Quy trình chuẩn bị bài giảng

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 31 - 36)

Để thực hiện một bài lên lớp, công việc quan trọng đầu tiên của GV là phải tiến hành thiết kế bài dạy học.

Việc thiết kế phƣơng án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể (từng bài học) phải tuân theo một quy trình nhất định. Quy trình đó giúp ngƣời GV xác định đƣợc những hoạt động của thầy và những hoạt động của trò, cũng nhƣ dự kiến và hình dung đƣợc sự diễn tiến của quá trình dạy học. Quy trình đó bao gồm các bƣớc sau đây:

 Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính GV đề ra và phải thực hiện để đạt đƣợc. Để đạt đƣợc mục tiêu dạy học chúng ta cần phải thiết kế phƣơng án dạy học thích hợp cho từng nội dung cụ thể. Phƣơng án đó phải thể hiện rõ vai trò của thầy giáo trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của HS và vai trò của HS trong việc tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo tìm kiếm và thu nhận tri thức. Vì vậy, muốn thiết kế đƣợc phƣơng án dạy học cho từng bài học cụ thể trƣớc hết thầy giáo cần xác định rõ mục tiêu của tiết học.

GV cần xác định đƣợc những mục tiêu cơ bản của kiến thức, kỹ năng và thái độ mà HS phải nắm đƣợc sau các bài học trong dạy học môn GDCD. Xác định mục tiêu bài học sẽ giúp GV thiết kế đƣợc các hoạt động dạy và học, xác định đƣợc phƣơng pháp, phƣơng tiện để thực hiện mục tiêu bài học. Nếu GV

25

xác định đúng mục đích, yêu cầu, trọng tâm bài học thì việc tổ chức cho HS học tập theo cách kết hợp PPTLN và PPNVĐ mới tiến hành đúng hƣớng, đạt kết quả tốt. Đối với HS, xác định đƣợc nội dung nào là trọng tâm, cần nắm vững sẽ giúp các em chủ động, tích cực hơn trong quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức.

 Xác định nội dung trọng tâm

Nội dung trọng tâm là nội dung chính, cơ bản, mấu chốt của bài học, không thể bỏ qua hay tìm hiểu một cách sơ sài. Việc xác định đƣợc nội dung trọng tâm của bài học một cách đúng đắn sẽ giúp ngƣời dạy sử dụng PPDH một cách phù hợp. PPDH đƣợc vận dụng ở đây là kết hợp PPTLN và PPNVĐ. Tùy vào từng nội dung, kiến thức cụ thể ở mỗi bài trong dạy học môn GDCD trong trƣờng THPT để áp dụng PPTLN và PPNVĐ nhƣ thế nào cho phù hợp.

 Xác định hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học là hình thức bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa GV và HS, đƣợc thiết lập theo những cấu trúc và trình tự xác định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Thông qua những hình thức tổ chức dạy học, GV vừa có thể truyền thụ, củng cố tri thức cho HS, vừa rèn luyện cho HS thói quen vận dụng tri thức vào cuộc sống, phát triển tƣ duy lôgic, khả năng độc lập sáng tạo trong học tập của HS. Trong một hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng nhiều PPDH cụ thể với nhiều phƣơng thức phối hợp khác nhau trong quá trình tƣơng tác giữa GV và HS. Nhƣ vậy, hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài, phù hợp với điều kiện và môi trƣờng học tập nhằm làm cho quá trình dạy học đạt đƣợc kết quả tốt nhất. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có vị trí, vai trò nhất định, chúng có tác động qua lại, ảnh hƣởng và bổ sung lẫn nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong việc hình thành, củng cố và phát triển nhân cách của HS.

26

 Xác định phƣơng pháp dạy học

Trong thiết kế bài dạy học, việc lựa chọn PPDH có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lƣợng bài dạy học. Để lựa chọn PPDH thích hợp đối với bài dạy học, GV cần dựa vào những cơ sở nhƣ: mục tiêu bài học, nội dung bài học, căn cứ vào các giai đoạn của quá trình nhận thức, căn cứ vào đối tƣợng học sinh, vào điều kiện vật chất của việc dạy học và căn cứ vào năng lực, tay nghề của GV. Việc lựa chọn PPDH cần phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm hứng thú học tập cho HS.

