được mua sắm đầu tư bằng các quỹ của Công ty thì đồng thời với việc ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm các quỹ tương ứng:

Nợ TK 414 Có TK 411

Nếu TSCĐ được mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguốn vốn vay thì không phải ghi bút toán kết chuyển nguồn này.

TSCĐ HỮU HÌNH TĂNG THEO NGUYÊN GIÁ Đánh giá tăng TSCĐ TK 412 TK 241 XDCB hoàn thành bàn giao Mua sắm TSCĐ TK 133 TK 111, 112, 331, 341 Nhận góp vốn bằng TSCĐ TK 411 TK 211-TSCĐ hữu hình

Ngày 23 tháng 12 năm 2013, Công ty mua một xe tải của Công ty Tuấn Hợp theo giá mua cả thuế GTGT là 297.000.000 đồng. Doanh nghiệp đã trả 150.000.000 đồng bằng TGNH, còn lại nhận nợ. Xe tải này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.

Kế toán hạch toán như sau (ĐVT: đồng) + BT1: phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 211 270.000.000 Nợ TK 133 27.000.000

Có TK 112 150.000.000 Có TK 331 147.000.000 + BT2: kết chuyển nguồn hình thành tài sản:

Nợ TK 414 270.000.000

Có Tk 411 270.000.000

VD: Ngày 02/08/2013 mua 1 xe ô tô tải Huyndai của công ty CP Trường Hải có trị giá là 486 triệu đồng, chi phí vận chuyển 3 triệu đồng ( chưa bao gồm thuế GTGT 10%) . Thời gian sử dụng 12 năm

Biểu 2.1: Thẻ TSCĐ Đơn vị : ... Địa chỉ : ... Mẫu số S12 - DNN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: 01

Ngày 02 tháng 08 năm 2012 lập thẻ

Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 02 tháng 08 năm 2013 Tên, quy cách TSCĐ: Xe ô tô tải Hyundai Số hiệu TSCĐ: A3

Nước sản xuất: Hàn Quốc Năm sản xuất: 2011

Bộ phận quản lý, sử dụng: bán hàng Năm đưa vào sử dụng: 2013 Công suất (diện tích thiết kế) : 100 KW

Đình chỉ TSCĐ ngày tháng năm

Lý do đình chỉ:………...

Số hiệu chứng từ

Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn

TSCĐ Ngày,

tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm

Giá trị hao mòn Cộng dồn 000006 8 02/08/201 3

Mua của công ty CP Trường Hải và trả phí vận chuyển

489.000.00 0

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO Số thứ tự Tên quy cách, dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị

Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ... ngày ... tháng ... năm ... Lý do giảm: ... Ngày ... tháng ... năm ... Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)

b) Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình.

TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình

- Giảm do góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ hữu hình.

- Giảm do TSCĐ hữu hình thiếu chờ xử lý.

- Giảm do TSCĐ hữu hình chuyển thành công cụ, dụng cụ. - Giảm do TSCĐ hữu hình cấp cho cấp dưới.

Sơ đồ 2.4: Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình

-

Khi xét thấy tài sản cố định đã khấu hao hết, tài sản cố định không còn giá trị sử dụng hoặc sử dụng không còn hiệu quả và cần thiết phải thanh lý để thu hồi nguồn vốn, Giám đốc công ty gửi công văn xin phép Công ty cấp trên về việc thanh lý nhượng bán được thực hiện qua Biên bản thanh lý tài sản cố định và kế toán tài sản cố định căn cứ vào các chứng từ giảm tài sản cố định để huỷ Thẻ tài sản cố định.

TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu do khấu hao hết, nhượng bán thanh lý, đôi khi giảm do đánh giá lại, hoặc trả lại vốn góp liên doanh cho bên đầu tư.

TSCĐ HỮU HÌNH GIẢM THEO NGUYÊN GIÁ TK 211-TSCĐ hữu hình Đánh giá giảm TSCĐ

Giảm TSCĐ do khấu hao hết

TK 412 TK 411 TK 214 cho bên góp vốn đầu tư TK 811 Trả lại vốn góp Nhượng bán, thanh lý TSCĐ

Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ ở Công ty, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khỏan thiệt hại và thu nhập (nếu có). Chứng từ chủ yếu là “Biên bản thanh lý TSCĐ” mẫu 02-TSCĐ ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính.

VD: Ngày 01/08/2013 công ty thannh lý 1 máy xúc có nguyên giá 100 triệu đồng sử dụng trong 10 năm. Chi phí thanh lý 460nghìn đồng. Thu về băng tiên mặt là 10.500.000 đồng

Biểu 2.2: Biên bản thanh lý TSCĐ

Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang

Ngõ 66- Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội

Mẫu số S02- TSCĐ

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày 01 tháng 08 năm 2013

Số: 01

Nợ: 214, 811 Có: 211

Căn cứ Quyết định số 01 ngày 01 tháng 08 năm 2013 của Giám đốc công ty tư vấn đầu tư xây dựng Hương Giang về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý gồm:

Ông/Bà: Nguyễn Trọng Trung Chức vụ: Giám đốc Trưởng ban Ông/Bà: Nguyễn Xuân Hùng Chức vụ: Phó phòng kinh doanh Ủy viên Ông/Bà: Nguễn Thanh Huy Chức vụ: Kế toán trưởng Ủy viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

- Tên, quy cách TSCĐ: máy xúc - Số hiệu TSCĐ: E1

- Nước sản xuất: Hàn Quốc - Năm sản xuất: 2004

- Năm đưa vào sử dụng: 2004 Số thẻ TSCĐ: 01 - Nguyên giá TSCĐ: 100.000.000 đồng

- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 90.375.689 đồng - Giá trị còn lại của TSCĐ: 6.024.311 đồng

III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ: IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

- Chi phí thanh lý TSCĐ: 460.000 đồng

(Viết bằng chữ) : Bốn trăm sáu mươi nghìn đồng. - Giá trị thu hồi: 10.500.000 đồng

(Viết bằng chữ): Mười triệu năm trăm nghìn đồng. - Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 01 tháng 08 năm 2013.

Ngày 01 tháng 8 năm 2013

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w