Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 57 - 75)

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát diễn biến của 2 lớp và thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

 Đối với lớp thực nghiệm

HS có nhiều biến đổi rõ rệt hơn. Các em đã tích cực tham gia vào quá trình học tập hơn trƣớc. Phần lớn các em ở lớp thực nghiệm có sự tranh luận sôi nổi, nhiệt tình, hào hứng với các vấn đề đƣợc đƣa ra. HS không chỉ trả lời các câu hỏi do GV đƣa ra mà còn tự đặt ra các câu hỏi, các vấn đề mà các em còn thắc mắc.

 Đối với lớp đối chứng

HS không có sự thay đổi gì đáng kể về thái độ học tập, chƣa có sự tích cực tham gia vào quá trình học tập và còn thụ động, ngại trình bày ý kiến của mình. Điều này thể hiện rất rõ ở kết quả bài kiểm tra của cả 2 lớp.

Sau tiết giảng, chúng tôi tiến hành cho cả 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút để củng cố kiến thức, khả năng tiếp thu bài học của mỗi lớp. Và cuối cùng cả 2 lớp đƣợc kiểm tra bằng bài 45 phút, kết quả thu đƣợc ở bảng sau:

51

Bảng 2: So sánh, đối chứng kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra 15 phút và 45 phút.

Nội dung

Bài kiểm tra 15 phút Bài kiểm tra 45 phút Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 9.0 6 14.6 2 5.0 7 17.1 0 0 8.5 7 17.1 5 12.5 9 22.0 6 15.0 8.0 9 22.0 7 17.5 6 14.6 9 22.5 7.5 8 19.5 10 25.0 10 24.4 7 17.5 7.0 5 12.2 8 20.0 5 12.2 6 15.0 6.5 3 7.3 4 10.0 3 7.3 7 17.5 6.0 3 7.3 3 7.5 1 2.4 3 7.5 <6.0 0 0 1 2.5 0 0 2 5.0

Biểu đồ: Kết quả bài kiểm tra 15 phút

0 5 10 15 20 25 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 <6 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

52

Biểu đồ: Kết quả bài kiểm tra 45 phút.

Từ kết quả bảng thống kê trên cho thấy, trong cùng một nội dung giảng dạy và đối tƣợng HS là nhƣ nhau nhƣng nếu áp dụng PPDH khác nhau thì kết quả tiếp thu kiến thức của HS có sự khác nhau. Cụ thể:

Ở bài kiểm tra 15 phút:

Đối với lớp thực nghiệm, kết quả kiểm tra có 6 HS đạt điểm 9 chiếm 14.6%, số HS đạt điểm 8.5 có 7 HS chiếm 17.1%, số HS đạt điểm 8 có 9 HS chiếm 22.0%, số HS đạt 7 là 5 HS chiếm 12.2%, số HS đạt điểm 6 là 3 HS chiếm 7.3% và không có HS có điểm dƣới trung bình.

Đối với lớp đối chứng, kết quả kiểm tra có 2 HS đạt điểm 9 chiếm 5.0%, số HS đạt điểm 8.5 là 5 HS chiếm 12.5%, số HS đạt điểm 8 là 7 HS chiếm 17.5%, số HS đạt điểm 7 là 8 HS chiếm 20.0%, số HS đạt điểm 6 là 3 HS chiếm 7.5% và không có HS có điểm dƣới trung bình.

Để thấy đƣợc sự thay đổi rõ rệt khi vận dụng kết hợp PPTLN với PPNVĐ chúng tôi tiếp tục đi vào phân tích kết quả bài kiểm tra 45 phút của cả 2 lớp nhƣ sau: 0 5 10 15 20 25 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 <6 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

53

Ở lớp thực nghiệm có 7 HS đạt điểm 9 chiếm 17.1% cao hơn so với bài kiểm tra 15 phút. Ở lớp đối chứng không có HS nào đạt điểm 9. Nhƣ vậy, đã có sự thay đổi rõ rệt ở thang điểm này. Số HS đạt điểm 8.5 ở lớp thực nghiệm là 9 HS chiếm 22.0%, lớp đối chứng chỉ có 6 HS chiếm 15.0%. Đối với lớp thực nghiệm không có HS nào đạt điểm dƣới trung bình, lớp đối chứng vẫn có 1 HS đạt điểm dƣới trung bình chiếm 5.0%.

