Đặc điểm hoạt động bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ Sơn Hải (Trang 42 - 44)

doanh

Trong nền kinh tế thị trường, khi mà các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sống còn của các doanh nghiệp. C.Mác đã từng khẳng định: “Lưu thông vừa là tiền đề, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sản xuất”. Theo quan điểm này thì sản xuất và lưu thông gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một chu trình tái sản xuất xã hội. Các doanh nghiệp thương mại

thực hiện khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Quá trình này bao gồm hai khâu mua và bán hàng hóa, là một tất yếu của quá trình tái sản xuất.

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị “tiền tệ” và hình thành kết quả bán hàng. Hoặc nói một cách khác bán hàng là một hình thức chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khác hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Mối quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ mang tính chất “thuận mua vừa bán”. Doanh nghiệp với tư cách là người bán, chuyển giao sản phẩm cho khách hàng theo đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng kinh tế đã ký giữa hai bên. Hoạt động bán hàng kết thúc khi đã hoàn tất việc giao hàng cho và khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho số sản phẩm, hàng hóa đó.

Doanh nghiệp giao cho khách hàng một lượng hàng và nhận được từ khách hàng một khoản tiền hoặc một khoản nợ. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh.

Căn cứ vào số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Bán hàng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, quyết định kết quả kinh doanh cao hay thấp, còn kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định về bán hàng hóa.

Như vậy có thể khẳng định rằng, kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, còn hoạt động bán hàng là phương tiện để thực hiện mục tiêu cuối cùng đó.

Việc xác định kết quả kinh doanh chính là xác định phần chênh lệch giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là toàn bộ chi phí đã bỏ ra. Số chênh lệch đó biểu hiện “lãi” hoặc “lỗ”. Xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước, lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất.

Ngoài ra việc xác định kết quả kinh doanh còn là cơ sở để lập kế hoạch cho kỳ kinh doanh tiếp theo, đồng thời là số liệu cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, cho các nhà quản lý doanh nghiệp để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời là căn cứ để các cơ quan quản lý tài chính, cơ quan thuế… thực hiện việc giám sát việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính…

Trong hoạt động kinh doanh,Công Ty Thương Mại & Dịch Vụ Sơn Hải luôn chú trọng vào những mặt sau:

- Về quy cách phẩm chất hàng hóa tiêu thụ: hàng hóa trước khi nhập, xuất phải được kiểm tra kĩ lưỡng về chất lượng cũng như quy cách. Chính vì vậy, ở công ty ít xảy ra trường hợp hàng hóa bị trả lại, hay giảm giá do sản phẩm kém chất lượng.

- Về giá bán hàng hóa: hệ thống giá bán trên giá mua thực tế cộng phí thu mua bảo quản… và gắn liền với sự vận động giá cả thị trường.

Một phần của tài liệu Kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ Sơn Hải (Trang 42 - 44)