Quy trình kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 36 - 38)

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc. Trong dạy học, đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, làm rõ những tác động, nguyên nhân của tình hình đó để GV có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy và học đạt kết quả cao hơn. Đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình giáo dục.

Bên cạch việc đổi mới PPDH, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay cũng cần đƣợc đổi mới. Cùng với việc đổi mới, cần phải có

30

sự chuyển biến mạnh mẽ theo hƣớng phát triển trí thông minh, sáng tạo của HS, khuyến khích HS vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào tình huống thực tế. Khi đánh giá cần phải xuất phát từ mục tiêu dạy học; công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định, đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công khai… Hệ thống câu hỏi cần thể hiện sự phân hóa, có đầy đủ các cấp độ: hiểu, biết, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên cần đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo đƣợc mức độ đạt trình độ chuẩn mặt bằng về nội dung và học vấn, 30% phản ánh mức độ nâng cao dành cho HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

Từ đó có thể kết luận rằng: kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cần đƣợc tiến hành theo những quy trình nhất định là:

Một là, căn cứ vào mục tiêu dạy học và mục đích học tập để xác định mục tiêu đánh giá (Lƣợng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ… nhằm xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá và các phƣơng pháp đánh giá thích hợp).

Hai là, xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên mục tiêu đề ra và nội dung cần đánh giá đồng thời đề ra đáp án.

Ba là, tiến hành kiểm tra (phải tuân thủ đúng quy chế, nghiêm túc).

Bốn là, tiến hành chấm bài theo quy định.

Năm là, tập hợp kết quả, phân tích số liệu, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra. Nhƣ vậy, kiểm tra đánh giá có vai trò rất quan trọng. Kết quả của điều tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lƣợng đào tạo thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lƣờng. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp ngƣời học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

31

Một phần của tài liệu Sự kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay (Trang 36 - 38)