So sánh kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn so với kết quả ở lớp đối chứng. Tỷ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng và đặc biệt là không có HS bị điểm số dƣới trung bình, trong đó lớp thực nghiệm ở bài kiểm tra 15 phút có 1 HS bị điểm dƣới trung bình chiếm tỷ lệ 2.5%, còn ở bài kiểm tra 45 phút có 2 HS bị điểm dƣới trung bình chiếm 5.0%.

Kết quả nhƣ trên đã phản ánh rất rõ tính ƣu việt cũng nhƣ hạn chế của việc áp dụng PPDH mà GV đã thực hiện đối với các lớp thực nghiệm. Việc áp dụng kết hợp PPTLN với PPNVĐ trong quá trình dạy học môn GDCD ở trƣờng THPT Ngô Gia Tự, đặc biệt là trong dạy học “Bài 12 - lớp 11: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng” đã phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập của HS, các em có điều kiện trao đổi, thảo luận, tƣơng tác lẫn nhau nên nắm bắt tốt kiến thức bài học và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả. Trong khi đó, cũng bài học đấy, cùng một đối tƣợng HS, cùng một GV dạy học và môi trƣờng học nhƣ nhau nhƣng GV không sử dụng việc kết hợp hai phƣơng pháp này mà chỉ áp dụng một phƣơng pháp truyền thống là phƣơng pháp thuyết trình đã làm cho HS ít có điều kiện trao đổi bài học với nhau. Trong giờ học, đa phần HS chỉ lắng nghe và ghi chép một cách máy móc kiến thức sau đó về nhà học thuộc bài nên sự hiểu biết bài học của các em bị hạn chế chính vì thế kết quả các bài kiểm tra không cao. Nhƣ vậy, trong dạy học môn GDCD nếu GV đầu tƣ đổi mới PPDH đặc

54

biệt là kết hợp một cách khéo léo PPTLN với PPNVĐ thì sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao đƣợc chất lƣợng học tập môn GDCD của HS.

Bên cạnh việc kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS, sau các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu trƣng cầu ý kiến ở tất cả HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để tìm hiểu thái độ của các em về PPDH mà GV đã sử dụng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Nội dung câu hỏi và phƣơng án trả lời Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1.Giờ học hôm nay đối với em nhƣ

thế nào?

a. Rất thích 30 73.2 9 22.5

b. Bình thƣờng 8 19.5 21 52.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Không thích 3 7.3 10 25.0

2. Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không

a. Rất hiểu 32 78.0 8 20.0

b. Có nội dung hiểu, có

nội dung không 7 17.1 18 45.0

c. Mới hiểu đƣợc ít 2 4.9 12 30.0

d. Không hiểu bài 0 0 2 5.0

3. Em nhận xét nhƣ thế nào về thái độ học tập của các bạn trong tiết học vừa qua?

55

b. Hang say phát biểu 13 31.7 7 17.5

c. Hứng thú học tập 9 22.0 5 12.5

d. Không hứng thú 1 2.4 22 55.0

4. Em có thích giáo viên dạy theo phƣơng pháp này không?

a. Rất thích 28 68.3 5 12.5

b. Bình thƣờng 10 24.4 10 25.0

c. Không thích 3 7.3 25 62.5

Qua câu hỏi khảo sát, đối với HS chúng tôi thấy rằng:

Ở câu hỏi thứ nhất: Giờ học hôm nay đối với em nhƣ thế nào? Ở lớp thực nghiệm có 30/41 chiếm 73.2% em thích giờ học hôm nay, chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 9/40 chiếm 22.5% em thích giờ học hôm nay; 21/40 em chiếm 52.5% cảm thấy giờ học bình thƣờng, còn ở lớp thực nghiệm thì chỉ có 8/41 em chiếm 19.5% cảm thấy giờ học bình thƣờng. Điều này khẳng định, cùng một nội dung học nhƣ nhau nhƣng nếu phƣơng pháp giảng dạy khác nhau thì nội dung, ý nghĩa tác động cũng khác nhau. Điều đó chứng minh rằng, phƣơng pháp giảng dạy của GV chƣa thực sự lôi cuốn ngƣời học.

