Vận dụng PowerPoint trong thiết kế giáo án điện tử có nội dung hình

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non (Trang 43 - 78)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.3.3. Vận dụng PowerPoint trong thiết kế giáo án điện tử có nội dung hình

dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non

Bài 1: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của hai đối tượng

Đối tượng: 3 - 4 tuổi

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài học

1. Mục tiêu

- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của hai đối tượng. - Sử dụng đúng các từ “Cao hơn - thấp hơn” để diễn đạt.

- Trẻ nhận biết sự khác biệt về chiều cao của 2 đối tượng. - Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ, so sánh, tưởng tượng cho trẻ. - Biết chơi trò chơi, biết trả lời câu hỏi của cô.

- Hứng thú chơi trò chơi 2. Hướng dẫn

Phần 1: Nhận biết sự khác nhau về chiều cao của hai đối tượng. Phần 2: Luyện tập, nhận biết “Cao hơn - thấp hơn”

Bước 2: Lựa chọn thông tin đưa vào bài giảng và các phương tiện truyền tải thông tin.

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú

+ Một số quả bóng bay hoặc một đồ chơi nhẹ treo ở trên cao trẻ không với tới được.

+ Hình ảnh cô và trẻ

* Hoạt động 2: Nội dung chính

+ Mỗi trẻ 2 bông hoa có chiều cao khác nhau rõ rệt và một que tính.

* Hoạt động 3: Ôn tập củng cố và trò chơi

+ Cô chuẩn bị cho trẻ chơi

Bước 4: Thiết kế bài giảng trên máy tính cùng với phần mềm chuyên dụng

Sử dụng phần mềm PowerPoint, Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh...

Trong nội dung “Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao

của hai đối tượng”, thiết kế dưới dạng sử dụng phần mềm PowerPoint tất cả

gồm 9 slide. Nội dung của mỗi slide được thiết kế dưới dạng phần mềm bao gồm các thao tác sau:

- Trước hết với màn hình 1: Chèn hình ảnh cần tìm vào Slide bằng

cách: Insert → Picture → From file → chọn hình ảnh cô và bé. Gõ chữ “cao hơn” bằng cách: Insert → Text Box → gõ chữ

Tạo mũi tên: trên thanh công cụ Drawing nhấn chuột vào nút Arrow (mũi tên). Nhấn và kéo rê con chuột từ đầu mũi tên đến đầu điểm cuối rồi thả nút chuột.

Ta làm hiệu ứng cho màn hình 1 bằng cách: Nháy chuột trái vào hình ảnh → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Diamond → OK.

Chữ “cao hơn”, nháy chuột trái vào chữ → Animations → Custom Animation → Add effect →Entrance → More effects → Wheel → OK.

“Mũi tên”, nháy chuột trái vào đối tượng → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Plus → OK

- Với màn hình 2: Ta làm tương tự

- Với màn hình 3: Chèn hình ảnh cần tìm vào Slide bằng cách: Insert → Picture → From file → chọn hình ảnh 2 bông hoa.

Tạo hiệu ứng đồng thời cho 2 bông hoa bằng cách: Nháy chuột trái vào hình ảnh → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Wedge → OK.

- Với màn hình 5: Ta cũng chèn hình ảnh 2 bông hoa. Với que tính, trên thanh công cụ Drawing nhấn chuột vào nút Line (đường kẻ), sau đó nhấn và kéo rê con chuột từ đầu đường kẻ hoặc mũi tên đến đầu điểm cuối rồi thả nút chuột rồi vào Fill color đổ màu cho que tính.

Tạo hiệu ứng cho màn hình 5: Nháy chuột trái vào hình ảnh → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Wedge → OK. Với “que tính” ta cũng làm tương tự → Checkerboard → OK.

- Với màn hình 6, 7, 8, 9 ta làm tương tự

Bước 5: Chỉnh sửa và đóng gói bài giảng

CAO HƠN

THẤP HƠN

Màn hình 1 Màn hình 2

Thấp hơn Cao hơn

Phần nhô lên Màn hình 5 Màn hình 6 Cao hơn T Thấp hơn Màn hình 7 Màn hình 8 Màn hình 9

Bài 2: Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều dài của ba đối tượng

Đối tượng: 4 - 5 tuổi

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài học

1. Mục tiêu

- Trẻ biết cách so sánh chiều dài 3 đối tượng.

