“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Trong nền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, nếu như Tô Hoài là nhà văn có công khai sơn phá thạch đề tài Tây Bắc thì Nguyên Ngọc (sau lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành) được xem là nhà văn đi tiên phong về đề tài Tây Nguyên. Đây là sở trường, là niềm say mê của nhà văn và ông có những đóng góp tích cực cho văn học Việt Nam về một đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa xã hội và thẩm mĩ sâu sắc.
2. Từ những năm kháng chiến chống Pháp, Nguyên Ngọc đã viết tác phẩm “Đất nước đứng lên” với
nhân vật chính là anh hùng Núp làm say mê hàng triệu độc giả. Tác phẩm được giải nhất về tiểu thuyết, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1954 – 1955. Vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, do gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, gần gũi, hiểu biết sâu sắc cuộc sống và tinh thần bất khuất, yêu tự do, gắn bó với cách mạng của nhân dân các dân tôc thiểu số trên mảnh đất này, ông đã sáng tác nên thiên truyện
nổi tiếng “Rừng xà nu”. Truyện viết vào mùa hè năm 1965, rút từ tập “Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc”. Truyện được giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965. ”Rừng xà nu” rất giàu chất
sử thi hùng tráng, trang nghiêm.
II. Khái niệm sử thi, đặc điểm
1. Giải thích khái niệm
Theo từ điển thuật ngữ văn học thì sử thi là “thơ ca lấy lịch sử làm đề tài, chép sự tích nhân vật và
truyền thuyết lịch sử”. Còn trong lí luận văn học “sử thi là một thể loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc. Nó chủ yếu biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của chính mình”.
Vói quan niệm nói trên thì “Rừng xà nu” không phải là tác phẩm sử thi mà là “bản anh hùng ca mang
đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên” (lời tiểu dẫn sách
giáo khoa).
2. Những biểu hiện của tính sử thi trong “Rừng xà nu”
a. Về đề tài, chủ đề
Tính sử thi trước hết được thể hiện ở đề tài, chủ đề. Truyện có đề tài lịch sử của làng Xô Man và nói rộng ra là của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh cách mạng chống tên đế quốc mạnh nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đây là một sự kiện trọng đại, mang tầm vóc thời đại. Qua tác phẩm, tác giả muốn nêu bật lên sức mạnh quật khởi, tinh thần và ý chí mãnh liệt không gì lay chuyển nổi của buôn
làng, của một dân tộc quyết lấy máu minh viết lên một chân lí lớn: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo”. Nghĩa là vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để giải phóng nhân dân.
b. Nhân vật
Dân làng Xô Man trong “Rừng xà nu” là một tập thể mang những phẩm chất tiêu biểu cho cộng
đồng, sống chết vì buôn làng, vì dân tộc. Đó là một tập thể anh hùng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, khát vọng tự do, tinh thần đoàn kết, bất khuất, hiên ngang, sức sống mãnh liệt.
“Rừng xà nu” được khai thác trực tiếp từ hiện thực đấu tranh của cách mạng miền Nam trong thời kì
đồng khởi và tiếp nối ở chặng đường sau của cách mạng.
Các nhân vật trong “Rừng xà nu” được cấu tạo theo nhiều lớp, nhiều thế hệ. Các nhân vật này được
hình tượng hóa, bằng những thế hệ xà nu khác nhau trong rừng xà nu bạt ngàn tít tắp tận cuối chân trời. Thế hệ già làng (tiêu biểu là cụ Mết); thế hệ thanh niên tiêu biểu là Tnú, Mai. Dít. Truyện còn hé mở cho
ta thấy thế hệ thứ ba, thế hệ của những bé Heng để hoàn thiện bức tranh về chiến tranh nhân dân, “lớp
Nét chung nhất của các nhân vật này là: phẩm chất anh hùng, mạnh mẽ. Họ đều là những con người yêu buôn làng, yêu nước, yêu dân, bất khuất, kiên trung, thủy chung với cách mạng, giàu khát vọng tự do, giải phóng, giàu sức sống.