 Xác định phƣơng tiện và tài liệu

Phƣơng tiện dạy học là công cụ hỗ trợ GV và HS, giữ vai trò trung gian để GV tác động vào đối tƣợng dạy học làm quá trình dạy - học thực hiện đƣợc tốt hơn. Để có thể khai thác tốt hiệu quả của các phƣơng tiện dạy học, chúng ta cần phải lựa chọn và sử dụng các phƣơng tiện trong dạy học. Muốn vậy, để lựa chọn và sử dụng hợp lí các phƣơng tiện dạy học cần phải căn cứ vào mục tiêu bài học, nội dung cụ thể của từng bài cũng nhƣ các PPDH mà GV sẽ sử dụng. Phƣơng tiện dạy học chủ yếu là các mô hình, sơ đồ, bảng biểu, số liệu thống kê… Có nội dung kiến thức thì cần ít, có nội dung kiến thức thì cần nhiều. Nếu không có phƣơng tiện dạy học thì không thể tiến hành quá trình dạy học, nếu có nhƣng thiếu thì kết quả dạy - học bị hạn chế. Nhƣ vậy, phƣơng tiện dạy học có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tác động của GV đến đối tƣợng dạy học là nhƣ thế nào. Học môn GDCD với những nội dung kiến thức phong phú và đa dạng, vừa mang tính lý luận, khái quát vừa thực tế gần gũi vì thế sử dụng phƣơng tiện dạy học nhƣ máy chiếu, mô hình, sơ đồ… sẽ giúp GV và HS làm sáng tỏ vấn đề một cách dễ dàng, hiệu quả. Sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu và bắt buộc phải có vì kiến thức trong sách

27

giáo khoa là kiến thức đƣợc biên soạn chuẩn. Việc soạn và giảng của GV dù có biến tấu linh hoạt nhƣ thế nào đi chăng nữa thì vẫn phải bán sát chƣơng trình sách giáo khoa. Ngoài ra còn có các loại tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên môn, sách, báo, chuẩn kiến thức, kỹ năng…

 Soạn nội dung chính của bài học

Đây chính là một phần, một bƣớc trong quá trình soạn giáo án sau khi đã xác định đƣợc mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm cũng nhƣ phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học cho quá trình dạy học. Đó là dự tính những hoạt động sẽ diễn ra trong tiết học, tƣơng ứng với mỗi phân khúc nội dung bài học sẽ có những mục tiêu nhỏ và để đạt đƣợc mục tiêu đó, GV sẽ tổ chức cho HS làm gì. Khi kết hợp PPTLN với PPNVĐ trong dạy học môn GDCD dự tính những hành động sẽ diễn ra trong tiết học ứng với mỗi nội dung cũng có nghĩa là dự tính những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thảo luận. Bởi vì trong quá trình thảo luận sẽ có rất nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau đƣợc đƣa ra. Nếu không dự tính trƣớc thì sẽ không thể giải quyết đƣợc vấn đề một cách trôi chảy, khéo léo và hợp lý. Nhƣ vậy, soạn nội dung chính của bài học sẽ giúp cho ngƣời GV đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đƣa ra kĩ năng học tập đƣợc sử dụng trong giờ, đi đúng trình tự nội dung cần truyền đạt đồng thời giúp HS hiểu và nhớ lâu hơn nội dung bài học.

2.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp sử dụng kết hợp phƣơng pháp thảo luận nhóm và phƣơng pháp nêu vấn đề

Bƣớc 1: Ổn định tổ chức lớp

Đây là thủ tục đầu tiên khi bắt đầu tiết dạy, mục đích là để kiểm tra tình hình sĩ số của lớp, nắm đƣợc lí do HS vắng mặt đồng thời quan sát và nhận xét lớp.

