Cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phƣơng pháp thảo luận nhóm và

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 25 - 31)

phƣơng pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trƣờng trung học phổ thông

1.2.1. Đặc điểm nội dung môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay

Môn GDCD là một môn khoa học xã hội, có vị trí đặc biệt quan trọng trong trƣờng THPT. Điều này có đƣợc từ chính đặc thù về tri thức của môn

19

GDCD đem lại. Có thể nêu lên một vài điểm riêng biệt về hệ thống tri thức của nó nhƣ sau:

Một là, nội dung tri thức môn GDCD bao gồm phạm vi kiến thức rộng lớn, bao quát toàn bộ đời sống xã hội, những tri thức này đƣợc khái quát từ những vấn đề rất gần gũi, thiết thực trong đời sống thƣờng nhật của cá nhân công dân, gia đình và xã hội đến những vấn đề lớn hơn của quốc gia, dân tộc, nhân loại. Đây là những kiến thức thể hiện tên gọi của một môn học, dạy và học để làm ngƣời công dân. Để trở thành ngƣời công dân đúng chuẩn mực xác định của ngƣời công dân Việt Nam trong thời đại mới - khỏe mạnh, tự trọng, có kiến thức, kĩ năng, có động lực học tập suốt đời, biết quan tâm tới ngƣời khác và có trách nhiệm với xã hội.

Hai là, các tri thức môn GDCD mang tính khái quát cao, tính trừu tƣợng, tính quy luật, tính lôgic chặt chẽ. Đây là những tri thức mang tính định hƣớng chính trị sâu sắc, nó trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, tƣ tƣởng của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp xác lập, củng cố định hƣớng chính trị xã hội chủ nghĩa cho HS. Toàn bộ nội dung từ lớp 10 đến lớp 12 tập trung vào việc xây dựng cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phƣơng pháp luận đúng đắn với những biện pháp và hình thức khác nhau. Những kiến thức triết học - nền tảng của thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học đã trực tiếp giúp cho HS có đƣợc định hƣớng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, biết cách giải quyết các mối quan hệ của bản thân với cộng đồng trên các lĩnh vực và ở những phạm vi khác nhau. Những kiến thức về kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật, đạo đức… trực tiếp giúp cho HS bƣớc đầu biết tìm hiểu, phân tích, đánh giá và tự rút ra kết luận đúng đắn về những vấn đề nóng bỏng của đất nƣớc về thế giới. Trên cơ sở những kiến thức đƣợc trang bị, HS có thể tự trả lời một cách khoa học, đúng đắn câu hỏi: Sống để làm gì? Sống nhƣ thế nào cho xứng đáng là ngƣời công

20

dân nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi môn học trong nhà trƣờng đều có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học và giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho HS. Song lợi thế hơn các môn khác, môn GDCD thực hiện nhiệm vụ này một cách trực tiếp. Đây là đặc điểm nói lên khả năng to lớn và trách nhiệm nặng nề của môn GDCD trong trƣờng THPT.

Ba là, tri thức của môn GDCD mang tính tích hợp, có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực khoa học khác. Phân tích chƣơng trình môn GDCD ta thấy môn học này chứa đựng nhiều loại kiến thức của các môn học khác nhau và ở một mức độ nhất định nào đó chứa đựng cả kiến thức của các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Ví dụ: nguyên lý về sự phát triển trong triết học có liên quan đến toán học, hóa học, lí học, sinh học. Khái niệm tồn tại xã hội trong triết học có liên quan tới địa lí, dân số. Tính tích hợp đòi hỏi môn GDCD không chỉ xác lập phƣơng pháp đặc thù cho cả môn học mà còn phải xác lập phƣơng pháp riêng cho từng phân môn.

Bốn là, tri thức môn GDCD gắn bó mật thiết với hiện thực, phản ánh một cách sinh động đời sống hiện thực, nếu việc dạy học tri thức môn GDCD tách khỏi thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ mất hết ý nghĩa và tác dụng. Bởi lẽ, dạy học GDCD là dạy HS trở thành ngƣời công dân có tinh thần trách nhiệm của một thành viên hữu ích cho đất nƣớc, có những kiến thức và kĩ năng cần thiết để tham gia vào một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, quá trình dạy học bộ môn phải trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện và tu dỡng của mỗi HS.

Nhƣ vậy, môn GDCD ở trƣờng THPT là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực nhƣ triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nƣớc Việt Nam. Chính vì thế mà nội dung kiến thức môn GDCD rất trừu tƣợng, khó hiểu nên để giảng dạy tốt môn

21

GDCD cho HS THPT GV cần phải biết kết hợp các PPDH với nhau để làm cho bài giảng tốt hơn. Trong đó việc kết hợp PPTLN với PPNVĐ là rất cần thiết để tạo ra một giờ học sôi nổi, giúp HS lĩnh hội đƣợc kiến thức một cách dễ dàng hơn, tạo cho các em có hứng thú học môn này.

