3.3.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
Đầu tƣ FDI vào Đà Nẵng ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tƣ phát triển KT-XH. Từ năm 1989 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã thu hút 312 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,73 tỷ USD. Trong đó vốn thực hiện 1,5 tỉ USD đạt 45,54% so với tổng vốn đăng ký, chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 1997-2007 và duy trì ở mức 14% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội từ 2008 đến nay (trong giai đoạn này nhiều dự án về bất động sản của các doanh nghiệp trong nước triển khai đầu tư nên cơ cấu vốn FDI giảm). Sau thời kỳ suy giảm FDI vào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, nguồn vốn FDI vào Đà Nẵng trong những năm gần đây đã phục hồi và ngày càng tăng cao. Đặc biệt từ 2006 đến 2012, Đà Nẵng thu hút hơn 2 tỉ USD, tăng gấp 2 lần so với cả giai đoạn trƣớc (1997 - 2007) và chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội trong hơn 25 năm qua.
72
Đến tháng 2 năm 2015, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Đà Nẵng, trong đó đứng đầu về số vốn là các nhà đầu tƣ đến từ British Virgin Islands, chỉ với 22 dự án nhƣng tổng vốn đầu tƣ đăng ký lên tới 985,5 triệu USD. Kế đến là Hàn Quốc có 719,2 triệu USD trên tổng số 36 dự án. Đứng thứ ba là Hoa Kỳ, đầu tƣ 28 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký gần 351 triệu USD. Đứng thứ tƣ là Malaysia có 14 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 341 triệu USD. Nhật Bản dẫn đầu về số dự án FDI tại Đà Nẵng với 67 dự án, tổng vốn đầu tƣ đứng thứ 5/39 với 283,1 triệu USD. Còn lại là một số quốc gia khác.
Nguồn vốn FDI không những tạo ra nguồn đầu tƣ trực tiếp mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tƣ trong nƣớc, mở rộng sản xuất, kích thích nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc gia tăng đáng kể thông qua việc đầu tƣ vào hạ tầng, dịch vụ hoặc các ngành sản xuất nguyên liệu, phụ kiện, bao bì, vận tải, khai thác có hiệu quả đất đai, nhà xƣởng, máy móc; đồng thời góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… Ngoài ra, cùng với việc tăng tỷ trọng vốn FDI trong đầu tƣ phát triển tòan xã hội, cũng đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận nguồn vốn FDI thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm và khoa học quản lý, tiếp cận công nghệ hiện đại tiên tiến và mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế cho cộng đồng doanh nghiệp trong nƣớc nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong cơ cấu vốn đầu tƣ FDI, tỷ trọng nhóm công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1989 - 2007. Trong công nghiệp, nhóm công nghiệp chế biến là nhóm có tốc độ tăng trƣởng mạnh nhất, chiếm 60%. Ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đầu tƣ của FDI.
Từ năm 2008 đến nay, FDI chuyển dịch theo hƣớng thƣơng mại, dịch vụ du lịch và các khu nghỉ dƣỡng cao cấp. Trong cơ cấu nguồn vốn FDI hiện nay,
73
khu vực bất động sản, khu nghỉ dƣỡng cao cấp, dịch vụ thƣơng mại tăng cao hơn vốn đầu tƣ trong công nghiệp chế biến, chiếm gần 70%, phù hợp với định hƣớng cơ cấu kinh tế của thành phố (dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp).
Thứ ba, FDI góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng quan hệ và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu tăng cao và tƣơng đối ổn định. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của thành phố ngày càng tăng.
Bảng 3.2: So sánh giá trị xuất khẩu khu vực FDI với giá trị xuất khẩu thành phố Đà Nẵng
Năm Giá trị Xuất khẩu FDI
(1000 USD)
Giá trị Xuất khẩu thành phố (1000 USD) Tỷ lệ (%) 2000 59.410 235.326 25,25 2001 76.335 266.520 28,64 2002 78.401 249.030 31,48 2003 80.520 260.824 30,87 2004 95.208 309.243 30,79 2005 94.652 348.575 27,15 2006 110.841 377.372 29,37 2007 142.064 469.582 30,25 2008 169.944 575.287 29,54 2009 196.199 509.125 38,54 2010 338.570 633.685 53,43 2011 418.314 770.862 54,27
(Nguồn: Niên giám thống kê) [15, tr.4-5]
74
chiếm 25,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn Thành phố. Đến năm 2011, giá trị xuất khẩu của khối FDI (418,3 triệu USD) chiếm 54,2% so với giá trị xuất khẩu của toàn thành phố (bảng 3.2).
Thứ tư, FDI đóng góp cho tăng thu ngân sách.
Trƣớc năm 2000, các doanh nghiệp FDI đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi về thuế, tiền thuê đất theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong giai đoạn này khu vực FDI đóng góp cho ngân sách còn khiêm tốn, dƣới 100 tỷ đồng/năm. Từ năm 2006 đến nay, các ƣu đãi cho khu vực FDI đã thống nhất thực hiện theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ nên các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng (Bảng 3.3; Bảng 3.4).