Ở câu hỏi thứ 2: Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không? Ở lớp thực nghiệm có 32/41 em chiếm 78.0% rất hiểu nội dung bài, chiếm tỷ lệ cao nhất; còn ở lớp đối chứng chỉ có 8/40 em chiếm 20.0% rất hiểu nội dung bài học, chiếm tỷ lệ thấp. Ở lớp thực nghiệm có 7/41 em chiếm 17.1% có nội dung hiểu, có nội dung không trong khi ở lớp đối chứng có 18/40 em chiếm tỷ lệ cao nhất là 45.0%. Số em không hiểu bài ở lớp thực nghiệm không có em nào, trong khi đó ở lớp đối chứng có 2 em chiếm 5.0%.

Từ những số liệu trên đây chúng tôi có thể khẳng định: Việc tiếp thu nội dung bài học nhanh hay chậm ngoài tính tích cực của HS phần lớn phụ thuộc vào phƣơng pháp giảng dạy của GV.

56

Ở câu hỏi thứ 3: Em nhận xét nhƣ thế nào về thái độ học tập của các bạn trong tiết học vừa qua? Ở lớp thực nghiệm 18/41 em chiếm 43.9% rất tích cực học, chiếm tỷ lệ cao nhất; còn ở lớp đối chứng chỉ có 6/40 em chiếm 15.0% là tích cực học, chiếm tỷ lệ thấp. Ở lớp thực nghiệm có 13/41 em chiếm31.7% hăng say phát biểu trong khi lớp đối chứng có 7/40 em, chiếm tỷ lệ thấp là 17.5%. Số em không hứng thú ở lớp thực nghiệm có 1 em trong khi đó ở lớp đối chứng có 22 em chiếm 55.0%.

Ở câu hỏi thứ 4: Em có thích giáo viên dạy theo phƣơng pháp này không? Ở lớp thực nghiệm có 28/41 em rất thích GV giảng dạy theo phƣơng pháp này, chiếm 68.3%, có 10 em cảm thấy bình thƣờng chiếm 24.4% và chỉ có 3 em chiếm 7.3% là không thích. Ở lớp đối chứng chỉ có 5 em thích GV giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12.5%, trong khi đó có 25/40 em chiếm 62.5% không thích GV giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống. Qua đây ta có thể thấy rằng, hầu hết HS đều cảm thấy thích thú khi GV sử dụng kết hợp PPTLN với PPNVĐ. Việc sử dụng phƣơng pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở các bộ môn trong trƣờng THPT Ngô Gia Tự nói riêng và các trƣờng THPT hiện nay nói chung.

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông

3.4.1. Đối với nhà trường

Sinh hoạt về đổi mới PPDH một cách có hiệu quả. Đƣợc khuyến khích sử dụng vào việc dạy học đã từ lâu nên PPDH tích cực đã đƣợc nhiều GV GDCD vận dụng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, ngƣời dạy vẫn chƣa thực sự thực hiện tốt nên tính tích cực của HS trong học tập còn hạn chế. Do đó, ban giám hiệu nhà trƣờng cần có sự quan tâm, chỉ đạo GV quán triệt việc thực hiện đổi mới PPDH ngay

57

từ đầu năm học. Đồng thời, có sự chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện, động viên và tạo điều kiện cho GV tăng cƣờng áp dụng PPDH mới.

