Nội dung thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành hợp chất chức năng trong gạo mầm từ hai giống jasmine 85 và om4900 (Trang 32)

3.3.1 Quy trình thí nghiệm

Các thí nghiệm sẽ được tiến hành theo quy trình tổng quát:

Hình 3.1 Quy trình thí nghiệm tổng quát

Gạo lứt (120g) (2 giống khác nhau)

Ngâm trong nước (480ml) Rửa sạch tạp chất

Làm ráo nước

Cho vào khăn và bao bì plastic

Ủ ở điều kiện yếm khí và hiếu khí

Sấy khô

21

Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Thông số tối ưu của thí nghiệm trước được chọn làm cơ sở để khảo sát cho thí nghiệm tiếp theo.

Thuyết minh quy trình

Hai giống lúa OM4900 và Jasmine 85 sẽ được chọn để thực hiện các thí nghiệm. Gạo lứt thu được sau quá trình xay sẽ được bảo quản trong bao bì plastic và tồn trữ ở nhiệt độ 4oC trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm để đảm bảo tính đồng nhất của nguyên liệu.

Gạo lứt được rửa trong nước để loại bỏ các tạp chất. Sau đó gạo được ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng. Tiếp theo được làm ráo nước và cho vào khăn được làm ẩm và ủ ở 2 chế độ hiếu khí và yếm khí. Chế độ hiếu khí được ủ ở 25, 30, 37o

C. Chế độ yếm khí được ủ trong khăn ẩm và để trong túi nhựa được kép kính miệng. Gạo mầm sẽ được mang đi sấy khô ở 50oC đến độ ẩm bảo quản <13%.

3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữa 2 rulô. Mục đích Mục đích

Xác định khoảng cách giữa 2 rulô để tỷ lệ hạt gạo lứt nguyên còn phôi là tối ưu nhất.

Cách tiến hành

Lúa giống mua về được loại bỏ tạp chất, cân 200 gram cho vào máy xay với các khoảng cách giữa hai rulô khác nhau. Kết thúc quá trình xát vỏ, thu được gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc. Tiến hành phân loại và tính tỷ lệ các loại.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1.1 Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữa 2 rulô ở giống lúa Jasmine 85

Thí nghiệm được tiến hành theo phương thức kết hợp 2 nhân tố: giống lúa và khoảng cách giữa 2 rulô.

Nhân tố A : Giống lúa: Jasmine 85

Nhân tố B: Khoảng cách giữa 2 rulô (cm), có 3 khoảng cách: B1: 0,2 cm B2: 0,1 cm B3: 0,05 cm

22

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.1

Thí nghiệm 1.2 Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữa 2 rulô ở giống lúa OM4900.

Thí nghiệm được tiến hành theo phương thức kết hợp 2 nhân tố: giống lúa và khoảng cách giữa 2 rulô.

Nhân tố A: Giống lúa: OM4900

Nhân tố B: Khoảng cách giữa 2 rulô (cm), có 3 khoảng cách: B1: 0,2 cm B4: 0,15 cm B5: 0,1 cm

Số lần lặp lại: 3. Tổng số đơn vị thí nghiệm: 1x3x3 = 9 (đvtn). B1 B2 B3

Lúa giống (200g) (A1)

Tách tạp chất

Cân khối lượng

Tách vỏ

Gạo lứt

(gạo nguyên, gạo gãy, lúa) Phân loại

23

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.2

Chỉ tiêu phân tích

Xác định tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, tỷ lệ gạo gãy và tỷ lệ hạt lúa theo khoảng cách giữa 2 ru-lô. Chọn ra khoảng cách thích hợp cho giống lúa khảo sát.

3.3.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định thời gian ngâm ở nhiệt độ phòng (Nhiệt độ ngâm:

30± 2oC)để gạo lứt hút nước đạt trạng thái bão hòa.

Mục đích

Xác định thời gian ngâm thích hợp nhất để gạo lứt hút nước đạt trạng thái bão hòa.

B1 B4 B5 Lúa giống (200g)

(A2)

Tách tạp chất

Cân khối lượng

Tách vỏ

Gạo lứt

(gạo nguyên, gạo gãy, lúa)

Phân loại

24

Cách tiến hành

Cân 120g gạo lứt thu được sau khi tách vỏ, rửa qua 1 lần với nước sạch để loại bỏ tạp chất. Cho 480ml nước vào ngâm và tiến hành lấy mẫu đo pH ở các khoảng thời gian 0, 3, 6, 9, 12 giờ.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành theo một nhân tố là giống lúa. Nhân tố A: Giống lúa, có hai giống:

A1: giống OM4900 A2: giống Jasmine 85 Số lần lặp lại: 3. Tổng số đơn vị thí nghiệm: 2x3 = 6 (đvtn).

