Hình 3.1: Biểu đồ Pareto 3953.853 3663.446 3382.850 2203.562 1928.852 1357.849 1128.271 853.561 763.300 386.555 - 500.000 1000.000 1500.000 2000.000 2500.000 3000.000 3500.000 4000.000 4500.000 DƯ NỢ QUÁ HẠN DƯ NỢ QUÁ HẠN
Thông qua phân tích biểu đồ Pareto ta có thể kết luận, những yếu tố gây ra RRTD tại VCB có mức từ cao xuống thấp như sau: Trình độ quản lý kém, thiếu kinh nghiệm; sử dụng vốn sai mục đích; tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch; cơ chế chính sách; môi trường kinh tế biến đổi; không có thiện chí trả nợ; không thích ứng với thay đổi trên thị trường; năng lực quản trị của ngân hàng; môi trường tự nhiên thiên tai; nguyên nhân chủ quan từ
CBTD.
- Một trong những yếu tố quyết định và ngân hàng cần phải chú trọng trong chính sách quản trị RRTD, đó là yếu tố “Trình độ quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm”. Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, người tiêu dùng không quản lý được dòng tiền của mình nên mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
- “Sử dụng vốn sai mục đích”. Khách hàng vay mục đích kinh doanh nhưng lại lấy tiền vay từ ngân hàng để đi đầu tư bất động sản, chứng khoán, dẫn đến rủi ro mất thanh khoản, không có thu nhập để thanh toán cho ngân hàng.
- “Tài chính yếu kém, thiếu minh bạch”. Đây được xem là yếu tố khách hàng cố tình che lấp thông tin tài chính hiện trạng của mình, làm báo cáo tài chính không trung thực đểđi vay vốn tại ngân hàng.
- Cơ chế chính sách: Những thay đổi trong có chế chính sách điều hành về lãi suất, tỷ giá, xuất nhập khẩu, … của Nhà nước; các loại thuế áp dụng cho ngành, DN; Các mức ưu đãi về thuế; Mức lãi suất cho vay hỗ trợđặc biệt so với lãi suất cho vay thương mại; Hạn ngạch xuất khẩu, … sẽ đưa đến nhưng thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Môi trường kinh tế biến đổi: Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền kinh tế thế giới, Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và
hội nhập quốc tế, Sự tấn công của hàng nhập lậu, … sẽ có những ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của khách hàng.
- Không có thiện chí trả nợ: Trong quá trình quan hệ vay vốn với ngân hàng, khách hàng vay xong nhưng đến ngày thanh toán thì lại không nhớ hoặc cố tình quên, không có thiện chí hợp tác trong quá trình trả nợ cho ngân hàng.
Trong số 10 nhóm rủi ro trên thì cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý. Tuy nhiên trong đó cần tập trung vào 6 nhóm rủi ro đầu tiên theo thứ tự trên. Vì 20% dạng rủi ro này gây ra 80% hậu quả. Trong mỗi nhóm rủi ro có mức độ ảnh hưởng khác nhau, do vậy cần sử dụng các công cụ khác nhau để phòng ngừa rủi ro phù hợp.
Kết quả phân tích cho thấy 80% RRTD tại VCB là từ 06 nguyên nhân: Trình độ quản lý kém, thiếu kinh nghiệm; sử dụng vốn sai mục đích; tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch; cơ chế chính sách; môi trường kinh tế
biến đổi; không có thiện chí trả nợ.
Sử dụng phương pháp chuyên gia và phân tích thực tế, ta thấy:
Bảng 3.2: Bảng thống kê các nguyên nhân gây ra rủi ro
Nguyên nhân chính Nguyên nhân thứ cấp
Năng lực quản lý
kém, thiếu kinh
nghiệm
- Trình độ chuyên môn kém
- Không am hiểu về thị trường - Không quản lý được nhân sự
- Không quản lý được tài chính Sử dụng vốn sai
mục đích
- Đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính - Đầu tư vào bất động sản, chứng khoán - Cho vay tín dụng đen
Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch
- Không có báo cáo kiểm toán
- Sử dụng báo cáo tài chính không trung thực - Kê khai khống hồ sơ chứng từ
- Hợp thức hóa chứng từ
Cơ chế chính sách
- Các quy định mới được ban hành gây bất lợi - Những thay đổi trong có chế chính sách điều hành về lãi suất, tỷ giá, xuất nhập khẩu, … của Nhà nước - Các loại thuế áp dụng cho ngành, DN;
- Các mức ưu đãi về thuế;
- Mức lãi suất cho vay hỗ trợđặc biệt so với lãi suất cho vay thương mại;
- Hạn ngạch xuất khẩu
- Các hỗ trợ của Chính phủ về cơ sở hạ tầng, đào tạo; - Lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại của Việt Nam và các chính phủ các nước khác
Môi trường kinh tế
biến đổi
- Các thay đổi trong chu kỳ kinh tế
- Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền kinh tế thế giới
- Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế - Sự tấn công của hàng nhập lậu Không có thiện chí trả nợ - Thiện chí trả nợ - Uy tín ban lãnh đạo - Động cơ, mục tiêu vay - Tâm lý chiếm dụng vốn - Vốn tự có thấp - Chế tài chưa nghiêm - Ý thức hợp tác, trả nợ - Trách nhiệm trả nợ
Biểu đồ Pareto cho thấy thứ tự ưu tiên cần giải quyết. Tuy nhiên ta cần xác định nguồn gốc của nguyên nhân chính như tại Bảng 3.2 - Bảng các nguyên nhân rủi ro.
Rủi ro tín dụng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm những nguyên nhân có thể định lượng và những nguyên nhân định tính, nhưng rất quan trọng. Từ kết quả này ta có thể thiết lập các tham số để làm cơ sở xây dựng thang điểm hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ. Trên cơ sở hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng có thể tính toán được xác xuất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi theo từng khoản vay, mức độ tổn thất dự kiến, từ đó xác định chính sách tín dụng khác nhau đối với mỗi khách hàng. Ngoài ra, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ còn là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo đó 6 nguyên nhân
đã xác định là các vấn đề quan tâm trước hết và là tham số có trọng số lớn trong đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Thông qua bảng số liệu thống kê rủi ro trong quá khứ cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà ngân hàng phải đối mặt, ngoài ra số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ
còn cho phép nhà quản trị rủi ro có thể lập dự toán tổng chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Ngoài các công cụđo lường như trên thì ngân hàng còn có thể áp dụng mô hình điểm số Z, phương pháp ước tính tổn thất tín dụng và phương pháp trích lập dự phòng (R = max {0, (A - C)} x r) để xác định mức độ rủi ro tín dụng từ đó ngân hàng đưa ra những biện pháp kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro.