Thí nghiệm 1: Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữ a

Một phần của tài liệu khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành hợp chất chức năng trong gạo mầm từ hai giống jasmine 85 và om4900 (Trang 33 - 35)

Mục đích

Xác định khoảng cách giữa 2 rulô để tỷ lệ hạt gạo lứt nguyên còn phôi là tối ưu nhất.

Cách tiến hành

Lúa giống mua về được loại bỏ tạp chất, cân 200 gram cho vào máy xay với các khoảng cách giữa hai rulô khác nhau. Kết thúc quá trình xát vỏ, thu được gạo nguyên còn phôi, gạo gãy, thóc. Tiến hành phân loại và tính tỷ lệ các loại.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1.1 Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữa 2 rulô ở giống lúa Jasmine 85

Thí nghiệm được tiến hành theo phương thức kết hợp 2 nhân tố: giống lúa và khoảng cách giữa 2 rulô.

Nhân tố A : Giống lúa: Jasmine 85

Nhân tố B: Khoảng cách giữa 2 rulô (cm), có 3 khoảng cách: B1: 0,2 cm B2: 0,1 cm B3: 0,05 cm

22

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.1

Thí nghiệm 1.2 Khảo sát quá trình tách vỏ theo khoảng cách giữa 2 rulô ở giống lúa OM4900.

Thí nghiệm được tiến hành theo phương thức kết hợp 2 nhân tố: giống lúa và khoảng cách giữa 2 rulô.

Nhân tố A: Giống lúa: OM4900

Nhân tố B: Khoảng cách giữa 2 rulô (cm), có 3 khoảng cách: B1: 0,2 cm B4: 0,15 cm B5: 0,1 cm

Số lần lặp lại: 3. Tổng số đơn vị thí nghiệm: 1x3x3 = 9 (đvtn). B1 B2 B3

Lúa giống (200g) (A1)

Tách tạp chất

Cân khối lượng

Tách vỏ

Gạo lứt

(gạo nguyên, gạo gãy, lúa) Phân loại

23

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.2

Chỉ tiêu phân tích

Xác định tỷ lệ gạo nguyên còn phôi, tỷ lệ gạo gãy và tỷ lệ hạt lúa theo khoảng cách giữa 2 ru-lô. Chọn ra khoảng cách thích hợp cho giống lúa khảo sát.

Một phần của tài liệu khảo sát điều kiện nảy mầm tối ưu cho quá trình hình thành hợp chất chức năng trong gạo mầm từ hai giống jasmine 85 và om4900 (Trang 33 - 35)