Bảng 3.3: So sánh GDP khu vực FDI với GDP của toàn thành phố Đà Nẵng
Năm GDP FDI (tỷ đồng) GDP toàn thành phố (tỷ
đồng) Tỷ lệ (%) 2000 264,356 3.390,199 7,8 2001 295,093 3.804,941 7,76 2002 331,305 4.282,947 7,74 2003 384,941 4.823,427 7,98 2004 430,139 5.460,211 7,88 2005 486,795 6.236,308 7,81 2006 491,069 6.776,118 7,25 2007 541,268 7.544,078 7,17 2008 778,771 9.373,561 8,31 2009 842,698 10.477,876 6,13 2010 1.146,230 11.826,591 9,69 2011 1.313 13.114,895 10,01
75
Thứ năm, FDI đã tạo việc làm cho người lao động.
Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là một yêu cầu quan trọng đối với chủ trƣơng thu hút FDI. Lao động đƣợc tuyển dụng vào các doanh nghiệp FDI đều đƣợc tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo nghề của thành phố và đƣợc các doanh nghiệp FDI đào tạo bổ sung khi tuyển dụng. Do đó, các doanh nghiệp FDI góp phần tạo ra lực lƣợng lao động lành nghề cho thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp FDI đƣa lao động Việt Nam sang đào tạo tại nƣớc ngoài (Công ty Mabuchi của Nhật).
Bảng 3.4: Doanh thu và nộp ngân sách của khu vực FDI tại Đà Nẵng
(giai đoạn 2009-2014)
Năm Doanh thu (triệu USD) Nộp ngân sách (triệu USD) 2014 715 78.6 2013 465.5 53.8 2012 415 18.5 2011 410 16.5 2010 350 15.7 2009 319.4 15.2
(Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng)
Lực lƣợng lao động quản lý đã tiếp thu đƣợc phƣơng pháp quản lý tiên tiến, hiện đại của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, phù hợp với cơ chế thị trƣờng.
Các doanh nghiệp FDI hiện đã và đang góp phần tích cực giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lực lƣợng lao động. Thông qua làm việc trong các doanh nghiệp FDI, lực lƣợng cán bộ, công nhân Việt Nam đƣợc đào tạo và đào tạo lại, đội ngũ lao động này có điều kiện học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, cách thức điều hành, quản lý tiên tiến, tác phong công
76
nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Điều đó đã tác động đến các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng đầu tƣ trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đó là nguồn lực đáng quý phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Đà Nẵng.
Hiện tại, các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng đã thu hút hơn 41.000 lao động. Họ đƣợc tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo nghề của thành phố và đƣợc các doanh nghiệp FDI đào tạo bổ sung khi tuyển dụng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
3.3.2.2. Mặt trái của FDI tại Đà Nẵng
Thứ nhất, FDI gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường tại Đà Nẵng.
Tác động tiêu cực rõ nhất của một số dự án FDI ở Đà Nẵng là gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp FDI do vi phạm về bảo vệ môi trƣờng đã bị chính quyền thành phố buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động để xử lý. Ngoài ra,việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm, cần đƣợc quan tâm. Những tổn hại gây ra cho môi trƣờng nhƣ chất thải, ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí... trong các doanh nghiệp FDI chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và khắc phục có hiệu quả, một phần do doanh nghiệp nhận thức vấn đề mang tính đối phó, một phần do các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa có biện pháp hay chế tài cụ thể để xử lý nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Thứ hai, vấn đề đời sống lao động tại doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng.
Mặc dù thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, song yếu tố giá cả thị trƣờng, tình hình tăng ca, quyền lợi ngƣời lao động chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng nên đã xảy ra tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãng công ở một số doanh nghiệp.
Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vi phạm những quy định về lao động còn phổ biến nhƣ không có quy chế lao động phù hợp luật pháp, kéo dài thời gian tập
77
sự, trả lƣơng không đúng ngạch bậc theo quy định của pháp luật. Mặt khác, ngƣời sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài còn thiếu hiểu biết luật pháp Việt Nam.
Ngoài ra, việc tuyên truyền luật pháp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đúng đối tƣợng nên hiệu quả chƣa cao.
Thứ ba, vấn đề cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.
Những doanh nghiệp FDI, đặc biệt là những công ty xuyên quốc gia có ƣu thế về vốn, công nghệ, trình độ sản xuất, quản lý với thƣơng hiệu đã có uy tín trên thế giới nên sản phẩm của họ sản xuất ra lấn át, dẫn đến doanh nghiệp trong nƣớc mất dần thị trƣờng, dễ lâm vào tình trạng phá sản (ví dụ nhƣ công ty bia Sông Hàn đã phải bán lại cho công ty bia Foster’s của Australia do sản phẩm bia của địa phƣơng không cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng).
Thứ tư, vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của các doanh nghiệp FDI.
FDI chƣa tạo đƣợc động lực phát triển nhanh, bền vững cho kinh tế địa phƣơng. Hiệu quả của các doanh nghiệp FDI còn thấp, giá trị gia tăng chƣa cao, còn hiện tƣợng chuyển giá trong hoạt động đầu tƣ, đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh không lành mạnh
Tại Đà Nẵng, một số doanh nghiệp FDI theo hình thức liên doanh, phía đối tác nƣớc ngoài dùng nhiều thủ đoạn nâng cao giá thành sản phẩm thông qua quảng cáo, mua nguyên vật liệu từ nƣớc ngoài dẫn đến tình trạng thua lỗ giả. Thậm chí, ở một vài doanh nghiệp FDI, công ty mẹ chƣa góp đủ vốn theo đăng ký nhƣng doanh nghiệp FDI lại đi vay với lãi suất cao từ công ty mẹ và vẫn đƣợc tính trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ năm, một số vấn đề xã hội phát sinh từ đầu tư nước ngoài.
Thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp FDI có sự chênh lệch lớn giữa ngƣời quản lý và ngƣời lao động trực tiếp. Thu nhập của ngƣời lao động
78
trong các doanh nghiệp FDI cũng cao hơn so với lao động của doanh nghiệp trong nƣớc cùng ngành nghề. Do đó, tạo ra sự cách biệt về thu nhập, đời sống giữa các tầng lớp trong xã hội. Khu vực FDI có xu hƣớng thu hút nhân lực giỏi từ khu vực doanh nghiệp trong nƣớc và cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
Các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là dệt may, giầy da sử dụng nhiều lao động mà chủ yếu từ vùng nông thôn. Do vậy, một bộ phận dân cƣ từ nông thôn của thành phố và một lƣợng lớn lao động từ các tỉnh lân cận đổ về Đà Nẵng gây sức ép về chỗ ở, y tế, an ninh trật tự.
Đời sống ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chƣa thật đảm bảo. FDI đầu tƣ vào những ngành sử dụng nhiều lao động, mặc dù thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, song yếu tố giá cả thị trƣờng, tình hình tăng ca, quyền lợi ngƣời lao động chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng nên đã xảy ra tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãng công ở một số doanh nghiệp. Vấn đề này đã ảnh hƣởng đến đời sống, thu nhập của ngƣời lao động và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
79
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
4.1. Những nhân tố tác động đến thu hút FDI của Đà Nẵng trong thời gian tới.
4.1.1. Bối cảnh khu vực và thế giới.
4.1.1.1. Mặt tích cực
Xu hƣớng hồi phục và tăng trƣởng trở lại của kinh tế thế giới ngày càng rõ nét;
Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế mạnh mẽ và đi vào chiều sâu bên cạnh xu hƣớng hợp tác, hòa bình và hữu nghị;
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào cuối năm 2015;
Theo nghiên cứu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD), tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài toàn cầu trong năm 2014 đạt khoảng 1.620 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013 và có xu hƣớng tăng trong những năm tới. Theo UNCTAD, các nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Việt Nam) vẫn dẫn đầu về việc thu hút dòng vốn FDI, với số vốn đầu tƣ lên đến hơn 800 tỷ USD, chiếm 54% tổng lƣợng vốn FDI toàn thế giới, tăng 6% so với năm 2013. UNCTAD cũng dự báo, bất chấp những rủi ro trong các nền kinh tế trên toàn thế giới, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo lần lƣợt là 1.700 tỷ USD trong năm 2015 và 1.800 tỷ USD vào năm 2016 [32].
4.1.1.2. Mặt hạn chế
Bối cảnh khu vực và thế giới trong năm 2015 tiếp tục tiềm ẩn nhiều xung đột; giá dầu biến động khó kiểm soát.
4.1.2. Bối cảnh Việt Nam.
4.1.2.1. Mặt tích cực:
Triển vọng kinh tế Việt Nam nhìn tổng thể, sẽ đi vào tăng trƣởng ổn định, thể hiện qua những đặc điểm nổi bật, là:
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định;
80 Thị trƣờng bất động sản có thể đi lên;
Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp có thể trở thành xu hƣớng trong chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới;
Một chu kỳ tăng trƣởng kinh tế mới có thể hình thành.
4.1.2.2. Mặt hạn chế:
Về các rủi ro, hạn chế, ràng buộc phải tính đến để giảm thiểu tác động nhƣ những xung đột tiềm ẩn. Sự biến động của giá dầu theo chiều hƣớng đi xuống sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách của Việt Nam.
Việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ các nền kinh tế mới nổi nhƣ Lào, Myanmar là thách thức trong việc tạo ra đột phá về thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong một vài năm tới.
Khi chính thức gia nhập AEC cuối 2015 thì VN sẽ chứng kiến rất nhiều thay đổi, bao gồm cả những cơ hội, triển vọng và thách thức.
Để nền kinh tế có bƣớc đột phá, thúc đẩy tăng trƣởng trong hiện tại và tạo tiền đề cho tăng trƣởng trong các năm tiếp theo thì thành phố Đà Nẵng cần phải đƣa ra đƣợc những quan điểm, định hƣớng thu hút FDI phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
4.2. Quan điểm, định hƣớng thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng
4.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của Đà Nẵng đến năm 2020
4.2.1.1 Quan điểm phát triển
Nâng cao nhận thức đối với chủ trƣơng tăng cƣờng thu hút và quản lý vốn FDI đã đƣợc khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là: “Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trƣờng và tăng