- Yêu buôn làng, yêu nước, yêu dân sâu nặng và căm thù giặc sâu sắc, cháy bỏng. - Quyết tâm đứng lên đánh giặc, bất chấp sự khủng bố dã man của kẻ thù.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm, táo bạo tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.
Điều đặc biệt là tuy cùng phẩm chất anh hùng, nhưng mỗi người do tuổi tác, giới tính, cương vị mà những cách biểu hiện khác nhau làm nên vẻ đẹp, đặc điểm riêng rất đa dạng, sinh động và hấp dẫn.
- Cụ Mết: cụ Mết đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Theo tác giả, cụ cùng hoạt động một thời với anh hùng Núp và cả hai đều rất nổi tiếng ở hai vùng khác nhau của Tây Nguyên. Núp được phong tặng anh hùng. Cụ Mết, con người của hai thế hệ lại tiếp tục hướng dẫn, chỉ huy con cháu tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mĩ – Diệm. Cụ là một già làng sừng sững uy nghi như cây đại thụ. Cụ luôn là người đứng đầu có tác phong trang trọng, đàng hoàng, có phong thái đĩnh đạc và uy tín lớn trong làng. Cụ Mết trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa khát vọng tự do, giải phóng và trở thành linh hồn của phong trào đồng khởi của dân làng Xô Man.
+ Cụ Mết xuất hiện muộn khiến cho Tnú nóng ruột chờ đợi. Con người này có hình dáng bên ngoài
rất đặc biệt “ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và
sếch ngược… ông ở trần ngực cũng như một cây xà nu lớn. Tay rắn chắc như hai gọng kìm, giọng nói trầm vàng như cồng chiêng”. Cách nói của cụ không bao giờ khen “Tốt”. Những khi vừa ý nhất cụ chỉ nói “Được!”. Mệnh lệnh của cụ phát ra đơn giản chắc nịch:”Thế là bắt đầu! Đốt lửa lên!”.
+ Tấm lòng của cụ đối với Tnú, với dân làng và với cách mạng bao la như như núi ngàn. Nghĩa tình của cụ đối với nhân dân, đất nước như nước nguồn Tây Nguyên không bao giờ khô cạn.
+ Cụ Mết chỉ huy dân làng xông lên giết sạch bọn ác ôn trong nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi
rực sáng với chân lí thật giản dị mà sâu xa: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
+ Cụ Mết còn là con người của niềm tin, người tổ chức, tập hợp đoàn kết dân làng chống giặc.
Tóm lại, cụ Mết là người tiêu biểu, kết tinh cho tính cách quật cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung: Yêu nước thiết tha, căm thù giặc cháy bỏng, bất khuất,
kiên cường, thủy chung son sắt, giàu sức sống “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.
- Tiếp đến là thế hệ của Tnú, Mai, Dít (Tnú quyết liệt, mạnh mẽ, trung thực, ngay thẳng, căm thù như
lửa bốc cháy ngùn ngụt, giàu dũng khí, giàu sức sống… Tnú trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của tập thể người dân Tây Nguyên).
+ Dit là một cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh, trưởng thành trong đấu tranh gian khổ và trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man: Bí thư chi bộ, Chính trị viên xã đội.
+ Nét tính cách nổi bật của Dít: một cô gái có đôi mắt mở to, trong suốt, tính tình lặng lẽ, kín đáo nhưng rất gan dạ (giặc bắn để uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi nhưng vẫn binh thảnh như không), kiên quyết, nguyên tắc (kiểm tra giấy của Tnú rât kĩ, mặc dù có quan hệ thân tình), xong Dít lại là một cô gái rất giàu tình cảm (bùi ngùi, lưu luyến khi Tnú phải đi).
c. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật hùng vĩ, hoành tráng, giàu màu sắc tạo hình như khắc, như trạm, tạo thành hình, thành khối có màu sắc, mùi vị. Đặc biệt đó là hình tượng cây xà nu mang đậm màu sắc sử thi. Nó được miêu tả từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần, mang ý nghĩa tượng trưng cho
phẩm chất, vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Những cảnh “suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung
động. Và lửa cháy khắp rừng…” và đặc biệt “những đồi xà nu tiếp nối tới chân trời” mở đầu và kết thúc
truyện đã làm nền cho diễn biến câu chuyện bi hùng của Tnú và làng Xô Man thật giàu ý nghĩa thẩm mĩ và nghệ thuật
d. Ngôn ngữ của thiên truyện “Rừng xà nu” đã được Nguyễn Trung Thành viết với một giọng say
mê, trang trọng tạo nên chất thơ dào dạt, hùng tráng. Truyện được kể bên bếp lửa, các kể trang nghiêm xúc động như muốn nhắc nhở con cháu nhớ kĩ những trang sử đấm máu và nước mắt của cả cộng đồng
“Người già chưa quên, người chết quên rồi thì để cái nhớ lại cho người sống… hãy lắng mà nghe mà
nhớ… sau này tao chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu”.
- Câu chuyện của Tnú mà cụ Mết kể lại cho dân làng nghe là câu chuyện xảy ra chưa lâu, nhưng vẫn được kể như câu chuyện lịch sử, với giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng của sử thi.
22. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Nguyễn Trung Thành.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài III. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật
4. Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, là một trong những gương mặt tiêu biểu
của văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông đặc biệt thành công về đề tài Tây Nguyên. Do gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến nên ông gần gũi và hiểu biết sâu sắc cuộc sống và tinh thần quật cường, yêu tự do, trung thành với cách mạng của nhân dân các dân tộc thiểu số trên
mảng đất này của Tổ quốc. Ông đã sáng tạo nên hai tác phẩm nổi tiếng là “Đất nước đứng lên” và “Rừng
5. “Rừng xa nu” viết vào mùa hè năm 1965 rút từ tập truyện “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Tác phẩm là một bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc
chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, về cuộc chiến tranh kì diệu của họ.
6. Trong bản hợp xướng trầm hùng về tinh thần quật khởi và cuộc nổi dậy đấu tranh bất khuất của
dân làng Xô Man nói riêng, Tây Nguyên nói chung, nổi lên nốt nhạc âm vang nhất. Đó là Tnú, một nhân vật được tác giả xây dựng khá sinh động, đã kết tinh được những phẩm chất cao đẹp của người dân Xô
Man, là niềm tự hào của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
IV.Phân tích nhân vật Tnú
9. Chặng đường thứ nhất: Đấu tranh tự phát.
10.Sự xuất hiện nhân vật Tnú qua lời kể của cụ Mết với dân làng.
11.Từ thân phận mồ côi, khổ cực lớn lên trong sự che chở, đùm bọc của dân làng, Tnú trở thành
niềm tự hào của cả dân làng.
12.Như người dân Xô Man “có cái bụng thương núi, thương nước”, Tnú sớm có lòng yêu quê
hương làng xóm sâu nặng, gắn bó mật thiết với từng mảnh đất quê hương (Suốt ba năm xa nhà đi chiến đấu, lòng Tnú luôn day dứt một nỗi nhớ về tiếng chày chuyên cần, rộn rã của người dân làng Xô Man mà âm thanh của nó đã thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn anh từ thủa mới lọt lòng. Dù đã rửa ở suối rồi, Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người với những cảm giác mơn man, mát lạnh. Tình cảm này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu Đảng, yêu cán bộ của Đảng. Ngay từ nhỏ, Tnú đã
được cụ Mết, người truyền yêu ngọn lửa và khát vọng tự do cho dân làng Xô Man cho hay “Cán bộ là
Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”.
13.Vì vậy, ngay từ đầu, Tnú đã xuất hiện với phẩm chất anh hùng Tây Nguyên. Tnú là con người
gan góc, táo bạo, dũng cảm, gương mẫu đi đầu và luôn luôn quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Bất chấp sự khủng bố dã man của kẻ thù (chặt đầu những người nuôi giấu, bảo vệ cán bộ), Tnú vẫn cùng Mai tiếp nối công việc cao quý của cha anh, vào rừng bảo vệ nuôi giấu anh
Quyết – một cán bộ trung kiên của Đảng làm cho người Xô Man có thể tự hào “Năm năm, chưa hề có
một cán bộ bị giặc bắt hay giết trong rừng làng này”.
14.Tnú là người kiên trung, thủy chung với cách mạng và luôn luôn chủ động, bình tĩnh sáng suốt
xử lí trước những tình huống khẩn cấp, hiểm nguy (phân tích chi tiết Tnú rất khôn ngoan khi băng rừng qua thác như một con cá kình nhằm bảo đảm an toàn. Song vẫn có lần, kẻ thù bắt được Tnú. Tnú đã nuốt
ngay lá thư vào bụng. Bọn giặc bắt Tnú khai người nào là cộng sản. Tnú đặt tay lên bụng mình nói: “Ở
đây này”. Lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém của bọn lính. Tnú còn là con người giàu lòng tự
15.Tnú là người có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đối với quê hương, gia đình, vợ con, cán bộ Đảng thì Tnú yêu thương hết mực, với bọn giặc tàn bạo, dã man thì Tnú căm thù như lửa bốc cháy ngùn ngụt.
Nỗi đau đớn và niềm căm giận của Tnú trước cảnh quân giặc hành hạ vợ con anh và sự bất lực
của anh là đoạn văn thật bi thương, tràn đầy xúc cảm và ấn tượng “Hai con mắt anh như hai cục lửa
lớn… tay bứt đứt hàng chục trái vá mà không hay”…Hành động trả thù của Tnú quyết liệt, dứt khoát: “Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính”.
16.Tnú còn là người có tinh thần bất khuất hiên ngang trước kẻ thù (Giặc đốt mười đầu ngón tay
Tnú. “Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Anh đã cắn nát đôi môi rồi”. Nhưng Tnú vẫn cắn răng chịu đựng với tâm niệm và ý nghĩ cao đẹp của người cộng sản như anh Quyết thường nói: “Người cộng sản không
thèm kêu van”). Tnú xứng đáng là người chỉ huy đội du kích mưu trí, dũng cảm của dân làng. Còn đối
với kẻ thù, Tnú trở thành “Con cọp” nguy hiểm của núi rừng Tây Nguyên.
Cuộc đời bi tráng của Tnú làm sáng tỏ một chân lí giản dị mà sâu xa của cuộc sống: “Chúng nó đã cầm
súng, mình phải cầm giáo!”. Nghĩa là vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân
dân.
B. Chặng đường thứ hai của Tnú: Đấu tranh tự giác
Tnú đã vượt qua những bị kịch đau thương của cá nhân trở thành người chiến sĩ, người cán bộ có
tinh thần kỉ luật cao. Sau ba năm xa nhà “đi lực lượng”, tuy rất nhớ quê hương, dân làng nhưng khi được về thăm làng, anh chỉ ở lại đúng “một đêm” như trong giấy phép của cấp trên.
Nhân vật Tnú hấp dẫn độc giả bởi phẩm chất anh hùng, gây ấn tượng bởi hình ảnh bàn tay của Tnú. Hình tượng ấy có số phận riêng, gắn chặt với cuộc đời Tnú, góp phần tô đậm thêm những nét phẩm chất cao đẹp của anh.
III. Kết luận:
1. Cuộc đời Tnú là một cuộc đời đầy bi hùng. Tnú đã vượt lên trên mọi đau khổ, mọi bi kịch để
vươn lên và trường thành. Đó là con người rất mạnh mẽ, quyết liệt trong suy nghĩ và hành động.
2. Tnú là một điển hình hấp dẫn: vừa tiêu biểu cho số phận của người anh hùng Tây Nguyên trong thời đại mới, vừa phảng phất vẻ đẹp của chàng Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời.
23. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Nguyễn Trung Thành.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài V. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật
7. Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, là một trong những gương mặt tiêu biểu