- Diễn đạt được các từ chỉ độ dài: Dài nhất, ngắn hơn, dài hơn, dài nhất. - Giáo dục trẻ tính kỷ luật, biết phối hợp với nhau trong khi chơi.

2. Hướng dẫn

Phần 1: Ôn so sánh độ dài của 2 đối tượng bằng kỹ năng so sánh. Phần 2: Dạy trẻ so sánh chiều dài của 3 đối tượng.

Phần 3: Luyện tập, củng cố.

Bước 2: Lựa chọn thông tin đưa vào bài giảng và các phương tiện truyền tải thông tin.

Bước 3: Xây dựng kịch bản giảng dạy (phần phụ lục)

Bước 4: Thiết kế bài giảng trên máy tính cùng với phần mềm chuyên dụng

Sử dụng phần mềm PowerPoint.

Trong nội dung “Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều dài của ba đối

tượng”, thiết kế dưới dạng sử dụng phần mềm PowerPoint tất cả gồm 13

slide. Nội dung của mỗi slide được thiết kế dưới dạng phần mềm PowerPoint bao gồm các thao tác sau:

- Trước hết với màn hình 1: Gõ chữ bằng cách: Insert → Tex Box → gõ. Với hai băng giấy, trên thanh công cụ Drawing nhấn chuột vào nút Line (đường kẻ), sau đó nhấn và kéo rê con chuột từ đầu đường kẻ đến đầu điểm cuối rồi thả nút chuột rồi vào Fill color đổ màu cho băng giấy.

Ta làm hiệu ứng cho màn hình 1 bằng cách: Nháy chuột trái vào Text box → Slide show → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Whell. Với “hai băng giấy” tương tự → Diamond → OK.

- Với màn hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Ta cũng làm tương tự: Vào Drawing đến đường kẻ vẽ rồi vào Fill Color (Yellow) đổ màu cho băng giấy, sau đó tạo hiệu ứng cho các đối tượng.

Bước 5: Chỉnh sửa và đóng gói bài giảng

HAI BĂNG GIẤY DÀI BẰNG NHAU

Dài hơn Ngắn hơn Màn hình 1 Màn hình 2 Dài hơn Ngắn hơn Màn hình 3 Màn hình 4

Thừa ra Ngắn hơn Dài hơn Màn hình 5 Màn hình 6 Phần thừa ra N g Ngắn hơn Dài hơn Màn hình 7 Màn hình 8 Phần thừa ra Ngắn nhất Dài hơn Dài nhất Màn hình 9 Màn hình 10

Ngắn nhất Dài nhất Ngắn hơn Ngắn nhất Dài hơn Dài nhất Màn hình 11 Màn hình 12 Ngắn nhất Dài hơn Dài nhất Màn hình 13

Bài 3: Dạy trẻ đo độ dài của một đối tượng bằng một đơn vị đo

Đối tượng: 5 - 6 tuổi

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài học

1.Mụctiêu

- Trẻ nắm được kỹ năng đo độ dài một đối tượng. Làm quen thao tác đo. - Trẻ định lượng kích thước của vật qua thước đo. Hiểu được mối quan hệ phụ thuộc giữa “độ lớn” của thước đo với số đo kích thước của vật: “độ lớn” của thước đo càng nhỏ thì số đo kích thước vật càng lớn và ngược lại.

- Nhận biết kết quả đo bằng cách đếm và số.

- Trẻ biết cách đo một đối tượng bằng một thước đo. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, đếm.

- Trẻ chú ý lắng nghe và trẻ lời đúng câu hỏi của cô

- Trẻ hứng thú với tiết học, tích cực trong học các hoạt động 2. Hướng dẫn

Phần 1: Ôn so sánh chiều dài kích thước. Phần 2: Dạy trẻ thao tác đo.

