Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong đoạn trích của Trường ca “ Mặt đường khát vọng”.

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 112 - 118)

Trường ca “ Mặt đường khát vọng”.

Gợi ý bài làm:

Mở bài 1: “ Đất nước” là một đề tài cao đẹp nhất của văn học kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với vốn hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca “Mặt đường

khát vọng” - 1974 đã có một khám phá thật mới mẻ và độc đáo về đất nước. Đó là đất nước của nhân

dân, của ca dao thần thoại.

Mở bài 2: Trong bản hợp xướng của thơ ca chống Mỹ, nổi lên những âm vang trầm hùng, sâu lắng

thiết tha về đất nước. Đất nước hiện lên qua màu xanh “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, trong dòng người cuồn cuộn trên “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh, “Những người đi tới biển“ của Thanh Thảo. Đất nước đó cũng rung lên mạnh mẽ khi “Tuổi trẻ không yên”, những tà “áo trắng” đã “xuống

đường” trong “Mặt đường khát vọng” (1974) của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bản Trường ca chín

chương sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ trước vận mệnh của dân tộc, ông đã giành hẳn một chương (V) để nói về đất nước:

“ Để đất nước này là đất nước nhân dân

Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”

Thân bài:

1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

2. Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã xâu chuỗi mọi cảm xúc, chi tiết, hình ảnh thơ)

Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã thấm nhuần trong cả chương thơ về “Đất nước”.

Điều mà chúng ta dễ nhận ra trước tiên là tác giả đã sử dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian. Nghĩa là văn hóa của nhân dân từ ca dao tục ngữ đến truyền thuyết, cổ tích, từ phong tục tập quán đến cuộc sống dân dã hàng ngày: miếng trầu, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột. Các chất liệu ấy đã tạo ra được một thế giới nghệ thuật hết sức quen thuộc gần gũi mà sâu xa, bay bổng của văn hóa dân gian Việt Nam bền vững và độc đáo. Đây không chỉ là sự vận dụng sáng tạo truyền thống văn hóa dân gian, mà

chính là thấm nhuần quan niệm về đất nước của nhân dân, là sự thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi ấy trong cảm hứng và sáng tạo hình ảnh thơ của tác giả.

“ Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”

Bằng giọng tâm tình như lời kể chuyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm xúc và suy tưởng của mình về đất nước. Cảm hứng có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tùy bút bằng thơ, nhưng thực ra nó vẫn có một hệ thống lập luận khá chặt chẽ rõ ràng. Tác giả đã tập trung thể hiện đất nước trên các bình diện chủ yếu sau đây: Trong chiều dài thời gian lịch sử (quá khứ xa xưa cho đến hiện tại tương lai); trong chiều rộng không gian lãnh thổ, địa lý. Và cuối cùng là trong bề dày văn hóa, tâm hồn cốt cách. Ba phương diện ấy được thể hiện trong việc gắn bó thống nhất. Nhiều khi một chi tiết đưa ra cùng nói về cả mấy phương diện ấy của đất nước. Nhưng ở bất cứ phương diện nào, thì quan niệm

“Đất nước của nhân dân” cũng là tư tưởng cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xâu chuỗi mọi cảm xúc và suy tưởng cụ

thể. Chính nhờ đó mà tác giả đã có những phát hiện mới mẻ, có chiều sâu nhiều khi ở chính những hình ảnh chất liệu quen thuộc.

3. Đất nước của nhân dân được thể hiện trong chiều dài thời gian lịch sử

Nói về lịch sử mấy ngàn năm của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không dùng những sử liệu như nhiều nhà thơ khác. Ông dùng lối kể đậm đà của dân gian:

“ Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Hình ảnh thơ phải chăng đã gợi cho ta về sự tích trầu cau từ đời Hùng Vương dựng nước xa xưa, về truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân đã đi vào lịch sử? Nghĩa là lịch sử đất nước được

đọng lại trong từng câu chuyện kể, hiện hình trong “miếng trầu bà ăn”, trong “ cây tre đánh giặc”. Hay

nói cách khác, đất nước đã nằm sâu trong tiềm thức mỗi người dân, trường tồn trong đời sống tâm hồn

nhân dân qua bao thế hệ. Đó cũng chính là “Đất nước của nhân dân”.

Vì vậy, khi nghĩ về mấy ngàn năm lịch sử của đất nước, tác giả không điểm lại các triều đại “từ Triệu,

Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập” ( Nguyễn Trãi);

“ Nước Việt nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suối”

Không nhắc lại tên tuổi những anh hùng lừng danh trong sử sách như Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung:

“ Hỡi Sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm; Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Chưa đâu! Và ngay cả những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng”

mà Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh đến muôn ngàn những con người bình dị vô danh:

“ Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ sống và chết

Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước”

Những con người vô danh ấy chính là nhân dân vô tận đã tạo dựng và gìn giữ đát nước trải qua mọi thời đại. Họ không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà còn là người sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho mọi thế hệ nối tiếp nhau:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân”

4. Đất nước ấy còn có một không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cộng đồng)

Cùng với “thời gian đằng đẵng” là “không gian mênh mông” được tạo lập từ thuở sơ khai với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ “Đất là nơi chim về. Nước là nơi rồng ở”- Một đất nước đẹp đẽ và thiêng

liêng biết bao!