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

Chỉ tiêu phân tích

Xác định độ ẩm của hạt gạo và pH của dung dịch nước ngâm sau mỗi khoảng cách thời gian là 3 giờ.

Sau khi chọn được thời gian ngâm thích hợp nhất để gạo lứt hút nước đạt trạng thái bão hòa, sử dụng thời gian ngâm này cho thí nghiệm tiếp theo.

3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát điều kiện ủ thích hợp cho quá trình nảy mầm của gạo lứt. gạo lứt.

Thí nghiệm 3.1 Khảo sát điều kiện ủ hiếu khí

Mục đích

Xác định điều kiện ủ thích hợp nhất đến quá trình nảy mầm của hạt. Rửa sạch tạp chất

Gạo lứt (120g)

Ngâm trong nước (480ml)

Xác định độ ẩm của hạt gạo

25

Cách tiến hành

Cân 120g gạo lứt, rửa sạch tạp chất, ngâm vào 480ml nước trong 6 giờ, vớt ra đem ủ trong điều kiện hiếu khí và yếm khí với các khoảng thời gian 16 giờ, 20 giờ và 24 giờ ở các nhiệt độ 25, 30, 37oC .

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành với phương thưc kết hợp 2 nhân tố là giống lúa và nhiệt độ ủ Nhân tố A: Giống lúa, có 2 giống lúa:

A1: OM4900 A2: Jasmine 85 Nhân tố D: Nhiệt độ ủ (oC):

D1: 25 oC D2: 30 oC D3: 37 oC

26

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.1

Chỉ tiêu phân tích

Xác định tỷ lệ nảy mầm ở từng nhiệt độ và thời gian ủ. Chọn ra nhiệt độ tốt nhất cho hạt gạo lứt nảy mầm và tiến hành phân tích các thành phần chức năng trong hạt gạo mầm ở khoảng nhiệt độ đó.

Thí nghiệm 3.2 Khảo sát điều kiện ủ yếm khí ở 37oC

Mục đích

Xác định điều kiện ủ thích hợp nhất đến quá trình nảy mầm của hạt.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành với sự thay đổi 2 nhân tố là giống lúa và thời gian ủ. Nhân tố A: Giống lúa, có 2 giống lúa:

A1: OM4900 A2: Jasmine 85 Nhân tố E: Thời gian ủ (giờ):

A1 A2

Rửa sạch tạp chất Gạo lứt (120g) (2 giống khác nhau)

Ngâm trong nước (480ml)

Xác định tỷ lệ nảy mầm

D1 D2 D3 D1 D2 D3

27 E1: 16 (giờ) E2: 20 (giờ) E3: 24 (giờ)

Số lần lặp lại: 3. Tổng số đơn vị thí nghiệm: 2x3x = 6 (đvtn) Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.2

Chỉ tiêu phân tích

Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt gạo lứt và tiến hành phân tích các thành phần chức năng trong hạt gạo mầm.

Gạo lứt (2 giống khác nhau)

Ngâm trong nước Rửa sạch tạp chất

A1 A2

F FF

28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH TÁCH VỎ THEO KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 RULÔ RULÔ

Sử dụng thiết bị tách vỏ bằng máy xay đôi trục cao su (có lỗi bằng gang hoặc hợp kim nhôm). Hai trục cao su ( hai rulô) ngược chiều nhau với vận tốc khác nhau (một trục quay nhanh hơn trục kia từ 1,15÷1,25 lần). Khi cho hạt vào khe hở giữa hai rulô, nửa vỏ hạt tiếp xúc với trục quay chậm, nửa vỏ kia tiếp xúc với trục quay nhanh, làm sinh ra một lực dịch trượt xé rách vỏ trấu và tách rời khỏi nhân hạt. Quá trình tách vỏ xảy ra rất nhanh trong khe hở nhờ ma sát lớn giữa hạt và bề mặt cao su giúp giảm được hiện tượng trượt. Nhờ sự biến dạng của cao su nên những hạt có kích thước lớn có thể được tách vỏ mà vẫn không bị gãy. (Dương Thị Phượng Liên, Nhan Minh Trí, Nguyễn Chí Linh, 2013).