Phần 3: Luyện tập xác định đo độ dài các kích thước đối tượng qua thước đo.

Bước 2: Lựa chọn thông tin đưa vào bài giảng và các phương tiện truyền tải thông tin.

- Mỗi trẻ một thanh nhỏ bằng gỗ hoặc nhựa mỏng làm thước đo, một băng giấy có độ dài bằng 6 lần độ dài thước đo, bút chì, phấn.

- Một băng giấy màu xanh có kích thước 30cm x 3cm và thước đo (que tính màu đỏ) có kích thước: 5cm x 2cm.

Bước 3: Xây dựng kịch bản giảng dạy (phần phụ lục)

Bước 4: Thiết kế bài giảng trên máy tính cùng với phần mềm chuyên dụng

Sử dụng phần mềm PowerPoint.

Trong nội dung “Dạy trẻ đo độ dài của một đối tượng bằng một đơn vị

đo” thiết kế dưới dạng sử dụng phần mềm PowerPoint tất cả gồm 9 slide. Nội

dung của mỗi slide được thiết kế dưới dạng phần mềm PowerPoint bao gồm các thao tác sau:

- Trước hết với màn hình 1: Với băng giấy và mẩu gỗ hình chữ nhật, trên thanh công cụ Drawing nhấn chuột vào nút Line (đường kẻ), sau đó nhấn và kéo rê con chuột từ đầu đường kẻ đến đầu điểm cuối rồi thả nút chuột rồi vào Fill color (Yellow) đổ màu cho băng giấy và hình chữ nhật.

Tạo hiệu ứng đồng thời cho màn hình 1: nháy chuột trái vào đối tượng → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Wheel → OK.

- Với màn hình 2: Băng giấy và hình chữ nhật làm tương tự màn hình 1, gõ chữ bằng cách vào Insert → Text Box → xuất hiện hộp thoại ta gõ văn bản vào đó.

Tạo mũi tên: trên thanh công cụ Drawing nhấn chuột vào nút Arrow (mũi tên). Nhấn và kéo rê con chuột từ đầu mũi tên đến đầu điểm cuối rồi thả nút chuột.

- Tạo hiệu ứng cho màn hình 2: Băng giấy và hình chữ nhật như slide 1, “Dài hơn, ngắn hơn” Insert → Text Box → xuất hiện hộp thoại ta gõ văn bản vào đó.

“Mũi tên”, nháy chuột trái vào đối tượng → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Plus → OK.

- Với màn hình 3: Tương tự màn hình 1.

Với màn hình 4: Băng giấy và hình chữ nhật vẽ tương tự như slide khác. Sau đó nhấn và giữ chuột trái đặt hình chữ nhật sát với đầu trái của băng giấy, rồi vào Drawing → Line vạch một đường kẻ đánh dấu cho đoạn vừa đo được.

Tạo hiệu ứng cho slide 4: Băng giấy làm tương tự như các slide trên. Khi đặt thước đo với băng giấy, mẩu gỗ hình chữ nhật ta làm hiệu ứng đi lên, bằng cách: nháy chuột trái vào đối tượng → Animations → Custom Animation → Motion Paths → Up → OK.

- Với màn hình 5, 6, 7, 8 ta làm tương tự.

- Màn hình 9: Đo tương tự như các slide khác. Với thẻ số “6” tạo hiệu ứng bằng cách: Insert → Text Box → xuất hiện hộp thoại ta gõ số 6 vào đó.

Tạo hiệu ứng cho số 6: nháy chuột trái vào đối tượng → Animations → Custom Animation → Add effect → Entrance → More effects → Fload → OK

Bước 5: Chỉnh sửa và đóng gói bài giảng

Dài hơn Ngắn hơn Màn hình 1 Màn hình 2 Màn hình 3 Màn hình 4

Màn hình 5 Màn hình 6 Màn hình 7 Màn hình 8 6 Màn hình 9

2.2. Một số biện pháp

2.2.1 Biện pháp 1: Nhà trường cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các lớp học, phòng học đặc biệt là các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại

Nhà trường cần cung cấp đủ trang thiết bị thiết yếu cho giờ dạy có sự hỗ trợ của CNTT như: máy tính, máy chiếu, bảng thông minh, mạng Internet,...Ngoài ra phòng học phải thiết kế phù hợp với ứng dụng CNTT trong dạy học như: Đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, khoảng cách từ máy chiếu

tới trẻ, nguồn điện...

