Sách giáo khoa để làm sáng tỏ triết lí sống

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 127 - 131)

“không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI A. MỞ BÀI

“Được sống làm người là vô cùng quý giá. Nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn những giá trị

mình có, sống trong sự hài hoà tự nhiên còn quý giá hơn”. Bằng trái tim nhạy cảm của một thi sĩ,

bằng trí tuệ sắc sảo của một triết gia, Lưu Quang Vũ qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng

thịt đã làm nổi bật được một triết lí nhân sinh rất giàu ý nghĩa nhân bản “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

I. Gới thiệu vài nét về tác giả

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức (bố là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận) nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của tác giả đã bộc lộ từ nhỏ. Ông đã từng phục vụ trong quân đội và từng làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ 1978 đến 1988,

ông là biên tập viên cho tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói - vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi

17. Sau đó, một nguồn lực sáng tạo đột khởi, mạnh mẽ, dồi dào đã bùng cháy dưới ngòi bút của Lưu

Quang Vũ. Với những vở kịch gây chấn động dư luận như Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi ta, Nếu

anh không đốt lửa, Khoảnh khắc vô tận… Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc

biệt của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông qua đời khi tài năng đang nở rộ (29/8/1988. trong một tai nạn giao thông thảm khốc trên quốc lộ 5 đã cướp mất một tài năng kiệt xuất cùng với người bạn đời là nữ thi sĩ tài danh Xuân Quỳnh). Trước khi là một kịch gia nổi tiếng, ông cũng đã từng làm thơ, đã sáng tác một số truyện ngắn có phong cách riêng. Năm 2000, ông được

nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hồn Trương Ba da hàng thịt (viết năm 1981

nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc.

II. Phân tích Tác Phẩm

1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt.

Vì sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào mà Trương Ba đã chết một cách vô lý. Nhưng nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba, theo lời khuyên của Đế Thích, Nam Tào và Bắc Đẩu đã cho Trương Ba sống lại bằng cách để hồn Trương Ba trú nhờ trong thể xác của anh hàng thịt. Thế là Trương Ba bị đẩy vào một nghịch cảnh đầy éo le, trớ trêu: linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. Do

phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt “một thể xác kềnh càng, thô lỗ”, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu “tự nhiên” của xác thịt. Linh hồn vốn nhân hậu, trong sạch, thanh cao, thông

minh, sắc sảo và bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia nay vì phải sống mượn , gá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc, bị tha hoá

bởi những cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể như “thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, thèm cái món tiết

canh, cổ hũ, khấu đuôi”. Thậm chí, đã có lúc hồn Trương Ba sắp ngã vào tay chị vợ anh hàng thịt

“khi ông ở bên nhà tôi… khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn

tát thằng con ông toé máu mồm, máu mũi”. Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt đau

khổ, quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác anh hàng thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích nên đã cười nhạo báng hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u đui mù ghê gớm của mình và ranh mãnh dồn hồn Trương Ba vào thế đuối

lý; hơn nữa còn ve vãn hồn Trương Ba thoả hiệp, vì theo lý lẽ của xác thịt là “chẳng còn cách nào

khác đâu” vì “cả hai đã hoà vào nhau làm một rồi!”. Trước những lý lẽ “ti tiện” không thể chấp

nhận được của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác anh hàng thịt là hèn hạ, nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh mà mình đã lâm vào,

đành nhập trở lại vào xác hàng thịt trong tuyệt vọng để từ đó đi đến giải pháp tồn tại “chung sống hoà

bình” mang tên Hồn Trương Ba da hàng thịt bằng “trò chơi tâm hồn”. Luật chơi là hồn cứ việc nghĩ

mình cao khiết, thánh thiện, thẳng thắn, làm điều gì xấu thì cứ việc đổ tội cho xác để được thanh thản. Bù lại, hồn sẽ làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát tầm thường của xác. Màn đối thoại cho thấy:

a1: Tuy Trương Ba được trả lại cuộc sống, nhưng là cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục tầm thường đồng hoá.

b1: Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và dần dần sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

c1 Từ đấy dẫn đến một triết lí sâu xa mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi tới độc giả: đã là con người

thì phải có hai phương diện linh hồn và thể xác hài hoà thống nhất với nhau. Có lẽ nào “tôi muốn

được là tôi toàn vẹn” mà lại “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Vả lại, đời sống con người

đâu chỉ gói gọn trong những nhu cầu bản năng thuần tuý? Và cũng đừng bỏ bê thân xác “mãi khổ sở,

nhếch nhác” để chỉ biết đến một thứ linh hồn chung chung trừu tượng không thuộc về một ai cả trên

cõi thế gian này. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi,

giữa khát vọng, hoài bão cao cả với dục vọng; ham muốn tầm thường, giữa phần “người” và phần “con” luôn luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong mỗi con người. “Hai hình tượng hồn Trương Ba

và xác anh hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên đại diện cho sự trong sạch, nhân hậu, thẳng thắn và khát vọng sống thanh cao xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục” (Sách giáo viên).