Hiệu suất quá trình tách vỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tính chất kỹ thuật của hạt, sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục, độ cứng của cao su, khoảng cách giữa hai rulô.Tính chất kỹ thuật của hạt, hạt sau khi xay sẽ tăng tỷ lệ nứt do ảnh hưởng áp của hai trục xay, hiệu suất xay càng cao tỷ lệ hạt nứt sẽ tăng và tỷ lệ gãy nát càng lớn, hạt có độ ẩm cao, hạt non, hạt có độ trắng trong kém thì sau khi xay tỷ lệ gãy và nứt càng nhiều. Sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục, chênh lệch vận tốc càng lớn hiệu suất tách vỏ càng lớn, tỷ lệ gãy nát lớn và trục cao su nhanh bị mài mòn. Độ cứng của cao su, trục có độ cứng thấp tỷ lệ hạt gãy ít, tỷ lệ tách vỏ không cao và dễ bị mòn, trục có độ cứng cao, tỷ lệ tách vỏ cao, tỷ lệ hạt gãy cao và trục lâu bị mài mòn. Khoảng cách giữa hai rulô, khoảng cách càng nhỏ, hiệu suất tách vỏ càng cao, tỷ lệ hạt gãy tăng, tuy nhiên đến một khoảng cách nào đó hiệu suất không tăng nữa do sự chênh lệch vận tốc giữa hai trục giảm. (Dương Thị Phượng Liên, Nhan Minh Trí, Nguyễn Chí Linh, 2013).

Sự khác nhau về kích thước của hai giống lúa Jasmine 85 và OM4900, khoảng cách giữa hai rulô khác nhau trong quá trình tách vỏ, ở mỗi khoảng cách tỷ lệ hạt gạo lứt nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc khác nhau được thể hiện ở Bảng 4.1 và Bảng 4.2.

29

Bảng 4.1 Tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc sau quá trình tách vỏ của giống lúa Jasmine 85

Khoảng cách giữa hai rulô

(cm) Tỷ lệ (%) Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy Thóc 0,2 55,17b 4,24c 40,67b 0,1 83,09a 9,84d 7,07e 0,05 83,58a 12,65d 3,77e

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột biểu thị tỷ lệ theo khoảng cách giữa hai rulô có sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 4.1 Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc sau quá trình tách vỏ của giống lúa Jasmine 85 theo khoảng cách giữa hai rulô

Điều chỉnh khoảng cách khe hở ở 3 khoảng cách giảm dần 0,2 cm, 0,1 cm, 0,05 cm. Theo kết quả từ Bảng 4.1 và Hình 4.1, tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi và gạo gãy tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai rulô, tỷ lệ thóc tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa hai rulô. Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi cao khi khoảng cách giữa hai rulô nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ gạo gãy tăng làm tổn thất nguyên liệu, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế.

0 20 40 60 80 100 0.05 0.1 0.2 T ỷ l (% )

Khoảng cách giữa hai rulô (cm)

Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc sau quá trình tách vỏ

Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy

30

Khoảng cách 0,05 và 0,1cm, tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi cao và không có sự khác biệt đạt 83,56%. Tỷ lệ gạo gãy tăng từ 9,84% đến 12,65% , thóc giảm từ 7,07% còn 3,77% nhưng không có sự khác biệt. Do đó, điều chỉnh khoảng cách khe hở giữa hai rulô trong khoảng 0,05 – 0,1cm cho quá trình tách vỏ giống lúa Jasmine 85.

Bảng 4.2 Tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi, gạo gãy và thóc sau quá trình tách vỏ của giống lúa OM4900.

Khoảng cách giữa hai rulô

(cm)

Tỷ lệ (%)

Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy Thóc

0,2 67,62b 0,96c 31,42b

0,15 92,90a 4,27b 1,94a

0,1 93,79a 6,82a 0,60a

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 4.2 Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc sau quá trình tách vỏ của giống OM4900 theo khoảng cách giữa hai rulô

Điều chỉnh khoảng cách khe hở ở 3 khoảng cách giảm dần 0,2 cm, 0,15 cm, 0,1 cm. Theo kết quả từ Bảng 4.2 và Hình 4.2, khoảng cách 0,15 cm và 0,1 cm, tỷ lệ gạo lứt nguyên còn phôi cao và không có sự khác biệt đạt 93,79%. Tỷ lệ thóc giảm không

0 20 40 60 80 100 0.1 0.15 0.2 Tỷ lệ ( % )

Khoảng cách giữa hai rulô (cm)

Tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc sau quá trình tách vỏ

Gạo nguyên còn phôi Gạo gãy

31

đáng kể từ 1,94% đến 0,6%, tuy nhiên tỷ lệ gạo gãy có sự khác biệt, với khoảng cách 0,15 cm là 4,27%, và với 0,1 cm là 6,82%. Như vậy, khoảng cách 0,15 cm cho quá trình tách vỏ giống lúa OM4900.

