Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm cưởi trói ch oA Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài”.

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 47 - 48)

Đáp án – Hướng dẫn làm bài

I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xem đề trên) 2. Giới thiệu nhân vật

Mị là nhân vật chính, linh hồn của tác phẩm góp phần quan trọng làm nên giá trị hiện thực, nhân đạo của thiên truyện và thể hiện tài năng phân tích tâm lí đặc sắc của Tô Hoài. Tài năng đó được bộc lộ một cách khá sinh động ở đoạn nhà văn mô tả quá trình diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm cưởi trói cho A Phủ.

II. Phân tích quá trình diễn biến tâm lí và hành động của Mị

1. Thời điểm trước lúc cắt dây trói cho A Phủ

a. Lúc đầu, Mị như thờ ơ, Mị không nói lời nào, tuy từng biết A Phủ trong cuộc “xử kiện”. Khi thấy

A Phủ bị hành hạ lần thứ hai (bị trói đứng) vì để hổ ăn thịt mất một con bò, tuy ghét kẻ độc ác (Pá Tra)

và thương A Phủ nhưng Mị vẫn lặng lẽ. “Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức thổi lửa suốt đêm…

Mấy đêm nay như thế, Mị đều thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Phải chăng, Mị là con người nhẫn tâm? Không. Vì tội các xảy ra như cơm bữa trong nhà thống lí

Pá Tra đã làm cho tâm hồn Mị ít nhiều bị chai sạn.

b. Dần dần, hình ảnh A Phủ bị trói đứng, bị rét, bị đói, có thể chết đã làm cho Mị không yên lòng, không đành lòng. Thời gian trôi đi, nỗi đau thể xác của A Phủ càng nặng, hình như càng làm cho tình

thương của Mị với A Phủ cũng tăng lên. Nhưng đêm nay, “dưới ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt

đen lại” vì đau khổ và tuyệt vọng của A Phủ. Chính dòng nước mắt “lấp lánh” kia đã chạm được đến

đáy sâu chứa tình người bị chôn vùi trong Mị. Nó làm cho Mị nhớ lại nỗi tuyệt vọng của mình ngày

trước bị A Sử trói “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được” và

nghĩ đến người đàn bà bị Pá Tra trói đến chết.

2. Hành động, tâm trạng của Mị khi cắt dây trói, giải thoát cho A Phủ

a. Từ chỗ thương mình, tâm hồn Mị dấy lên niềm cảm thông sâu sắc với những con người cùng

chung cảnh ngộ. Mị như nhìn thấy trước cái điều gì sẽ chờ đón A Phủ trong những ngày sắp tới “cơ

chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết… Người kia việc gì mà phải chết thế?”

b. Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng nếu A Phủ trốn được, Pá Tra sẽ bảo Mị cưởi trói cho nó và

sẽ chết ngay trên cọc trói. Nghĩ thế, nhưng tình thương đã lấn át tất cả “làm sao Mị cũng không thấy sợ”.

Mị sẵn sàng thế mạng cho A Phủ. Giây phút quyết định ấy là giây phút đẹp nhất trong cuộc đời Mị, nó

biến Mị thành con người cao thượng. Mị đã đi đến một hành động táo bạo: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,

cắt nút dây mây…”

3. Hành động, tâm trạng Mị sau khi cắt dây trói cho A Phủ

a. A Phủ được cởi trói thì Mị lại “hốt hoảng”. Mị chỉ thì thào nói với A Phủ cũng như tự nói với mình “Đi ngay!” rồi Mị nghẹn lại, A Phủ khuỵu xuống. Nhưng trước cái chết đang ập đến, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. “Rồi Mị cũng vụt chạy ra”… “Mị vẫn băng đi”. Đuổi kịp A Phủ, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt “A Phủ cho tôi đi … ở đây thì chết mất”.

b. Thế là “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao xuống dốc núi” trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa để

tìm lẽ sống, làm lại cuộc đời.

III. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diễn biến tâm lí của Mị được Tô Hoài mô tả rất hợp lí, logic, hiện thực và sinh động làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 47 - 48)