2.2.2. Biện pháp 2: Mở các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho GVMN nhất là trình độ tin học

Điều kiện đầu tiên để ứng dụng CNTT trong dạy học thành công là GV phải nắm được chương trình, mục tiêu của môn học, xác định được nội dung kiến thức nào cần ứng dụng CNTT vào dạy học, lựa chọn phần mềm thích hợp để thiết kế bài giảng điện tử. Có như vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học mới đạt được hiệu quả cao.

Bên cạnh đó GVMN phải có một số hiểu biết nhất định về tin học như: biết tìm kiếm các tư liệu từ Internet, chỉnh sửa tư liệu, đưa tư liệu vào bài giảng, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử (phần mềm PowerPoint, Violet, Flash,...), sử dụng thành thạo các thiết bị kết nối để trình bày bài giảng (máy chiếu, bảng thông minh,...)

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài giảng điện tử cho GV đã biết và chưa biết để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư phạm khi trình chiếu bài giảng, cần xây dựng một số nội dung cơ bản về “lý luận phương pháp giảng dạy điện tử” để làm cơ sở đánh giá các bài giảng điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.

2.2.3. Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng, vận dụng các phần mềm dạy học trong dạy học các biểu tượng toán cho GV

Cần phải mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GVMN biết cách vận dụng các phần mềm như PowerPoint, Violet, Flash... để dạy học các biểu tượng toán vì dạy các biểu tượng toán thường rất khô khan, trẻ nhanh chán và học không tập trung nên:

GV phải được tham gia các lớp tập huấn và bồi dưỡng để sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học, các phương tiện Multimedia như: Video - clips, hình ảnh, âm thanh... giúp làm rõ và minh họa được sinh động nội dung bài học, đảm bảo khắc sâu và hệ thống hóa được kiến thức.

Để tiến hành một giờ học trên lớp đạt hiệu quả cao nhất, GVMN cần phải tìm hiểu khả năng nhận thức của học sinh lớp mình đang ở mức độ nào để có phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu và hiệu quả.

GV chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ càng, đầy đủ cho trẻ và đảm bảo thẩm mỹ vì các giờ dạy về kích thước thường khô khan nên GV cần sáng tạo khi tạo bài giảng điện tử, làm cho hình ảnh đưa đến trẻ trở nên sinh động, ngộ nghĩnh sẽ thu hút tập trung, hứng thú của trẻ.

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Để phát triển con người toàn diện thì việc dạy tốt tất cả các môn học là một yêu cầu không thể thiếu. Người GV không những dạy tốt môn biểu tượng Toán hình thành tri thức cho trẻ mà còn phải dạy tốt tất cả các môn học khác nhau để giúp trẻ phát triển cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để trẻ phát triển thành một con người toàn diện.

Việc dạy tốt môn Hình thành biểu tưọng Toán nói chung và Hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ nói riêng là một yêu cầu đã và đang được quan tâm song song với những môn khác. Cùng với việc đổi mới các phương pháp dạy học trong nhà trường Mầm non và môn Hình thành biểu tượng Toán được thay đổi theo hướng tích cực. GV nhiệt tình, có trình độ tay nghề, trình độ khoa học công nghệ nâng lên sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả.

Dạy học môn Hình thành biểu tượng Toán bằng phần mềm PowerPoint, góp phần tạo ra không khí học tập sôi nổi, tạo hứng thú học tập tốt ở trẻ. Giúp trẻ nắm bắt kiến thức nhanh và sâu mang lại hiệu quả cao cho giờ học.

2. Kiến nghị

Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học có rất nhiều ưu điểm, nên tôi đề xuất các cấp quản lý giáo dục tạo điều

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non (Trang 43 - 78)