Nhưng đất nước cũng là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân “Đất

là nơi anh đến trường. Nước là nơi em tắm” và đất nước ấy đã chứng kiến những mối tình đầu của biết

bao lứa đôi:

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Từ quan niệm “ Đất nước của nhân dân”, tác giả đã có những phát hiện sâu sắc và mới mẻ về vẻ đẹp

những con người bình thường ấy đã làm nên vẻ đẹp muôn đời của thiên nhiên đất nước, một vẻ đẹp không chỉ mang màu sắc gấm vóc của non sông, mà còn là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, truyền thống dân tộc:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại”

rồi “người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên”, cho đến những địa danh thật nôm na bình dị. “Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điềm”. Từ đó, tác giả đã

đi tới một nhận thức khái quát sâu xa:

“ Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

5. Đất nước trong bề dày văn hóa

Đất nước ấy còn có một bề dày văn hóa, tâm hồn cốt cách Việt nam. Cũng như hai phương diện trên, bề dày văn hóa không được nói đến qua các danh nhân văn hóa như Nguyễn trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô Thì Nhậm… mà được thể hiện trong nguồn mạch phong phú của văn hóa dân gian để nêu

lên truyền thông tinh thần và vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “Đất nước của

nhân dân, của ca dao thần thoại”. Trong các kho tàng văn hóa phong phú ấy, tác giả tìm thấy những vẻ

đẹp nổi bật của tâm hồn tính cách Việt Nam. Đó là thật say đắm và thủy chung trong tình yêu: “ Yêu

nhau từ thuở trong nôi”; “ Cha mẹ yêu nhau bằng gừng cay muối mặn”; Biết quý trọng tình nghĩa: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”. Nhưng cũng thật quyết liệt với kẻ thù: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy. Đi trả thù không sợ dài lâu”. Ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân

tộc đã được ông nói lên sâu sắc, thấm thía từ những câu ca dao đẹp- những tiếng lòng của nhân dân trải qua từng thời kỳ lịch sử.

Kết luận: Tóm lại “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là Đất nước của nhân dân, của ca dao thần

thoại. Những thi liệu dân gian đậm đà chất thơ, được kết hợp với những suy nghĩ giàu chất trí tuệ đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Đó là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu thêm cho ý niệm về Đất nước của thơ ca chống Mỹ.

“ Và cứ thế nhân dân thường ít nói

Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”

47. Đề bài: Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"

Gợi ý cách làm: Mở bài:

Trong xã hội cũ, người bóc lột người, người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp thường lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì. Đó cũng chính là bi kịch của Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng.

Thân bài:

I. Giới thiệu vài nét về tác giả,tác phẩm:

1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho của đất Bắc Ninh xưa, nay thuộc huyện ĐôngAnh, Hà Nội. Từng gắn bó với phong trào cách mạng trong các tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo từ rất sớm. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch ử để xây dựng tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc. Ông là một nhà viết kịch tài ba. Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa thâm trầm sâu sắc khi đặt ra những vấn đề có tầm triết lý.

2. “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của

nền kịch Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học gây ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Vũ Như Tô.

II.Trình bày cảm nghĩ về bi kịch nhân vật Vũ Như Tô:

1. Định nghĩa bi kịch:

Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Nhưng theo từ điển văn học, bi kịch chỉ xảy ra khi có mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân

với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương.

2.Những nét chính trong bi kịch Vũ Như Tô

a. Hiểu như định nghĩa nói trên, chúng ta thấy bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì.

b. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân của niềm khao khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một....có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”

c. Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn có nhân cách cao đẹp, có hoài bão lớn lao, có tư tưởng, lý tưởng

nghệ thuật cao cả, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn

thu còn hãnh diện” ; muốn xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất

nước. Ông mong muốn cho người đời biết những khát vọng cao đẹp của ông. Đó là ông chỉ có một hoài bão muốn tô điểm cho đất nước, đem hết tài năng ra xây cho nòi giống một toà lâu đài hoa lệ,thách cả

những công trình trước sau, tranh tinh xảo với hoá công “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì

công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai.... Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Hồn ông để cả nơi đấy. Nhìn một cách

đơn giản thì mục đích và nguyện vọng của Vũ Như Tô là hết sức cao đẹp. Nó xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Vũ Như Tô vô cùng say mê với mơ ước của mình.

d. Nhưng Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đoạ của vua

chúa, giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình Nguyễn sau này : “Vạn niên là vạn niên

nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực

của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình.Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân.

e. Nhân dân căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận kiến trúc sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.Vũ Như Tô đúng là một nhân vật bi kịch. Ông không thể nào trả lời

câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có tội? ”. Là một nghệ sĩ đầy tài năng

và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân và của cả công trình

thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình.Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo cho Vũ Như Tô, nếu không chạy trốn thì ông sẽ bị

giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi và vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên

tội? Làm gì phải trốn?”. Và vẫn hi vọng thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một phe nổi

loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn, không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. Khi tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiền và ông bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ thì ông mới bừng tỉnh, ngửa mặt

lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi Đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 112 - 118)