Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữ a2 rulô

Một phần của tài liệu khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành hợp chất chức năng trong gạo mầm từ hai giống jasmine 85 và om4900 (Trang 40 - 43)

RULÔ

Sử dụng thiết bị tách vỏ bằng máy xay đôi trục cao su (có lỗi bằng gang hoặc hợp kim nhôm). Hai trục cao su ( hai rulô) ngược chiều nhau với vận tốc khác nhau (một trục quay nhanh hơn trục kia từ 1,15÷1,25 lần). Khi cho hạt vào khe hở giữa hai rulô, nửa vỏ hạt tiếp xúc với trục quay chậm, nửa vỏ kia tiếp xúc với trục quay nhanh, làm sinh ra một lực dịch trượt xé rách vỏ trấu và tách rời khỏi nhân hạt. Quá trình tách vỏ xảy ra rất nhanh trong khe hở nhờ ma sát lớn giữa hạt và bề mặt cao su giúp giảm được hiện tượng trượt. Nhờ sự biến dạng của cao su nên những hạt có kích thước lớn có thể được tách vỏ mà vẫn không bị gãy. (Dương Thị Phượng Liên, Nhan Minh Trí, Nguyễn Chí Linh, 2013).

Hiệu suất quá trình tách vỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tính chất kỹ thuật của hạt, sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục, độ cứng của cao su, khoảng cách giữa hai rulô.Tính chất kỹ thuật của hạt, hạt sau khi xay sẽ tăng tỷ lệ nứt do ảnh hưởng áp của hai trục xay, hiệu suất xay càng cao tỷ lệ hạt nứt sẽ tăng và tỷ lệ gãy nát càng lớn, hạt có độ ẩm cao, hạt non, hạt có độ trắng trong kém thì sau khi xay tỷ lệ gãy và nứt càng nhiều. Sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục, chênh lệch vận tốc càng lớn hiệu suất tách vỏ càng lớn, tỷ lệ gãy nát lớn và trục cao su nhanh bị mài mòn. Độ cứng của cao su, trục có độ cứng thấp tỷ lệ hạt gãy ít, tỷ lệ tách vỏ không cao và dễ bị mòn, trục có độ cứng cao, tỷ lệ tách vỏ cao, tỷ lệ hạt gãy cao và trục lâu bị mài mòn. Khoảng cách giữa hai rulô, khoảng cách càng nhỏ, hiệu suất tách vỏ càng cao, tỷ lệ hạt gãy tăng, tuy nhiên đến một khoảng cách nào đó hiệu suất không tăng nữa do sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục giảm. (Dương Thị Phượng Liên, Nhan Minh Trí, Nguyễn Chí Linh, 2013).

Sự khác nhau về kích thước của hai giống lúa Jasmine 85 và OM4900, khoảng cách giữa hai rulô khác nhau trong quá trình tách vỏ, ở mỗi khoảng cách tỷ lệ hạt gạo lứt nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc khác nhau được thể hiện ở Bảng 4.1 và Bảng 4.2.

29

Bảng 4.1 Tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc sau quá trình tách vỏ của giống lúa Jasmine 85

Khoảng cách giữa hai rulô

(cm) Tỷ lệ (%) Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy Thóc 0,2 55,17b 4,24c 40,67b 0,1 83,09a 9,84d 7,07e 0,05 83,58a 12,65d 3,77e

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột biểu thị tỷ lệ theo khoảng cách giữa hai rulô có sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 4.1 Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc sau quá trình tách vỏ của giống lúa Jasmine 85 theo khoảng cách giữa hai rulô

Điều chỉnh khoảng cách khe hở ở 3 khoảng cách giảm dần 0,2 cm, 0,1 cm, 0,05 cm. Theo kết quả từ Bảng 4.1 và Hình 4.1, tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi và gạo gãy tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai rulô, tỷ lệ thóc tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa hai rulô. Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi cao khi khoảng cách giữa hai rulô nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ gạo gãy tăng làm tổn thất nguyên liệu, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế.

0 20 40 60 80 100 0.05 0.1 0.2 T ỷ l (% )

Khoảng cách giữa hai rulô (cm)

Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc sau quá trình tách vỏ

Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy

30

Khoảng cách 0,05 và 0,1cm, tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi cao và không có sự khác biệt đạt 83,56%. Tỷ lệ gạo gãy tăng từ 9,84% đến 12,65% , thóc giảm từ 7,07% còn 3,77% nhưng không có sự khác biệt. Do đó, điều chỉnh khoảng cách khe hở giữa hai rulô trong khoảng 0,05 – 0,1cm cho quá trình tách vỏ giống lúa Jasmine 85.

Bảng 4.2 Tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc sau quá trình tách vỏ của giống lúa OM4900.

Khoảng cách giữa hai rulô

(cm)

Tỷ lệ (%)

Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy Thóc

0,2 67,62b 0,96c 31,42b

0,15 92,90a 4,27b 1,94a

0,1 93,79a 6,82a 0,60a

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 4.2 Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc sau quá trình tách vỏ của giống OM4900 theo khoảng cách giữa hai rulô

Điều chỉnh khoảng cách khe hở ở 3 khoảng cách giảm dần 0,2 cm, 0,15 cm, 0,1 cm. Theo kết quả từ Bảng 4.2 và Hình 4.2, khoảng cách 0,15 cm và 0,1 cm, tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi cao và không có sự khác biệt đạt 93,79%. Tỷ lệ thóc giảm không

0 20 40 60 80 100 0.1 0.15 0.2 Tỷ lệ ( % )

Khoảng cách giữa hai rulô (cm)

Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc sau quá trình tách vỏ

Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy

31

đáng kể từ 1,94% đến 0,6%, tuy nhiên tỷ lệ gạo gãy có sự khác biệt, với khoảng cách 0,15 cm là 4,27%, và với 0,1 cm là 6,82%. Như vậy, khoảng cách 0,15 cm cho quá trình tách vỏ giống lúa OM4900.

4.2 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN NGÂM Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG (NHIỆT ĐỘ NGÂM: 30± 2OC) ĐỂ GẠO LỨT HÚT NƯỚC ĐẠT TRẠNG THÁI BÃO

Một phần của tài liệu khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành hợp chất chức năng trong gạo mầm từ hai giống jasmine 85 và om4900 (Trang 40 - 43)