Bƣớc 2: Kiểm tra bài cũ

Đây là một hoạt động rất quan trọng, cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên vào đầu giờ học để hình thành thói quen học bài cũ trƣớc khi

28

đến lớp của HS, đồng thời nhằm đánh giá kết quả học bài cũ, nắm bắt thông tin phản hồi, chuẩn bị tƣ thế chủ động cho HS bắt đầu học bài mới. Hoạt động này chỉ nên tiến hành trong khoảng 5 - 7 phút. Để thu đƣợc hiệu quả cao nhất, GV nên sử dụng nhiều hình thức khác nhau chứ không nên chỉ bằng một hình thức “trả bài” sẽ rất đơn điệu, nhàm chán.

Bƣớc 3: Giới thiệu bài mới

Hoạt động này rất cần thiết vì nó thu hút sự tập trung, chú ý của HS vào chủ đề của bài học. Không có sự giới thiệu, dẫn dắt bài mới hoặc sự giới thiệu, dẫn dắt không khéo léo, lôi cuốn HS sẽ không thể xác định bài học này tìm hiểu về vấn đề gì, từ đó các em rất khó định hƣớng tƣ duy trong học tập. Vì thế, giới thiệu bài mới cần phải kết nối bài cũ và liên hệ với các sự kiện hiện tƣợng diễn ra trong cuộc sống để bài học mới trở nên thực tế và gần gũi giúp HS tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng, không nặng nề, áp lực.

Bƣớc 4: Dạy bài mới

Đây là quá trình GV vận dụng các PPDH tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. Kết hợp PPTLN với PPNVĐ, GV sẽ nêu ra một vấn đề cụ thể đồng thời tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi, phát biểu ý kiến, sau đó đúc rút lại kiến thức cần đạt của bài học. Môn GDCD ở trƣờng THPT kiến thức thƣờng mang tính lý luận, trừu tƣợng rất khó đối với HS nên GV cần dành nhiều thời gian để giảng giải kỹ lƣỡng cho HS nắm đúng bản chất vấn đề sau đó đƣa ra vấn đề để HS thảo luận, cùng trao đổi mở rộng và khắc sâu hơn kiến thức bài học. Đồng thời GV cần lựa chọn và đƣa ra các tình huống hấp dẫn ngay từ đầu để các em tự tìm tòi, sáng tạo chứ không nên diễn giảng nhiều bởi điều đó sẽ làm cho các em cảm thấy nhàm chán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp GV cần kết hợp một cách khéo léo tùy từng nội dung bài học, trình độ, đặc điểm của HS mỗi lớp. Bên cánh đó cần phân bố hợp lý thời gian cho từng phần, từng mục để tránh trƣờng hợp lên lớp bị “trống” hoặc “cháy” giáo án.

29 Bƣớc 5: Củng cố, luyện tập

Sau mỗi tiết học cần thực hiện bƣớc củng cố, luyện tập bài học vì nó sẽ giúp cho HS khái quát lại đƣợc nội dung bài học, đồng thời vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng thông qua các tình huống, câu hỏi, bài tập. Thực hiện bƣớc này cũng là để GV hƣớng dẫn HS giải quyết các bài tập khó về nhà, yêu cầu HS chuẩn bị những nội dung công việc cụ thể để học bài mới có hiệu quả. Mục tiêu của dạy học môn GDCD là thông qua các bài dạy hình thành, rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết, biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, phần luyện tập, củng cố GV nên sử dụng các phiếu bài tập, các bài tập tình huống hoặc các trò chơi nhỏ… Bởi vì các hình thức này không chỉ tăng thêm hứng thú cho HS mà còn có thể đánh giá ngay đƣợc mức độ liên hệ thực tiễn của bản thân mỗi HS là nhƣ thế nào, thông qua đó giúp các em biết đƣợc cái đúng, cái sai, cái nên tránh, cái nên làm để hoàn thiện nhận thức và nhân cách bản thân.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 31 - 36)