2. Màn đối thoại giữa Trương Ba và người thân

Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với những người thân (vợ, con dâu, cháu gái) càng làm cho ông đau khổ hơn.

ông là người vốn hết lòng thương yêu vợ con… chỉ tại bây giờ… ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa… ông bây giờ còn biết đến ai nữa?”.

b. Còn đây là đứa cháu gái vốn hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng giờ đây rất bực tức, giận dữ đã trả lời

ông qua tiếng khóc nức nở: “Nếu ông nội tôi về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Từ nay, ông

không được động vào cây cối trong vườn tôi nữa! Ông mà quý cây à?... bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt chồi non, chân ông to bè bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy… Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể cút đi!”.

c. Cô con dâu Trương Ba vốn là người hiếu thảo thấu hiểu được hoàn cảnh trớ trêu, éo le của bố

chồng, nhưng cũng chỉ biết thương cảm, xót đau mà thôi: “Thầy bảo con: cái bên ngoài là không

đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng con sợ lắm, bởi con đau đớn cảm thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần… đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”.

Thế là trú ngụ trong thân thể anh hàng thịt, Trương Ba không còn là mình nữa, không còn giữ được đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, thanh cao… Trương Ba đang bị cái thể xác ấy xâm chiếm, lấn lướt và làm tha hoá, tàn phá dần. Biết mình như vậy trong mắt người thân, hồn Trương Ba vô cùng đau khổ. Tình huống kịch lên đến đỉnh điểm thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn

và đi đến một phản kháng quyết liệt: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.

3. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích

Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh trớ trêu

đầy tính chất bi hài của mình “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” mà “tôi muốn là tôi toàn

vẹn”. Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích bằng những lời phê phán, trách cứ gay gắt

“sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng

phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết. Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá đắt quá, không thể trả được”. Đây quả là một bước ngoặt, một sự “bừng ngộ”, một cuộc cách mạng lớn lao trong

nhận thức của hồn Trương Ba mà để đi được đến đó, Trương Ba đã trải qua những thử thách, những

trải nghiệm đầy cam go, đau đớn. Đế Thích định tiếp tục việc “sửa sai” của mình và của Tây Vương

Mẫu bằng một giải pháp khác mang tính chất thoả hiệp là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tỵ. Nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, chắp vá mà theo ông

là “còn khổ hơn cái chết… Mình tôi sống giữa đám người hậu sinh, những gì chúng thích thì tôi ghét,

những gì tôi thích thì chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta… Tôi sẽ bơ vơ, lạc lõng hoặc trở nên thảm hại, đáng ghét như kẻ tham lam, một kẻ lí ra phải chết từ lâu rồi mà vẫn cứ sống, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời! Vô lý lắm! Không!”.

cho cu Tỵ. Qua màn đối thoại, ta thấy dường như Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ quyết liệt, vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Đặc biệt, qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống trọn vẹn hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách con người. Ý nghĩa nhân bản, chất thơ của Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở

đây.

4. Màn kết

Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch. Là con

người, Trương Ba vẫn “rất ham sống” nhưng kiên quyết không nhập vào hình thù ai nữa: “Tôi đã

chết rồi! Hãy để cho tôi chết hẳn!”. Hồn Trương Ba hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh

viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. “Tôi đây bà ạ!... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn

ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu”. Rồi lại gieo hạt xuống “cho mọc thành cây, những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi... trong màu xanh bất tử, cuộc sống lại tiếp tục sinh sôi nảy nở theo quy luật tuần hoàn vĩnh hằng của sự sống”. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc

quan, đồng thời vang lên bài ca về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp của sự sống đích thực.

III. KẾT LUẬN

Tóm lại, qua đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp với ý nghĩa sâu xa, giàu tính chất nhân bản: “được sống làm người quý giá thật, nhưng được

sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch

cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý” (ghi nhớ của Sách giáo khoa)

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 127 - 131)