Bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 120 - 122)

ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Đáp án – Hướng dẫn làm bài

1. Truyện đã phản ánh được những mặt cơ bản của hiện thực xã hội Việt Nam những ngày trước

Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chỉ thông qua vài tình huống “nhặt được vợ của Tràng”, truyện đã tái hiện được bức tranh về nạn đói thê thảm của người dân Việt Nam “từ Quảng Trị đến Bắc Kì hai triệu

đồng bào ta bị chết đói” (Hồ Chí Minh). Ở đây, mở đầu truyện là cảnh “cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người… Dưới những gốc đa… Những người đói dật dờ, đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ… cứ gào lên từng hồi thê thiết”.

2. Qua đây, người đọc cũng có thể hình dung được bộ mặt thật của bọn phát xít, thực dân và tay sai

của chúng. Điều này được gói gọn trong một câu nói đầy phẫn uất của bà mẹ già “trống thúc thuế đấy.

Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ!...”.

3. Tác phẩm còn phản ánh được một hiện thực cơ bản khác. Đó là tấm lòng người dân hướng về Cách mạng và sự vận động của cuộc sống hướng vê tương lai. Giữa những tiếng trống thúc thuế đòi sưu

dồn dập là hình ảnh “những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to

lắm” vừa hiện lên trong ý nghĩ của Tràng. Nó báo hiệu một bình minh mới của Cách mạng sẽ đến.

50. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Đáp án – Hướng dẫn làm bài Các ý cơ bản cần có:

1.Giới thiệu ngắn về tác giả, tác phẩm

- Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và văn Việt Nam sau năm 1945.

- Vợ nhặt có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống “nhặt vợ” ngồ ngộ

mà đầy thương tâm, tác giả đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói 1945 cũng như khát vọng sống mạnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao của họ.

2. Giải thích khái niệm

Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin và khả năng vươn dậy của họ.

3. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính

a. Tác phẩm bộc lộ niềm đau xót thương cảm dối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta (điểm qua các chi tiết miêu tả xóm ngụ cư trong nạn đói; những xác người còng queo, tiếng quạ gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ, những nỗi lo ấu…”.

b. Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. Cần làm rõ:

- Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi”) có phần liều lĩnh, cảm giác mới mẻ “mơn

man khắp da thịt”, những sắc thái khác nhau của tiếng cười, sự “tiêu hoang” (mua hai hào dầu thắp) cảm

giác êm ái lơ lửng sau đêm tân hôn…

- Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật “vợ nhặt” (chấp nhận “theo không” Tràng, bỏ

qua ý thức về danh dự).

- Ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật (bà cụ Tứ bàn về việc đan phiên ngăn phòng, việc nuôi gà; mẹ chồng, nàng dâu thu dọn cửa nhà quang quẻ…).

- Niềm hi vọng về một cuộc đời đổi mới của các nhân vật (hình ảnh lá cờ đỏ vấn vương trong tâm trí Tràng…).

c. Tác giả thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, lòng nhân hậu của con người. Cần làm rõ:

- Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng trong sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo (đãi người đàn bà khốn khổ bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con, cùng chị ta đánh một bữa thật no nê); tình nghĩa và thái độ trách nhiệm…

- Sự biến đổi của người “vợ nhặt” sau khi theo Tràng về nhà; vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu đã

biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, mau mắn, đúng mực trong làm việc, sự ý tứ trong cách cư xử… - Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: thương con rất mực, cảm thông với tình của của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa giữa cảnh sống thê thảm…

Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước Cách mạng.

Một phần của tài liệu nghị luận văn học ôn thi đại học (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)