1.2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn giáo dục công dân

Từ trƣớc đến nay HS dƣờng nhƣ không mấy mặn mà với môn GDCD, hầu hết HS đều quan niệm môn học này là môn phụ. Hơn nữa, môn học này không có mặt trong các kỳ thi quan trọng nhƣ thi tốt nghiệp hay thi đại học nên HS thƣờng học chỉ để có đủ điểm, bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu thêm kiến thức đằng sau mỗi bài học. Chính vì vậy, việc học môn GDCD rơi vào tình trạng bị động và đối phó.

Bên cạnh đó, thời lƣợng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà kiến thức thì nhiều nên HS càng cảm thấy ngại học. Không những thế, GV không có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ cho HS một nội dung, vấn đề nào đó mà HS có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn. Thời gian không nhiều, thời lƣợng chƣơng trình trong sách giáo khoa phải đảm bảo nên việc dạy học mang nặng tính “cƣỡi ngựa xem hoa”, làm sao để trả bài đầy đủ.

Hiện nay, cả ngƣời quản lý và ngƣời dạy đều chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của bộ môn đã góp phần quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của HS. Môn GDCD chƣa đƣợc xem nhƣ một công cụ để hỗ trợ cho HS, đem kiến thức học đƣợc trong nhà trƣờng vận dụng, giải quyết những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống.

Tình trạng thiếu GV giảng dạy đạt chất lƣợng cao, số GV kiêm nhiệm vẫn có và chất lƣợng thì không đồng đều, chất lƣợng giảng dạy bị giảm sút, sự đầu tƣ về chất lƣợng cho bài giảng là chƣa cao.

22

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy các PPDH tích cực hiện nay nhƣ: PPTLN, PPNVĐ, phƣơng pháp động não,… các GV rất ít sử dụng. Ngƣợc lại nhóm PPDH truyền thống nhƣ: thuyết trình, diễn giải thì GV lại sử dụng thƣờng xuyên. Do nhận thức môn GDCD là môn phụ nên nhiều GV cũng không chú trọng đến việc giảng dạy, chính vì thế mà việc kết hợp các PPDH nói chung và việc kết hợp PPTLN với PPNVĐ không đƣợc GV chú trọng.

Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy rằng cái yếu của GV chính là ở PPDH, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, khi lựa chọn PPDH, GV chƣa chú ý đến việc tìm hiểu thật kĩ nội dung để từ đó lựa chọn PPDH cho phù hợp.

Thứ hai, nhận thức của GV về PPDH, những ƣu điểm, nhƣợc điểm của

PPDH và đặc biệt là PPDH tích cực còn rất mơ hồ.

Thứ ba, về cấu trúc giờ học đa số các GV đều làm theo khuôn mẫu không tạo đƣợc điểm nhấn cho tiết học chính vì thế mà dễ gây ra tình trạng nhàm chán cho bài giảng, các em HS không tìm thấy điều gì mới lạ nên không chú tâm thậm chí thờ ơ với bài giảng của GV.

Những điểm hạn chế nói trên đã làm ảnh hƣởng đến tính tích cực nhận thức của HS và do đó làm giảm chất lƣợng học tập bộ môn.

Các GV đã có nhiều cố gắng đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng dạy và học: Tích cực đọc thêm tài liệu, học hỏi, trao đổi thêm với đồng nghiệp. Tuy vậy, trên thực tế, chất lƣợng giảng dạy bộ môn này vẫn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học. Nhiều GV và HS cho rằng việc dạy và học bộ môn GDCD có sự kết hợp PPTLN và PPNVĐ có nhiều ƣu điểm, nhƣng việc áp dụng còn nhiều khó khăn.

Trong nhà trƣờng THPT, môn GDCD là môn khoa học xã hội có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trực tiếp HS về thế giới quan và phƣơng pháp luận, về đạo đức và lối sống. Mặt khác, tri thức môn học này lại mang tính khái quát hóa rất cao, vì vậy đối với HS, việc lựa chọn và vận dụng PPDH

23

tích cực vào giảng dạy nhằm mang lại mục đích giáo dục cao nhất là điều vô cùng cần thiết. Vận dụng PPDH tích cực vào bài giảng GDCD phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản nhƣ: phát triển năng lực tƣ duy, rèn luyện quá trình nắm vững kĩ năng, kĩ xảo; phối hợp hài hòa giữa các PPDH tích cực; HS học tập một cách tích cực, chủ động và sáng tạo… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tiễn dạy học môn GDCD ở trƣờng THPT Ngô Gia Tự cho thấy, đa số GV giảng dạy bộ môn đều sử dụng các phƣơng pháp truyền thống, vì vậy, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học bộ môn để nâng cao chất lƣợng học tập môn GDCD, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện, giáo dục con ngƣời lao động mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Từ những lí do thiết thực trên tôi nhận thấy trong dạy học môn GDCD ở trƣờng THPT tất yếu phải kết hợp PPTLN và PPNVĐ một cách linh hoạt, sáng tạo; ngoài ra cần có sự kết hợp với các PPDH khác để đảm bảo cho tiến trình dạy học mang lại hiệu quả cao.

24

Chƣơng 2

QUY TRÌNH KẾT HỢP PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƢƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƢỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 25 - 31)