Nhà trƣờng cần phải thƣờng xuyên kiểm tra thực hiện và quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho GV. Ban giám hiệu nhà trƣờng cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra việc thiết kế bài dạy, dự giờ thao giảng hoặc dự giờ đột xuất để nắm bắt tình hình áp dụng PPDH mới của GV, từ đó có quyết định chỉ đạo tốt hơn. Thăm dò ý kiến của HS để nhận biết phản ứng và thái độ của HS khi đƣợc học tập bằng các PPDH mới thông qua việc trao đổi trực tiếp, lấy phiếu thăm dò, kiểm tra sổ ghi đầu bài… Tổ chức chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu thảo luận các chuyên đề dạy học theo phƣơng pháp mới cho toàn bộ GV GDCD, tổ chức chỉ đạo soạn giáo án điện tử ứng dụng phần mềm dạy học. Chỉ đạo cho GV GDCD tổ chức các buổi ngoại khóa với nội dung đa dạng để HS phát huy tính tích cực của mình. Đồng thời, quan tâm đến việc bồi dƣỡng GV chuẩn và trên chuẩn, nắm đƣợc các cơ sở lý luận và thực tiễn về các PPDH đổi mới PPDH, vận dụng các PPDH hiện đại, tích cực vào dạy học từ đó tạo nên phong trào thực hiện một cách tự nguyện, tự giác và thƣờng xuyên của GV trong nhà trƣờng.

Bên cạnh đó, nhà trƣờng cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng giúp GV và HS nâng cao hiệu quả trong việc dạy học kết hợp PPTLN với PPNVĐ. Cơ sở vật chất trƣờng học chính là trƣờng lớp, phòng ốc, trang thiết bị nội thất, trang thiết bị học tập của HS, trang thiết bị dạy học của GV… Đây là những điều kiện thiết yếu để GV thực hiện quá trình dạy học. Không có nó thì quá trình dạy học không thể diễn ra, có nhƣng thiếu thì quá trình dạy học cũng diễn ra sẽ rất khó khăn, khó đạt đƣợc mục tiêu dạy học. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, nếu không đáp ứng đƣợc yêu cầu về cơ sở vật chất thì GV không thể lựa chọn phƣơng pháp tối ƣu nhất, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

đành phải bằng lòng chấp nhận với phƣơng pháp thuyết trình, đọc chép. Để thực hiện đƣợc việc kết hợp PPTLN với PPNVĐ trong dạy học môn GDCD một cách có hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần trình bày với Sở GD - ĐT để đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh các phòng học chức năng, trang bị thêm thiết bị đồ dùng dạy học. Thêm vào đó, nhà trƣờng cũng cần thƣờng xuyên tiến hành các cuộc phát động, động viên cũng nhƣ hỗ trợ GV đầu tƣ, chủ động nghiên cứu làm đồ dùng cho bài dạy, khai thác, học tập nâng cao kiến thức tin học để có thể sử dụng một cách nhuần nhuyễn có hiệu quả công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.

Tăng cƣờng vai trò tổ chuyên môn một cách sâu sát, có hiệu quả. Trên cơ sở biên chế năm học của Sở GD & ĐT cũng nhƣ sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trƣờng, tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động bám sát biên chế năm học, tổ trƣởng chuyên môn phải đƣa ra kế hoạch, quy định chung cho các thành viên trong tổ bộ môn thực hiện đúng chƣơng trình nội dung của môn học. Cần sinh hoạt chuyên môn có định kỳ một cách nghiêm túc, hiệu quả. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần quan tâm tập trung trao đổi sâu sắc vấn đề đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá đối với môn học.

Không chỉ dừng lại ở đó tổ chuyên môn phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của các GV trong tổ, thƣờng xuyên dự giờ thăm lớp, theo dõi quá trình dạy học của GV về cách thức tổ chức dạy học cho HS, kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của HS, khuyến khích, động viên GV tích cực vận dụng các PPDH mới vào bài học, mạnh dạn đƣa ra các ý kiến khen, chê một cách rõ ràng để GV nhận thấy đƣợc, rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn việc áp dụng PPDH hiện đại nói chung và kết hợp PPTLN với PPNVĐ nói riêng trong dạy học đối với môn GDCD ở trƣờng THPT hiện nay.

Ngoài ra, để thực hiện có hiệu quả việc kết hợp PPTLN và PPNVĐ cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trƣờng. Đây là

59

một biện pháp cần thiết nâng cao hơn nữa chất lƣợng giảng dạy, nâng cao và hoàn thiện hơn ý thức học tập cũng nhƣ là hoàn thiện nhân cách của bản thân. Khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng thì việc áp dụng các phƣơng pháp vào trong dạy học sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

3.4.2. Đối với giáo viên

Hiểu đƣợc tầm quan trọng và vai trò tích cực của việc đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 57 - 75)