4.2 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN NGÂM Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG (NHIỆT ĐỘ NGÂM: 30± 2OC) ĐỂ GẠO LỨT HÚT NƯỚC ĐẠT TRẠNG THÁI BÃO NGÂM: 30± 2OC) ĐỂ GẠO LỨT HÚT NƯỚC ĐẠT TRẠNG THÁI BÃO HÒA

Gạo lứt thường có độ ẩm từ 10,5 – 13%. Ngâm gạo lứt để tạo điều kiện cho độ ẩm của gạo đạt trạng thái bão hòa, đảm bảo quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn.

Gạo lứt sau khi loại bỏ tạp chất được ngâm trong nước ở nhiệt độ thường, thời gian được bố trí là 0, 3, 6, 9, 12 giờ, mẫu được ngâm sau mỗi khoảng thời gian sẽ được tiến hành sấy để xác định hàm lượng ẩm gạo lứt đã hút vào.

Bảng 4. 3 Sự thay đổi hàm lượng ẩm của hai giống Jasmine 85 và OM4900 trong quá trình ngâm ở nhiệt độ phòng (30 ± 2 oC)

Thời gian ngâm (giờ)

Hàm lượng ẩm (%) Giá trị ẩm trung bình theo

thời gian ngâm

Jasmine 85 OM4900 0 12,46 11,72 12,09c 3 27,75 29,45 28,59b 6 29,42 33,77 31,60a 9 29,46 33,85 31,66a 12 29,53 34,01 31,77a Giá trị ẩm trung bình theo giống lúa 25,72b 28,56a

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc một hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

32

Hình 4.3 Hàm lượng ẩm của gạo lứt với giống Jasmine 85 và OM4900 trong quá trình ngâm ở nhiệt độ phòng

Ở giai đoạn đầu của quá trình ngâm gạo lứt từ 0 đến 3 giờ độ ẩm tăng rất nhanh, do lúc này chênh lệch giữa độ ẩm trong hạt và bên ngoài hạt cao nên độ ẩm được chuyển nhanh vào trong hạt, từ 3 – 6 giờ độ ẩm của gạo bắt đầu tăng chậm dần và gần đạt điểm bão hòa là 29,42% đối với giống Jasmine 85 và 33,77% đối với giống OM4900, do lúc này các phân tử tinh bột hút nước trương nở làm khoảng cách giữa các phân tử nhỏ lại nên hút nước chậm lại.

Theo kết quả thống kê, từ 6 giờ trở đi độ ẩm của hạt tăng không đáng kể, hạt hút ẩm đạt trạng thái gần như bão hòa. Từ kết quả đó chọn thời gian 6 giờ là thời gian hạt hút nước bão hòa tốt nhất, đây là thời gian được chọn cho thí nghiệm tiếp theo, vì nếu ngâm hạt càng lâu trong nước sẽ làm mất nhiều các chất dinh dưỡng tan trong nước và tạo điều kiện cho sự phát triển của vi sinh vật.

Ngoài ra trong quá trình ngâm gạo sẽ mất một số hợp chất hòa tan trong gạo, quá trình trao đổi chất đào thải CO2 và một phần chuyển hóa thành ethanol, lớp bụi bên ngoài hạt gạo cũng được rửa trôi. Các hợp chất bị mất đi gồm các polysaccharide, protein và các hợp chất tan trong nước (Wijngaard et al., 2005). Theo Banchuen et al. (2010), hàm lượng nước hút vào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm và mỗi giống lúa có những đặc điểm hút nước khác nhau. Do đó, từ kết quả thống kê ở trên cho thấy khả năng hút nước của giống lúa Jasmine 85 và OM4900 là khác nhau, và có sự khác biệt ý nghĩa. 0 10 20 30 40 0 3 6 9 12 pH

Thời gian ngâm (giờ)

Hàm lượng ẩm của hai giống gạo lứt Jasmine 85 và OM4900

Jasmine 85 OM4900

33

Bảng 4.4 Khảo sát pH của dung dịch ngâm của hai giống từ lúc bắt đầu ngâm đến thời điểm hạt gạo lứt hút nước đạt trạng thái bão hòa

Thời gian ngâm (giờ)

pH dung dịch

Giá trị ẩm trung bình theo

thời gian ngâm

Jasmine 85 OM4900 0 6,31 6,23 5,92a 3 6,10 5,99 6,05b 6 5,95 5,9 6,27c Giá trị ẩm trung bình theo giống lúa 6,12b 6,04a

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc một hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 4.4 pH của dung dịch ngâm của hai giống Jasmine 85 và OM4900 từ lúc bắt đầu ngâm đến thời điểm hạt gạo lứt hút nước đạt trạng thái bão hòa

Một phần của tài liệu khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành hợp chất chức năng trong gạo mầm từ hai giống jasmine 85 và om4900 (Trang 32)